Phát triển các loại hình văn hóa đa dạng, có bản sắc và có tính độc

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KINH TẾ - XÃ HỘI THỦ ĐÔNHIỆM KỲ ĐẠI HỘI XVI (2015-2020)VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2025,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 59 - 60)

IV. Tổng quan về kinh nghiệm phát triển kinh tế-xã hội trong và ngoài nước

4.4. Phát triển các loại hình văn hóa đa dạng, có bản sắc và có tính độc

đáo

4.4.1. Văn hóa là yếu tố khơng thể thiếu trong phát triển bền vững

Lịch sử phát triển loài người cho thấy, ở bất kỳ thời kỳ nào, với bất kỳ quốc gia nào, địa phương nào, con người đóng vai trị quyết định với q trình sản xuất, mà trước hết, họ là một thực thể văn hóa. Các kết quả nghiên cứu cũng đều chỉ ra rằng, kinh tế muốn phát triển bền vững, quản trị nhà nước muốn được tốt thì phải có một nền tảng văn hóa tinh hoa, tiên tiến. Đúng như định nghĩa phổ biến nhất về văn hóa - những gì cịn sót lại khi đã mất đi tất cả. Văn hóa thể hiện những gì sâu lắng nhất, bản chất nhất của một con người, của một cộng đồng, của một địa phương và của một quốc gia.

Thời hiện đại, sự phát triển của một số quốc gia ở Ðông Á cho thấy một số bài học cần tham khảo. Như Nhật Bản và Hàn Quốc, một trong các yếu tố cơ bản trực tiếp góp phần làm nên nhịp độ phát triển nhanh chóng của hai quốc gia này là đã biết phát huy các đặc điểm ưu việt của nền văn hóa truyền thống vào q trình phát triển, thơng qua hệ thống giáo dục và hoạt động văn hóa có đầu tư thích đáng về con người và phương tiện vật chất.Khơng ngẫu nhiên, UNESCO khẳng định rằng, nước nào tự đặt cho mình mục tiêu phát triển kinh tế mà tách rời khỏi mơi trường văn hóa thì nhất định sẽ xảy ra mất cân đối nghiêm trọng cả về kinh tế lẫn văn hóa, và tiềm năng sáng tạo của những dân tộc ấy sẽ bị suy yếu rất nhiều.

Hình 2. Văn hóa với phát triển bền vững

Nguồn: Dessein và các cộng sự (2015)

Dù chứa đựng một số giá trị mang tính nhân loại phổ biến, thì khi nói đến văn hóa của mỗi dân tộc, là nói tới đặc trưng riêng, tới hệ thống giá trị văn hóa riêng của dân tộc đó. Ðiều đó có ý nghĩa hết sức quan trọng trong thời kỳ cách mạng khoa học và công nghệ, trước xu thế tồn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ.Trong xã hội hiện đại, con người phải được xã hội tạo điều kiện và phải tự mình xây dựng yếu tố nền tảng của văn hóa là sự hiểu biết, là tri thức, kinh nghiệm, là phong cách ứng xử, là nhận thức về cống hiến và hưởng thụ… trong quá trình học tập, lao động để duy trì, phát triển cuộc sống. Các yếu tố này, nếu được khai thác, phát huy sẽ trở thành một động lực to lớn đối với sự phát triển kinh tế.

Càng ngày người ta càng nhận thức rõ rằng, sự phát triển của một nền kinh tế không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào mức độ tăng trưởng kinh tế với các chỉ tiêu định lượng GNP, GDP theo bình quân đầu người…, mà còn phụ thuộc vào chất lượng cuộc sống, vào sự giàu có cả về vật chất và tinh thần.Khi đi tìm nhân tố đảm bảo cho sự phát triển bền vững của con người, các nhà nghiên cứu đã chuyển sự chú ý sang văn hoá. Họ ngày càng hiểu rằng, văn hoá, mà cái cốt lõi là phẩm chất nhân đạo của sự phát triển, giữ một ý nghĩa to lớn đối với sự tiến bộ của xã hội loài người và đối với đời sống của từng con người.Sự phát triển kinh tế của một đất nước chỉ có thể được coi là bền vững khi nó bám rễ vững chắc vào truyền thống văn hố dân tộc và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hố của nhân loại.

4.4.2. Phát triển kinh tế dựa trên văn hóa địa phương

Xu thế kết hợp tăng trưởng kinh tế với văn hố như một q trình thực tiễn nhân văn đang và sẽ diễn ra trong bối cảnh hợp tác và đấu tranh vì sự phát triển. Xu thế ấy tuy không diễn ra đồng đều ở các quốc gia và khu vực, nhưng ngày càng trở thành thách thức sống còn đối với các xã hội đương đại. Văn hóa đóng góp cho tiến bộ kinh tế trong vơ số cách. Văn hóa địa phương là nền tảng của các ngành cơng nghiệp văn hóa và sáng tạo, các hoạt động xuyên suốt xã hội, văn hóa và kinh tế.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KINH TẾ - XÃ HỘI THỦ ĐÔNHIỆM KỲ ĐẠI HỘI XVI (2015-2020)VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2025,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w