Các phương án tăng trưởng đến năm 2045

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KINH TẾ - XÃ HỘI THỦ ĐÔNHIỆM KỲ ĐẠI HỘI XVI (2015-2020)VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2025,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 124)

TT Chỉ tiêu Phương án 1 Phương án 2 Phương án 3

1 Tốc độ tăng GRDP, %

Giai đoạn 2026-2035 8,5 9,0 9,0

Giai đoạn 2036-2040 6,0 8,0 8,5

Giai đoạn 2041-2045 5,0 6,0 7,5

2 GRDP năm 2045, tỷ USD 420 507 557

3 GRDP/người năm 2045, USD 36.340 43.800 48.100 Phương án 1 được đề xuất lựa chọn, cụ thể như sau:

Giai đoạn 2026-2035:

Trên cơ sở môi trường đầu tư, kinh doanh tiếp tục thuận lợi; kịch bản kinh tế vĩ mô ổn định, công cuộc chuyển đổi kinh tế số của Việt Nam thành cơng và Hà Nội có những cơ chế, chính sách phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế để phát triển. Sau khi có nền tảng cơ sở kinh tế để khai thác, phát huy tiềm lực và dư địa phát triển của khu vực Hà Nội mở rộng, kinh tế Thủ đô giai đoạn 2026-2035 có thể đạt đến tốc độ tăng trưởng GRDP 02 con số (trên 10%/năm); tuy nhiên, để phát triển bền vững, ngay từ giai đoạn đầu cất cánh vẫn phải dành nguồn lực để bảo vệ môi trường, đồng thời phát triển hài hịa các lĩnh vực văn hóa, xã hội. Dự báo, giai đoạn 2026-2035 tốc độ tăng trưởng GRDP đạt khoảng 8,5%/năm. Đến năm 2035, quy mô GRDP đạt khoảng 212 tỷ USD; GRDP/người (giá hiện hành) đạt khoảng 534 triệu đồng (tương đương 20.130 USD).

Tương ứng với giai đoạn này, kịch bản GDP của cả nước tăng 7-7,5%. Quy mô GDP năm 2035 đạt khoảng 1.190 tỷ USD; GDP/người (giá hiện hành) năm 2035 đạt khoảng 11.180 USD.

(2) Giai đoạn 2036-2040:

Kinh tế phát triển dần đi vào ổn định. Quy mô GRDP ngày càng lớn, đến năm 2040 đạt khoảng 309 tỷ USD; Tốc độ tăng trưởng GRDP trung bình khoảng 6,0%/năm; GRDP/người (giá hiện hành) năm 2040 khoảng 765 triệu đồng (tương đương 27.810 USD).

Tương ứng với giai đoạn này, kịch bản GDP của cả nước tăng trung bình 5,5%/năm. Quy mơ GDP năm 2040 đạt khoảng 1.696 tỷ USD; GDP/người (giá hiện hành) năm 2040 đạt khoảng 15.700 USD.

(3) Giai đoạn 2041-2045:

Kinh tế tiếp tục phát triển ổn định. Quy mô GRDP năm 2045 khá lớn, đạt khoảng 420 tỷ USD. Tốc độ tăng GRDP có xu hướng chậm dần và ổn định, GRDP tăng trung bình khoảng 5,0%/năm. GRDP/người (giá hiện hành) năm 2045 đạt khoảng 1.036 triệu đồng (khoảng 36.340 USD).

Tương ứng với giai đoạn này, kịch bản GDP của cả nước tăng trung bình 4,5%/năm. Quy mơ GDP năm 2045 đạt khoảng 2.251 tỷ USD; GDP/người (giá hiện hành) năm 2045 đạt khoảng 20.640 USD.

2.2.3. Một số chỉ tiêu chủ yếu

a) Chỉ tiêu kế hoạch 5 năm 2021-2025

Trên cơ sở cập nhật một số chỉ tiêu phù hợp yêu cầu thực tiễn, các chương trình, đề án đang triển khai thực hiện và phương án tăng trưởng lựa chọn nêu ở trên, chỉ tiêu phát triển KT-XH chủ yếu đề xuất như sau (xem Phụ lục 3):

Tăng trưởng GRDP (cách tính mới) bình qn: giai đoạn 2021-2025 khoảng 7,5-8,0% (trong đó: dịch vụ 7,5-8,1%; cơng nghiệp - xây dựng 9,0-9,5%; nông nghiệp 2,0-2,5%; thuế sản phẩm 5,1-5,4%).

Cơ cấu kinh tế năm 2025: dịch vụ 63,7-64,0%; công nghiệp - xây dựng 23,4- 23,7%; nông nghiệp 1,4-1,5%; thuế sản phẩm 11,0-11,2%.

GRDP bình quân/người: năm 2025 khoảng 200-205 triệu đồng (tương đương 8.100-8.300 USD).

Huy động vốn đầu tư phát triển: giai đoạn 2021-2025 đạt 3,14-3,23 triệu tỷ đồng.

Tỷ trọng kinh tế số trong GRDP trên 25%. Tốc độ tăng năng suất lao động từ 6,5-7,0%.

Tỷ lệ huyện đạt chuẩn nông thôn mới: 100%; Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu: 30%. Thành phố hồn thành mục tiêu xây dựng nơng thơn mới.

Tỷ lệ tổ dân phố được công nhận và giữ vững danh hiệu Tổ dân phố văn hóa: 75%; thơn, làng được công nhận và giữ vững danh hiệu Thơn, Làng văn hóa: 65%; gia đình được cơng nhận và giữ vững danh hiệu Gia đình văn hóa: 86-88%.

Tỷ lệ trường cơng lập (Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông) đạt chuẩn quốc gia: 80-85%.

Số giường bệnh/vạn dân: 30-35; số bác sỹ/vạn dân: 15; duy trì 100% xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 75-80%. Tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ: 55-60%.

Tỷ lệ thất nghiệp thành thị: dưới 3%.

Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chuẩn của Thành phố cuối nhiệm kỳ: dưới 0,5%.

Tỷ lệ đơ thị hóa: 60-62%; tỷ lệ diện tích phủ kín của các quy hoạch chung, quy hoạch phân khu: 100%.

Tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch: 100%.

Tỷ lệ các chất thải và nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn về môi trường: Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị và nông thôn đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn: 100%;

Tỷ lệ chất thải nguy hại được xử lý: 100%; tỷ lệ chất thải y tế được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường: 100%;

Tỷ lệ cụm cơng nghiệp (đang hoạt động và xây dựng mới) có trạm xử lý nước thải: 100%;

Tỷ lệ nước thải đô thị được xử lý: 45-50%; tỷ lệ nước thải làng nghề được xử lý: 100%.

Tỷ lệ cung cấp dịch vụ công trực tuyến: Mức 3 duy trì 100%; Mức 4 phấn đấu đạt 50-60%.

Chỉ tiêu định hướng đến năm 2030

Dân số năm 2030: Khoảng 9,83 triệu người.

Tăng trưởng GRDP giai đoạn 2026-2030: Duy trì ở mức 8,5%.

Cơ cấu GRDP năm 2030: Ngành dịch vụ chiếm 70% trở lên; ngành nông nghiệp dưới 1,2%.

GRDP bình quân/người năm 2030: Khoảng 328 triệu đồng (tương đương gần 12.800 USD).

Tỷ trọng tổng vốn đầu tư phát triển trong GRDP giai đoạn 2026-2030: Khoảng 44%.

Chỉ tiêu tầm nhìn đến năm 2045

Dân số năm 2045: khoảng 11,58 triệu người.

Tăng trưởng GRDP trung bình cả giai đoạn 2026-2045: khoảng 7%/năm. Tỷ trọng tổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn 2026-2045: khoảng 38,2% GRDP.

Cơ cấu GRDP năm 2045: ngành dịch vụ là chủ đạo với cơ cấu khoảng 80%; ngành nơng nghiệp cịn dưới 1%.

GRDP bình quân/người năm 2045 (giá hiện hành): khoảng 1.000-1.040 triệu đồng (tương đương 36.000-40.000 USD).

Cụ thể các chỉ tiêu xem các Phụ lục 3,4,7a,b,c.

2.3. Dự báo một số cân đối lớn giai đoạn 2021-2025

2.3.1. Thu - chi ngân sách

Tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn giai đoạn 2021-2025 dự kiến là 1.766-1.792 nghìn tỷ đồng (giai đoạn 2016-2020 ước đạt 1.184,36 nghìn tỷ đồng), trung bình 353-358 nghìn tỷ đồng/năm và tăng 7%/năm.

Dự kiến tổng chi khoảng 777-788 tỷ đồng. Tái cơ cấu chi theo hướng giảm chi thường xuyên, tăng chi đầu tư xây dựng; dự kiến chi thường xuyên đến năm 2025 còn khoảng 48-50% tổng chi; đến năm 2030 ổn định khoảng 45-48% tổng chi.

2.3.2. Vốn đầu tư

Thu hút tổng vốn đầu tư phát triển: Để đảm bảo GRDP giai đoạn 2021-2025

tăng từ 7,5-8,0%/năm, tổng vốn đầu tư xã hội cần huy động khoảng 3,14-3,23 triệu tỷ đồng. Trong đó, vốn đầu tư khu vực nhà nước chiếm khoảng 32-32,5%; vốn đầu tư khu vực ngoài nhà nước khoảng 51,5-52,0%, vốn đầu tư nước ngoài khoảng 15,5-16% (xem Phụ lục 7d).

Chi ngân sách cho đầu tư phát triển: Dự kiến từ 388-410 nghìn tỷ đồng

nghìn tỷ đồng (dự kiến cân đối bố trí cho các dự án XDCB tập trung khoảng 65- 70%, trong đó 45-48% dành cho các cơng trình trọng điểm; khoảng 15% cho các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu thành phố và hỗ trợ các huyện; khoảng 15-20% cho các quỹ, trả nợ và dự phòng).

2.3.3. Sử dụng đất

Cơ cấu sử dụng đất tiếp tục thay đổi theo hướng giảm diện tích đất nơng nghiệp. Dự kiến đến năm 2025, diện tích đất nơng nghiệp cịn khoảng 165 nghìn ha, chiếm 49,1% tổng diện tích đất tự nhiên; trong đó, chuyển đổi khoảng 1/3 đất trồng lúa (30 nghìn ha) sang các hình thức sử dụng khác có hiệu quả hơn. Thực hiện đấu giá khoảng 2-3 nghìn ha tạo nguồn vốn đầu tư hồn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng khung, hạ tầng đồng bộ các khu đô thị vệ tinh.

2.3.4. Lao động, việc làm

Dự kiến đến năm 2025, quy mô dân số của Hà Nội hơn 9 triệu người (tăng 1,8%/năm), trong đó, lực lượng lao động khoảng 49% (đến năm 2025 khoảng 4,30- 4,35 triệu lao động). Mỗi năm có gần 100 nghìn lao động tăng thêm (lao động ngoại tỉnh vào Thành phố trung bình khoảng 50 nghìn người). Mỗi năm cần tạo ra khoảng 150 nghìn việc làm để đảm bảo tỷ lệ thất nghiệp dưới 3%. Dự kiến tỷ trọng lao động trong ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản trong tổng lao động xã hội dưới 10%.

2.3.5. Khoa học, công nghệ

Đảm bảo tổng chi ngân sách hàng năm cho khoa học, công nghệ khoảng 2%. Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao công nghệ; năng lực tiếp cận cuộc CMCN 4.0; cải thiện chỉ số sáng tạo của Thành phố;… nhằm nâng cao mức đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP). Ưu tiên sử dụng công nghệ hiện đại, sạch và thân thiện với mơi trường, cơng nghệ rơ-bốt (Roboticcs), trí tuệ nhân tạo (AI), internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), công nghệ viễn thơng 5G, điện tốn đám mây, cơng nghệ tài chính (FinTech), cơng nghệ chuỗi khối (Blockchain), công nghệ in 3D,…

III. Nhiệm vụ chủ yếu và các khâu đột phá 3.1. Nhiệm vụ chủ yếu phá 3.1. Nhiệm vụ chủ yếu

Phát huy tiềm năng và thế mạnh của Thủ đô, tận dụng mọi nguồn lực cùng với lợi thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chú trọng phát triển kinh tế tri thức, thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh, bền vững; hiện đại hóa các ngành, lĩnh vực kinh tế; phát triển các lĩnh vực dịch vụ trình độ, chất lượng cao.

Làm tốt cơng tác quy hoạch và quản lý quy hoạch; quản lý và khai thác hiệu quả quỹ đất Hà Nội mở rộng, tập trung phát triển đô thị gắn với không gian kinh tế; xây dựng, quản lý, phát triển đô thị đồng bộ, hiện đại đảm bảo yêu cầu về chất lượng, tuổi thọ, kỹ thuật, thẩm mỹ; khai thác hiệu quả tài nguyên, đảm bảo mơi trường bền vững. Xây dựng chính quyền đơ thị, thành phố thơng minh. Xây dựng nơng thơn mới theo tiêu chí đơ thị.

Triển khai xây dựng 05 đô thị vệ tinh phân kỳ thực hiện theo tiến độ, trước mắt tập trung kêu gọi đầu tư đồng bộ, hoàn thiện cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội cho 2-3 đơ thị có tiềm năng (đơ thị Hịa Lạc, Sóc Sơn và Phú Xuyên) để thu hút đầu tư sản xuất kinh doanh và tạo ra đơn vị ở cho người dân, góp phần giải tỏa cho đô thị trung tâm. Nghiên cứu mơ hình “thành phố trong thành phố”.

Phát triển sự nghiệp văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo và nguồn nhân lực, tạo sự chuyển biến về chất nhân lực trình độ cao; đảm bảo sức khỏe cộng đồng và an sinh xã hội, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.

Giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tăng cường củng cố quốc phòng - an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.

Tiếp tục mở rộng, nâng cao hiệu quả các hoạt động hợp tác, đối ngoại, hội nhập quốc tế, nâng cao vị thế, uy tín của Thủ đơ. Đẩy mạnh hợp tác, liên kết phát triển kinh tế vùng gắn với nâng cao năng lực cạnh tranh, phát huy thế mạnh của từng địa phương và toàn Vùng, thực hiện tốt vai trị là trung tâm tài chính - ngân hàng, dịch vụ chất lượng cao của khu vực phía Bắc và cả nước, nâng cao sức cạnh tranh kinh tế Thủ đô.

3.2. Khâu đột phá

Các đột phá phát triển của Hà Nội vừa phải vận động “cùng chiều” với các đột phá chung của cả nước, vừa phải có sự “khác biệt” phù hợp với đặc điểm riêng có của Hà Nội trong bối cảnh mới. Theo đó, dự kiến, trong giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Hà Nội cần tập trung vào 3 đột phá sau đây:

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng tinh gọn, hiệu quả, và hiện đại hóa; nâng cao năng lực và chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; minh bạch hóa, tăng trách nhiệm giải trình của các cơ quan cơng quyền; đẩy nhanh tiến độ xây dựng chính quyền điện tử và thành phố thông minh.

Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Phát triển khoa học công nghệ, tạo thuận lợi cho khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, sẵn sàng đáp ứng cách mạng công nghiệp 4.0; Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, đại diện cho hình ảnh văn hóa tốt đẹp của cả nước.

Hiện đại hóa, phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng thành phố; tập trung phát triển 2-3 đơ thị vệ tinh có tiềm năng gắn với phát triển khơng gian kinh tế, tạo động lực cho tăng trưởng.

IV. Nhiệm vụ phát triển các ngành, lĩnh vực

4.1. Tiếp tục tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mơ hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế

Tập trung phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế:

Khuyến khích sự phát triển của các doanh nghiệp: Phấn đấu tăng nhanh số lượng doanh nghiệp đang hoạt động và nâng cao đóng góp của khu vực tư nhân trong vào GDP. Các doanh nghiệp cần được đảm bảo hoạt động trong tất cả các ngành, nghề pháp luật không cấm, và được đảm bảo về quyền tài sản (nhất là về đất đai, sở hữu trí tuệ) và cơng bằng trong tiếp cận và sử dụng các nguồn lực cho phát triển (vốn và các loại tài nguyên). Khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện các khâu đột phá về đổi mới sáng tạo, hiện đại hóa cơng nghệ và phát triển nguồn nhân lực; thúc đẩy sự liên kết với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Tận dụng các điều kiện và cơ chế đặc thù của Thủ đơ để đề xuất các chính sách với Trung ương nhằm xây dựng một nền tư pháp hiện đại, phục vụ tốt, thu hút mạnh các doanh nghiệp, doanh nhân trong nước và quốc tế.

Tiếp tục đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước: Thực hiện theo đúng nguyên tắc và kế hoạch cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước của Chính phủ trong giai đoạn sau năm 2020. Theo đó, đẩy nhanh q trình cổ phần hóa và thối vốn hiệu quả, đảm bảo các doanh nghiệp này cạnh tranh bình đẳng theo nguyên tắc thị trường, áp dụng các thực tiễn quản trị tốt của quốc tế và quản lý hiệu quả nguồn vốn nhà nước tại các doanh nghiệp.

Nâng cao hiệu quả thu hút nguồn vốn FDI để góp phần tái cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng và hiện đại hóa, chọn lọc các lĩnh vực công nghệ cao và gắn với bảo vệ môi trường, chú trọng liên kết và chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp của thành phố.

Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh; minh bạch hóa các quy trình, thủ tục đầu tư kinh doanh; tháo gỡ khó khăn, giảm chi phí cho doanh nghiệp; khuyến khích khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; phát triển doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng.

Tiếp tục tái cơ cấu các ngành kinh tế gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ thông tin trong các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội; chủ động tham gia và tận dụng thành quả của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao năng suất lao động, phát triển các ngành cơng nghiệp mới có lợi thế, tham gia chuỗi giá trị tồn cầu.

Hiện đại hóa các ngành, lĩnh vực kinh tế. Tập trung phát triển các lĩnh vực dịch vụ trình độ, chất lượng cao: tài chính, ngân hàng, thơng tin, truyền thơng, dịch vụ logistics, dịch vụ pháp lý, dịch vụ giáo dục phổ thông và đại học, dịch vụ y tế… trên địa bàn. Chú trọng nâng cao trình độ kỹ thuật, cơng nghệ và chất lượng dịch vụ đẩy mạnh phát triển các lĩnh vực như: tư vấn pháp lý, giáo dục phổ thông và đại

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KINH TẾ - XÃ HỘI THỦ ĐÔNHIỆM KỲ ĐẠI HỘI XVI (2015-2020)VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2025,TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030 (Trang 124)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(159 trang)
w