Xác suất bắt gặp các lồi trong chi Xú hương ở KVNC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học phần điện tử học vật lý 11 THPT theo hướng trải nghiệm thông qua việc chế tạo và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm​ (Trang 70 - 89)

Từ kết quả ở Bảng 3.1, Hình 3.20, Hình 3.21 và Hình 3.22 cho thấy sự phân bố của các loài trong chi Xú hương ở khu vực nghiên cứu có các đặc điểm sau:

- Sự đa dạng lồi trong chi Xú hương tập trung chủ yếu ở độ cao từ 900 m đến 1.500 m, ở đai cao này có sự hiện diện của hơn 80% số lồi trong tổng số 19 lồi được ghi nhận. Trong đó, có 12 lồi phân bố ở đai cao 1.500 m, 10 loài phân bố ở đai cao 1.200 m và 9 loài phân bố ở đai cao 900 m.

- Xác suất bắt gặp của các loài trong chi Xú hương ở những độ cao khác nhau cũng khác nhau, các loài Lasianthus curtisii, L. annamicus, L. chevalieri, L. hirsutus, L.

honbaensis L. stephanocalycinus có xác suất bắt gặp nhiều nhất từ 3 đến 4 đai

cao, trong đó Lasianthus curtisii là lồi phân bố ở cả 4 đai cao từ 600 m, 900 m, 1.200 m và 1.500 m. Ngược lại, các loài L. attenuatus, L. fordii, L. hispidulus, L. inodorus, L. verticillatus và L. yaharae có xác suất bắt gặp chỉ ở một đai cao duy nhất

1.500 m.

- Sự phân bố lồi cũng có sự khác biệt rõ rệt giữa đai cao trên 900 m và dưới 600 m, đều này có thể sự phân bố lồi cịn chịu sự ảnh hưởng của kiểu rừng kín thường xanh á nhiệt đới núi thấp (1.000 – 1.500 m) và kiểu rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới (dưới 500 m). Từ đó, có thể thấy các yếu tố đai cao, độ ẩm và nhiệt độ có sự liên quan đến sự phân bố và đa dạng loài trong chi Xú hương ở khu vực nghiên cứu.

- Loài Lasianthus membranaceoideus (loài ghi nhận mới bổ sung cho hệ thực vật Việt Nam) và loài Lasianthus yaharae (loài mới cho khoa học được phát hiện từ Hịn Bà) là 2 lồi chỉ gặp ở đai cao 1.500 m, và loài Lasianthus chinensis là loài duy nhất gặp ở đai cao 300 m.

- Số lượng cá thể của từng loài thường phân bố rải rác, ít tập trung thành một quần thể lớn, nếu có cũng chỉ bắt gặp từ 3-5 cá thể trong quá trình khảo sát thực địa. Điều này có thể do các lồi trong chi Xú hương là cây bụi, sống ở tầng thấp và chịu sự tác động của các lồi cây gỗ lớn nên chúng khó có thể phát triển thành một quần thể lớn.

- Sự đa dạng lồi ít bị chi phối bởi yếu tố đất, bởi lẻ ở độ cao từ 500 m trở lên đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá macma acid chiếm khoảng 85% diện tích tồn khu bảo tồn, đất này được hình thành trên khối đá mẹ rắn chắc granite, rhyolite tầng mùn và thảm thực vật còn khá dày và dưới 500 m cịn có sự hiện diện của đất tích tụ, đất phù sa chiếm khoảng 15% phân tán rộng trong các đầm lầy và khe suối được hình thành trên khối đá mẹ rắn chắc granite [1], [2]. Đặc điểm đất ở các điểm khảo sát và thu mẫu đều là đất nâu vàng, vẫn còn lẫn những viên sỏi nhỏ và bề mặt vài nơi vẫn còn những tảng đá lớn chưa phân hóa, dinh dưỡng trong đất đều bắt nguồn

từ sự phân hủy tự nhiên, khơng có sự tác động từ nhân tố bên ngồi. Điều này cho thấy tính chất đất ở khu vực nghiên cứu phần giống nhau ở độ cao trên 500 m, nhưng sự đa dạng lồi nhất thì ở đai cao 1.500 m.

Qua kết quả nghiên cứu, có thể khẳng định rằng chi Xú hương (Lasianthus Jack) ở Khu BTTN Hòn Bà là khá đa dạng và phong phú, với 19 loài chiếm hơn 47% tổng số lồi hiện có ở Việt Nam (40 lồi và 1 taxon dưới lồi), trong đó có đến 8 loài là đặc hữu của Việt Nam.

Các loài trong chi Xú hương được tìm thấy ở nhiều dạng sinh cảnh khác nhau từ rừng thường xanh, ven rừng, ven đường đi đến dọc theo suối nơi có nền đất ẩm và lớp thảm mục dày, với nhiều loại thổ nhưỡng như đất thịt màu mỡ, đất đá, đất pha sét và đặc biệt là ở tất cả các đai cao từ dưới 300 m đến trên 1.500 m.

3.5. Giá trị tài nguyên của chi xú hương (Lasianthus Jack) ở KVNC 3.5.1. Giá trị sử dụng

Hiện nay, giá trị sử dụng của các lồi trong chi Xú hương cịn biết đến rất ít, trong khi đó đây là nhóm chứa dẫn xuất megastigmane glucoside, lasianthionoside A, B và C có khả năng kháng khuẩn rất tốt [40], [41], [42].

Theo các nghiên cứu gần đây của Võ Văn Chi (2012) [43], Zheng (2013) [44] Nipiroon và cộng sự (2017) [41], thì một số lồi trong chi Xú hương ở khu vực nghiên cứu có giá trị dược liệu gồm:

- Loài Lasianthus hirsutus (Xú hương lam) và L. fordii (Xú hương lưỡi vành)

được sử dụng để trị vết thương do nhiễm trùng, cầm máu và hạ sốt.

- Lồi Lasianthus curtisii (Xú hương Cơn Sơn) có tác dụng chữa chấn thương

bầm tím và đau bụng.

- Lồi Lasianthus verticillatus (Xú hương vịng) có tác dụng giải độc.

- Loài Lasianthus chinensis (Xú hương Trung Quốc) dùng để trị bệnh vàng da, cảm nắng, chấn thương bầm tím và đau bụng.

3.5.2. Giá trị bảo tồn

Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, đã xác định được Khu BTTN Hịn Bà có 5 lồi gồm Lasianthus annamicus (Xú hương Trung Bộ), L. dalatensis (Xú hương Đà Lạt), L. foetidissimus (Xú hương hôi), L. longissimus (Xú hương lá dài) và L.

pierrei (Xú hương Pierre) là các loài đặc hữu của Việt Nam, và 3 loài gồm Lasianthus honbaensis (Xú hương Hòn Bà), L. oblongilobus (Xú hương thuôn) và L. yaharae (Xú

hương yahara) là các loài mới cho khoa học được phát hiện từ Khu BTTN Hịn Bà. Trong số đó, có 2 lồi Lasianthus foetidissimus (Xú hương hôi) và L. oblongilobus (Xú hương lá dài) chỉ có một vùng phân bố duy nhất ở Việt Nam là

Khu BTTNH Hòn Bà.

Tất cả 8 lồi của chi Xú hương kể trên thì có 4 lồi gồm Lasianthus dalatensis (Xú hương đà lạt), L. pierrei (Xú hương pierre), L. oblongilobus (Xú hương thuôn)

L. yaharae (Xú hương yahara) là những lồi có số lượng cá thể rất ít ngoài tự

nhiên và vùng phân bố hẹp. Vì vậy, chúng tơi đề xuất nên đưa các loài này vào danh mục loài cần được bảo tồn của Việt Nam và IUCN, và xếp ở thứ hạng loài Nguy cấp (EN – Endangered).

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Chi Xú hương (Lasianthus Jack) thuộc họ Cà phê (Rubiaceae) ở Khu BTTN Hòn Bà, tỉnh Khánh Hòa là khá đa dạng về thành phần loài, với 19 loài chiếm 47% tổng số lồi hiện có ở Việt Nam. Tất cả các lồi đều được mơ tả đặc điểm hình thái, sinh thái và phân bố.

Có 5 lồi (gồm Lasianthus annamicus, L. dalatensis, L. foetidissimus, L.

longissimus và L. pierrei) là đặc hữu của Việt Nam và 3 loài (gồm Lasianthus

honbaensis, L. oblongilobus và L. yaharae) là các loài mới cho khoa học được phát

hiện từ Khu BTTN Hịn Bà. Trong đó, có 4 lồi (gồm Lasianthus dalatensis), L. pierrei, L. oblongilobus và L. yaharae) được đề xuất nên đưa vào danh mục loài cần

được bảo tồn và xếp ở thứ hạng Nguy cấp (EN).

Đã ghi nhận bổ sung 1 loài là Xú hương láng (Lasianthus membranaceoideus) cho hệ thực vật Việt Nam.

Có 5 lồi có giá trị sử dụng gồm:

- Loài Lasianthus hirsutus (Xú hương lam) và L. fordii (Xú hương lưỡi vành) được sử dụng để trị vết thương do nhiễm trùng, cầm máu và hạ sốt.

- Loài Lasianthus curtisii (Xú hương Cơn Sơn) có tác dụng chữa chấn thương

bầm tím và đau bụng.

- Lồi Lasianthus verticillatus (Xú hương vịng) có tác dụng giải độc.

- Lồi Lasianthus chinensis (Xú hương Trung Quốc) dùng để trị bệnh vàng da, cảm nắng, chấn thương bầm tím và đau bụng.

Các loài thuộc chi Xú hương (Lasianthus Jack) được tìm thấy ở nhiều dạng sinh cảnh và độ cao khác nhau từ rừng thường xanh đến ven suối và trong nhiều loại thổ nhưỡng như đất thịt màu mỡ, đất đá với độ cao lên đến 1.500 m.

2. Kiến nghị

Đặc điểm hình thái để phân biệt giữa các lồi Xú hương khá rõ ràng để nhận dạng loài. Tuy nhiên, cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn và rộng hơn để giải quyết triệt để vấn đề về phân loại học chi Xú hương (Lasianthus Jack) ở Khu BTTN Hịn Bà

nói riêng và Việt Nam nói chung để tiến tới biên soạn “Thực vật chí Việt Nam” cho chi thực vật này.

Cần đẩy mạnh nghiên cứu giá trị dược liệu các lồi trong chi Xú hương ở Việt Nam.

Cần có chính sách bảo vệ hợp lý các lồi có giá trị bảo tồn và các lồi có vùng phân bố hẹp, bằng cách nhân nuôi và bảo vệ môi trường sống của chúng. Trong đó, đặc biệt chú trọng đến 4 loài gồm Lasianthus dalatensis (Xú hương đà lạt), L.

pierrei (Xú hương pierre), L. oblongilobus (Xú hương thuôn) và L. yaharae (Xú

hương yahara) vì số cá thể của 4 loài này hiện nay ngoài tự nhiên cịn rất ít.

Trước tình hình biến đổi khí hậu cùng với những mối đe dọa với các nguyên nhân gây suy giảm tài nguyên rừng như: tình trạng khai thác gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ hay phá nương làm rãy, khai thác rừng phục vụ du lịch của cộng đồng trong và xung quanh khu bảo tồn ngày càng tăng. Muốn bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên rừng cần thực hiện các chính sách hài hịa giữa đảm bảo đời sống và bảo tồn tài nguyên, cũng như nhận được sự đồng thuận và ủng hộ của người dân địa phương.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Sở Nông nghiệp & Phát triển Nơng thơn Khánh Hịa, Khu Bảo tồn Thiên nhiên Hòn Bà, "Báo cáo quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Hòn Bà đến năm 2020", Nha Trang, 2013.

[2] J. Lee, T. T. Bach, and K. S. Chang, Floristic Diversity of Hon Ba Nature Reserve Vietnam. Korea: Korea National Arboretum, 2014.

[3] Pirani & Prado [Online] Available: http://www.mobot.org.

[4] Zhu. Hua, "A Revision of the Genus Lasianthus (Rubiaceae) from China," The chinese academy of science,vol. 72, pp. 63 - 110, 2002.

[5] Zhu. Hua, "A taxonomio revision of the genus Lasianthus Jack. (Rubiaceae)

from Thailand," Acta Phytotaxonomica Sinica, vol. 39, no. 2, pp. 116 - 150,

2001.

[6] H. Zhu, M. C. Roos, and C. E. Ridsdale, "A taxonomic revision of the Malesian species of Lasianthus (Rubiaceae)," Blumea - Biodiversity, Evolution

and Biogeography of Plants, vol. 57, pp. 1 - 102, 2012.

[7] S. T. Akiyo Naiki, Phourin chhang, Hironori ToyamA, Hua Zhu, Van Son Dang, Tetsukazu yahara, "Flora of Bokor National Park, Cambodia II. Four new species and nine new records of Lasianthus (Rubiaceae) from Cambodia,"

Acta Phytotax Geobot, vol. 66, no. 3, pp. 153 - 179, 2015.

[8] Phạm Hoàng Hộ, Cây Cỏ Việt Nam, quyển 3, Nxb Trẻ: Thành phố Hồ Chí

Minh 2000.

[9] H. Zhu and M. C. Roos, "Three new species of the genus Lasianthus of Rubiaceae from Vietnam," Research article, vol. 47, pp. 395 - 401, 2002. [10] Z. Hua, "New Plants of the Genus Lasianthus Rubiaceae from Vietnam," Acta

Botanica Yunnanica, vol. 22, pp. 395 - 398, 2000.

[11] V. S. Dang, S. Tagane, H. Toyama, and H. Tran, "Lasianthus yaharae

(Rubiaceae), a new speices from Hon Ba Nature Reserve, southern Vietnam,"

Finnish Zoological and Botanical Publishing Board, vol. 52, pp. 352 - 354,

[12] V. S. Dang, S. Tagane, H. Toyama, A. Naiki, H. Nagamasu, and T. yahara, "Lasianthus honbaensis (Rubiaceae), a new species from sourthern Vietnam,"

Finnish Zoological and Botanical Publishing Board, vol. 53, pp. 263 - 266,

2016.

[13] Van Son Dang, Shuichiro Tagane, Nghia-Son Hoang, Hironori Toyama, and A. Naiki, "Lasianthus bidoupensis, A new species from southern Vietnam,"

Ann. Bot Fennici 56, vol. 191 - 195, 2019.

[14] Akiyo Naiki, Shuichiro Tagane, Nguyen Van Ngoc, Hironori Toyama, and T. Yahara, "New Localities and Flower Morphology for Lasianthus giganteus

(Rubiaceae)," Acta Phytotax Geobot, vol. 68, no. 1, pp. 59 - 62, 2017.

[15] Dang Van Son, Shuichiro Tagane, Hironori Toyama, Nguyen Van Ngoc, Hoang Nghia Son, and A. Naiki, "A new record Lasianthus cambodianus for the flora of Vietnam," Tạp Chí Cơng Nghệ Sinh Học, vol. 15, no. 3A, pp. 263 - 267, 2017.

[16] Blume, Flora Nederlandsch Indie, Batavia, pp. 995-1001, 1826-1827. [17] Hooker, Flora of British India, London vol.3, pp. 178-192, 1880.

[18] J. Pitard, "Rubiacées", in Flore générale de l’Indo-Chine, vol.3, Lecomte

P.H., Humbert H., and G. F. Eds. Masson, Paris, 1922–1924, pp. 20 - 442. [19] W.G.Craib Florae Siamensis Enumeratio, The Bangkok Times Press, vol. 2,

pp. 207-220, 1934.

[20] T. Yamazaki, "Note on Lasianthus in Ryukyu," J. Jap. Bot, vol. 39, pp. 348-

352, 1964.

[21] Bakhuizen van den Brink, "Lasianthus Jack." in Flora of Java, Backer C.A. & Bakhuizen van den Brink (eds.), Groningen, Noordhoff. 1965, vol. 2, pp. 334- 343,

[22] B. Verdcourt, "Rubiaceae" in Flora of Tropical East Africa, Pohill R.M. (ed.) London, p. 414, 1976.

[23] E. Petit, "Les espèces africaines du genre Psychotria L. (Rubiaceae) – I. Bull. Rijksplantentuin," Bruss, vol. 34, p. 1228, 1964.

[24] E. Denys, "Les Lasianthus Jack (Rubiaceae) du Zaire, du Rwanda & du

Burundi.," Bull. Jard. Bot. Nat. Belg., vol. 51, pp. 445-456, 1981.

[25] E. Robbrecht, "The identity of the Panamanian Genus Dressleriopsis (Rubiaceae)," Ann. Missouri Bot. Gard, vol. 69, pp. 427-429, 1982.

[26] Deb and M. Gangopadhyay, "Taxonomic study of the genus Lasianthrrs Jack. (Rubiaceae) in India.," J Econ Tax Bot, vol. 15(2), pp. 265-308, 1991.

[27] Deb and M. Gangopadhyay, "Review of the genus Litosanthes Bl. (Rubiaceae)," Candollea, vol. 44, pp. 200-223, 1989.

[28] M. Gangopadhyay and T. Chakrabarty, "A note on the status of Lithosanthes Bl . (Rubiaceae)," J Econ Tax Bot,, vol. 16(2), pp. 337-338, 1992.

[29] Wong, "Lasianthus Jack," in Whitmore T C ed. Tree Flora of Malaya, London:

Longman.,1998 vol. 4, pp. 367 - 373.

[30] Zhu Hua., "A taxonomic study on the genus Lasianthus Jack in China," Acta Phytotax. Sin, vol. 33(1), pp. 49-81, 1994.

[31] Zhu Hua, "Notes on the genus Lasianthus Jack (Rubiaceae) from Asia," Acta Bot. Yun, vol. 20(2), pp. 148-159, 1998.

[32] E. Robbrecht, Tropical woody Rubiaceae, Opera Bot. Belg, vol. 1, p. 132, 1988.

[33] E. Robbrecht, "Supplement to the 1988 outline of the classification of the Rubiaceae index to genera," Opera Bot. Belg, vol. 6, pp. 173-196, 1993.

[34] Zhu Hua and C. M. Taylor, "Lasianthus China," Fl. China vol. 19, pp. 185 - 198, 2011.

[35] Phạm Hoàng Hộ và Nguyễn Văn Dương, Cây Cỏ Miền Nam Việt Nam. Thành phố Hồ Chí Minh, VN: Nxb Bộ quốc gia Giáo dục, 1960.

[36] Trần Ngọc Ninh, "Lasianthus (Rubiaceae)", trong Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Nguyễn Tiến Bân, Chủ biên. Hà Nội, VN: Nxb Nông nghiệp, 2005.

[37] Nguyễn Hữu Thìn, Phân loại thực vật có hoa. Hà Nội, VN: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006.

[38] Nguyễn Tiến Bân, Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam. Hà Nội, VN: Nxb Nông nghiệp, 1997.

[39] R.K. Brummitt, Vascular plant families and genera, Royal Botanic Gardens, Kew, 1992.

[40] T. Napiroon et al., "Molecular phylogenetic of medicinal Lasianthus

(Rubiaceae) and its bioactive compound effect on bacterial cell wall " Thai Journal of Pharmaceutical Sciences (TJPS) vol. 42, 2018.

[41] T. Napiroon, S. Vajrodaya, W. Santimaleeworagun, H. Balslav, and K. Chayamarit4, "Antibacterial Activity of Three Medicinal Lasianthus

(Rubiaceae) Extracts on Human Resistant Pathogenic Bacteria," European

Journal of Experimental Biology, vol. Vol. 7, 2017.

[42] Y. Takeda et al., "Lasianthionosides A-C, megastigmane glucosides from leaves of Lasianthus fordii," Phytochemistry, vol. 65, no. 4, pp. 485-489, 2004.

[43] Vo. Van. Chi, Từ điển cây thuốc Việt Nam. Hà Nội: Đại học Y Hà Nội, 2012. [44] X. L. Zheng et al, "Ethnobotanical study on medicinal plants around Limu

Mountains of Hainan Island, China," J Ethnopharmacol, vol. 148, no. 3, pp. 964-974, Jul 30 2013.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Bảng 1: Số liệu đo đếm hình thái và một số đặc điểm phân biệt các loài thuộc chi Xú hương ở KVNC

Lồi Lá Hoa Quả Hạt Kích thước lá (cm) Số cặp gân phụ Cuống lá (mm) Lá kèm (mm) Lá đài (mm Màu sắc hoa Số thùy hoa Kích thước tràng hoa (mm) Kích thước (mm) Màu quả chín Số hạt 1. L. annamicus 7−10 x 2−3.5 6−9 5−7 3 2.5 trắng 6 7 4 - 5 2. L. attenuatus 6−12 x 3−4.5 6−8 1−3 2−3 1 - 5 10−12 5−10 tím thang 5−6 3. L. chevalieri 10−16 x 3.5−5.5 9−11 10 3−5 1−3 trắng 5−7 12−13 6 - 7 cam 5−7 4. L. chinensis 16−24 x 4−6 9−13 10−15 1.5−3 5−7 trắng 5−6 10−15 8 xanh lam 5−6 5. L. curtisii 7−12 x 2.5−4 5−8 4−7 1−1,5 2−5 trắng 5 7−8 4−5 xanh lam 5 6. L. dalatensis 6−12 x 2.5−4.5 6−8 10 2 - trắng - 1.5 3 đen 4 7. L. foetidissimus 10−13 x 2.5−3.5 4−6 8−12 1−2 >2 - 5 2-5 2.5 vàng 2 8. L. fordii 7−11 x 2.5−4 5−7 5−10 0.5−1.5 1−1.5 trắng 5 6−10 5−6 xanh lam 5−6 9. L. hirsutus 20−30 x 5−7.5 12−15 10−15 8−12 >2 trắng 5 11−15 4−5 xanh lam 5

Loài Lá Hoa Quả Hạt Kích thước lá (cm) Số cặp gân phụ Cuống lá (mm) Lá kèm (mm) Lá đài (mm Màu sắc hoa Số thùy hoa Kích thước tràng hoa (mm) Kích thước (mm) Màu quả chín Số hạt 10. L. hispidulus 7−10 x 3−4 4−6 4−7 0.5−1 1−3 trắng 5 5−7 3−6 xanh lam 5 11. L. honbaensis 8−12 x 2.5−3.5 5−7 10−15 2−3 1−1.5 trắng 5−10 5−7 8 vàng 4 12. L. inodorus 14−21 x 3.5−7 6−7 5−15 3−5 2 hồng 5 10 10 - 5 13. L. longissimus 10−16 x 1.5−2.5 5−7 4−7 0.5 2 trắng 5−6 3 - - - 14. L. membranaceoideus 9−12 x 2−4 7−9 10−15 1 - - 4 4−5 6-7 xanh lam 4 15. L. oblongilobus 9−12 x 2−3 6−7 7−10 5 1−1.5 trắng 4 7 3−6 xanh lam - 16. L. pierrei 8−14 x 1−2 5−7 3−7 2 - trắng 5 - - - - 17. L. stephanocalycinus 10−12 x 2−4 6−9 3−6 2−3 2−4 - 4 2−4 5−6 vàng 5

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học phần điện tử học vật lý 11 THPT theo hướng trải nghiệm thông qua việc chế tạo và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm​ (Trang 70 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)