PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học phần điện tử học vật lý 11 THPT theo hướng trải nghiệm thông qua việc chế tạo và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm​ (Trang 25 - 30)

2.1. Thời gian và địa điểm 2.1.1. Thời gian nghiên cứu 2.1.1. Thời gian nghiên cứu

Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ tháng 4/2018 - 8/2019.

Bảng 2.1. Liệt kê thời gian khảo sát ngoài thực địa

STT Thời gian Nội dung Ghi chú

1 4/2018

- Khảo sát cảnh quan -Thu thập thông tin, tài liệu từ ban quản lí Khu BTTN Hòn Bà.

- Tiến hành thu mẫu đợt 1.

Ghi nhận loài: L. annamicus, L. curtisii, L. fordii, L. hirsutus, L. hispidulus, L. longissimus, L. pierrei. 2 7/2018

- Khảo sát cảnh quan vào mùa mưa.

- Tiến hành thu mẫu đợt 2 theo các tuyến khảo sát. - Thu mẫu bổ sung cho các đại diện đã bắt gặp trong lần khảo sát đầu tiên.

Ghi nhận loài: L. chevalieri, L. chinensis L. dalatensis, L. foetidissimus L. honbaensis, L. inodorus L. oblongilobus, L. stephanocalycinus L. verticillatus, L.yaharae, L. membranaceoideus. 3 12/2018

- Khảo sát cảnh quan cuối mùa mưa.

- Tiến hành thu mẫu đợt 3 theo các tuyến khảo sát. - Thu mẫu bổ sung cho các đại diện đã bắt gặp trong lần khảo sát trước.

Thu mẫu bổ sung các bộ phận thuộc các đại diện còn thiếu.

4 6/2019

- Khảo sát cảnh quan -Thu mẫu bổ sung lần cuối

Ghi nhận loài L. attenuatus Thu mẫu bổ sung các bộ phận thuộc các đại diện còn thiếu.

2.1.2. Địa điểm thu mẫu

Khu BTTN Hòn Bà, tỉnh Khánh Hòa.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp tổng quan tài liệu

- Thu thập những tài liệu nghiên cứu có liên quan đến chi Xú hương (Lasianthus Jack).

- Tham khảo các tài liệu cần thiết cho việc định danh, phân loại thực vật. - Tham khảo các tư liệu nghiên cứu về Khu BTTN Hòn Bà - Khánh Hòa.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa

2.2.2.1. Điều tra theo tuyến

Sơ đồ các tuyến thu mẫu được thể hiện ở Hình 2.1

Hình 2.1. Sơ đồ các tuyến thu mẫu ở KVNC

(Nguồn: Google Earth)

Các tuyến điều tra được thiết lập dựa trên các sinh cảnh đặc trưng ở khu vực nghiên cứu là rừng kín thường xanh á nhiệt đới núi cao trung bình (ở độ cao từ 1.000 – 1.578 m), rừng kín thường xanh á nhiệt đới núi thấp (độ cao từ 500 - 1.000 m) và rừng kín thường xanh ẩm nhiệt đới (độ cao dưới 500 m). Tại các sinh cảnh đặc trưng này chọn các vị trí độ cao khác nhau: 300, 600, 900, 1.200, 1.500 m. Tại

mỗi độ cao thiết lập các tuyến điều tra nhỏ với diện tích 5 x 100 m, trong mỗi tuyến sẽ tiến hành:

- Ghi nhận sự hiện diện của các đại diện trong chi Xú hương và thành phần các loài thực vật khác nhằm phản ánh mối quan hệ hữu sinh giữa các loài.

- Tại các vị trí có mặt của đại diện trong chi Xú hương, tiến hành đo một số nhân tố sinh thái: độ cao, kiểu rừng.

- Đồng thời tham khảo các tài liệu liên quan đến điệu kiện sinh thái và phân bố của chi Xú hương, cũng như các thơng tin từ Ban quản lý Khu BTTN Hịn Bà cung cấp nhằm giúp khả năng tìm được đối tượng nghiên cứu cao nhất.

2.2.2.2. Thu mẫu ngoài thực địa

- Chuẩn bị: túi polyetylen đựng mẫu, kéo cắt cây, giấy báo, dây buộc, nhãn kim chỉ, bút chì 2B, sổ ghi chép, cồn, máy ảnh, kính lúp, băng dính, GPS.

- Dùng GPS xác định tọa độ của các lồi tìm thấy và đánh dấu vị trí để đi thu mẫu bổ sung theo mùa hoa, quả.

- Thu tất cả các mẫu của các loài trong chi Xú hương trong phạm vi nghiên cứu, mỗi loài thu 3 - 5 mẫu. Thu các mẫu có đủ các bộ phận của cây: cành, lá, hoa đối với cây lớn và cả quả nếu có. Dùng kéo cắt cây cắt cành có mang hoa và quả ép gói gọn vào tờ giấy báo. Khi phát hiện lồi nào thì tiến hành quan sát, mơ tả, chụp ảnh các bộ phận của tất cả các mẫu thu được [37].

2.2.3. Phương pháp nghiên cứu trong phịng thí nghiệm

2.2.3.1. Xử lý mẫu và bảo quản mẫu

Mỗi mẫu thu kèm theo các thông tin: số hiệu mẫu, địa điểm, sinh cảnh, ngày lấy mẫu, người lấy mẫu, tọa độ, đai cao và các đặc điểm quan trọng mất đi khi sấy khô. Số hiệu mẫu được ghi trên nhãn ngay khi vừa thu mẫu ngồi thực địa, cịn các thông tin khác sẽ ghi chép cẩn thận vào phiếu mơ tả và bổ sung các chi tiết cịn lại vào nhãn. Các mẫu được xử lý ngay sau ngày thu mẫu: đeo nhãn, mỗi mẫu đặt gọn trong một tờ giấy báo lớn gấp 4, vuốt ngay ngắn và chú ý mỗi mẫu phải có lá sấp, lá ngửa để có thể quan sát dễ dàng cả hai mặt lá mà không phải lật mẫu.

Đối với hoa: dùng mảnh báo nhỏ để ngăn cách chúng với các hoa khác hay lá bên cạnh để phịng khi sấy dễ bị dính vào các bộ phận khác của cây.

Đối với quả: quả được cắt theo hai hướng cắt dọc và cắt ngang thành từng lát để thấy số ô và các lát cắt đó phải có nhãn riêng và mang cùng số hiệu.

Cứ sau 2 - 3 mẫu thì chèn thêm một tấm cacton để tạo thơng thống giúp cho mẫu chóng khơ và khơng phải thay giấy báo hằng ngày. Cứ khoảng từ 30 - 40 mẫu thì cho vào kẹp gỗ rồi buộc chặt thành bó, phơi ra nắng hoặc cho vào tủ sấy để sấy khô.

Mẫu thu khơng được ép kịp trong ngày thì gói vào các tờ giấy báo và đổ cồn 70o cho thấm ướt các tờ giấy báo để chống rụng lá và mẫu không bị khô héo, hôm sau sẽ xử lý tiếp.

Làm tiêu bản khô: mẫu sau khi xử lý sẽ được đính lên giấy Crơki dày và cứng kích thước 28 x 42 cm rồi dùng chỉ cùng màu khâu hoặc keo dán các bộ phận lại. Riêng các đường chỉ ở mặt dưới dùng giấy keo dán kín lại để khi chồng các mẫu lên nhau các mẫu khơng bị vướng làm hỏng mẫu phía dưới. Các phần dễ rơi thì cho vào túi giấy đính cùng tiêu bản. Sau đó, dán nhãn cho tiêu bản khơ theo mẫu của Bảo tàng Viện Sinh học nhiệt đới (Xem phụ lục 3).

2.2.3.2. Mô tả và xác định tên khoa học

Sử dụng phương pháp hình thái so sánh để giám định tên thực vật. Các tài liệu chuyên ngành được sử dụng trong giám định tên như:

- Cây cỏ Việt Nam, quyển III (2000) của Phạm Hoàng Hộ [8].

- Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam (1997) của Nguyễn Tiến Bân [38].

- Thực vật chí của các nước như: Thực vật chí Đơng Dương, Thái Lan, Malaixia, Trung Quốc,…

- Đối chiếu, so mẫu với bộ tiêu bản chuẩn Việt Nam được lưu trữ ở Bảo tàng thực vật thuộc Viện Sinh học nhiệt đới.

- Sắp xếp các loài thực vật theo Brummitt (1992) [39].

- Đối chiếu danh pháp khoa học trên trang web https://www.theplantlist.org/

2.2.3.3. Phương pháp chấm điểm phân bố các lồi

Sự phân bố các lồi tìm thấy ở Khu BTTN Hòn Bà được xác định theo toạ độ bằng GPS rồi chấm điểm trên bản đồ bằng phần mền Mapinfo.

2.2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu

- Sử dụng phần mềm Exel để lưu trữ, xử lý số liệu và tính xác suất xuất hiện của các loài Xú hương ở KVNC.

- Dùng phần mềm Photoshop CS6 và PowerPoint để xử lý ảnh chụp. - Tổng hợp số liệu và viết luận văn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học phần điện tử học vật lý 11 THPT theo hướng trải nghiệm thông qua việc chế tạo và sử dụng các dụng cụ thí nghiệm​ (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)