CÁC NL THÀNH TỐ CHỈ SỐ HÀNH VI
NL hiểu vấn đề Nhận biết tình huống có vấn đề.
Diễn đạt vấn đề, xác định và giải thích các thơng tin.
Chia sẻ sự am hiểu vấn đề.
NL tìm giải pháp và thực hiện GQVĐ Thu thập, đánh giá thông tin liên quan
vấn đề.
Đề xuất, lựa chọn giải pháp phù hợp . Xác định cách thức, chiến lược giải quyết vấn đề
Thu thập, đánh giá thông tin liên quan vấn đề.
NL trình bày giải pháp và kết quả Cách tổ chức thể hiện trình bày.
Thể hiện thơng qua ngơn ngữ nói. Thể hiện bằng ngơn ngữ viết.
NL đánh giá giải pháp và kết quả Đánh giá, phản ánh về các giá trị giải
pháp.
Xác nhận kiến thức kinh nghiệm thu được.
Đề xuất giải pháp mới ưu việt hơn.
a) Năng lực hiểu vấn đề gồm: nhận diện vấn đề, hiểu ngôn ngữ diễn đạt của vấn đề, chia sẻ sự am hiểu vấn đề ...Để hiểu vấn đề, HS phải thực hiện các thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, khái qt hóa, trừu tượng hóa. Như vậy, thơng qua sự tái hiện quy luật VL bằng TN hay các bối cảnh VL do GV đưa ra, thông qua các thao tác tư duy, HS hiểu được vấn đề, nhiệm vụ nghiên cứu.
b) Năng lực tìm được giải pháp và thực hiện giải pháp GQVĐ gồm: Để tìm được giải pháp và thực hiện giải pháp, HS phải sử dụng kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, đồng thời thực hiện được các thao tác tư duy phân tích, so sánh, suy luận để
hình thành các giả thuyết; sử dụng các phép đối chiếu, so sánh, chỉnh lí trong khâu kiểm chứng giả thuyết; vận dụng thao tác tổng hợp, cụ thể hóa, khái quát hóa để hợp thức hóa kiến thức nội dung VL cần nghiên cứu. Trong dạy học VL, tiến trình xây dựng kiến thức VL thực chất là tiến trình mơ hình hóa, bao gồm xây dựng mơ hình và hợp thức hóa mơ hình. Kiến thức VL có được là sự phù hợp giữa những kết quả có được từ thực nghiệm và những kết quả có được của suy luận lí thuyết. Như vậy, có thể sử dụng các giai đoạn của phương pháp thực nghiệm và phương pháp lí thuyết trong tiến trình xây dựng kiến thức VL theo tinh thần dạy học GQVĐ.
c) Năng lực trình bày giải pháp và kết quả: Thể hiện bằng ngôn ngữ nói khi thuyết trình, thảo luận, tranh luận, bảo vệ kiến thức; thể hiện bằng ngôn ngữ viết khi trả lời trên phiếu học tập, báo cáo kết quả TN, báo cáo dự án, báo cáo thông qua các thiết bị công nghệ thông tin, lời giải bài tập vấn đề.
d) Năng lực đánh giá, giải pháp và kết quả: chỉ ra điểm mới, tính sáng tạo của giải pháp GQVĐ; trình bày khả năng áp dụng của giải pháp trong học tập và hoạt động thực tiễn; biện luận kết quả của giải pháp, đề xuất giải pháp mới ưu việt hơn.
1.2.3.3. Quy trình hình thành năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh
- Nhận ra ý tưởng mới: biết xác định làm rõ thông tin, ý tưởng mới và phức tạp từ các nguồn thơng tin khác nhau; biết phân tích nguồn thơng tin độc lập để thấy được khuynh hướng và độ tin cậy của ý tưởng mới.
- Phát hiện và làm rõ vấn đề: phân tích tình huống trong học tập, trong cuộc sống; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuốc sống.
- Hình thành và triển khai ý tưởng mới: nêu được ý tưởng trong học tập và cuộc sống; suy nghĩ khơng theo lối mịn; tạo ra ý tưởng mới dựa trên những ý tưởng khác nhau; hình thành và kết nối các ý tưởng; nghiên cứu để thay đổi trước sự thay đổi của bối cảnh, đánh giá rủi ro và có dự phịng.
- Đề xuất, lựa chọn giải pháp: biết thu thập và làm rõ thơng tin có liên quan đến vấn đề, biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề; lựa chọn được giải pháp phù hợp nhất.
- Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề: biết thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề; biết suy ngẫm về cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề để điều chỉnh và vận dụng trong bối cảnh mới.
- Tư duy độc lập: biết đặt nhiều câu hỏi có giá trị, khơng dễ dàng chấp nhận thông tin một chiều, không thành kiến xem xét đánh giá vấn đề; biết quan tâm tới cách lập luận và minh chứng thuyết phục; sẵn sàng xem xét đánh giá lại vấn đề.
1.2.3.4. Đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh
NL GQVĐ bao gồm các thành tố: NL hiểu vấn đề; NL tìm được giải pháp và thực hiện giải pháp GQVĐ; NL trình bày giải pháp và kết quả; NL đánh giá giải pháp và kết quả, như vậy để đánh giá NL GQVĐ của HS thì người đánh giá là GV đánh giá, HS tự đánh giá hay HS đánh giá lẫn nhau khi GQVĐ. Thơng qua đó, GV có biện pháp điều chỉnh trong giảng dạy, HS có biện pháp điều chỉnh trong học tập để phát triển NL GQVĐ của chính mình.
Để đánh giá NL GQVĐ của HS ở mức độ nào, GV phải tạo điều kiện để HS tiếp cận tình huống có vấn đề mang tính chất thực tiễn. Đồng thời GV cần thu thập tất cả thơng tin, tìm minh chứng qua các biểu hiện và qua sản phẩm của hoạt động GQVĐ. a) Các tiêu chí đánh giá NL GQVĐ học sinh trong học tập Vật lí
Dựa vào các kiến thức vật lí ở trường phổ thơng như các khía niệm, định luật, các ứng dụng kĩ thuật của vật lí…tất cả đều đóng một vai trog vơ cùng quan trọng trong việc góp phần hình thành và bồi dưỡng NL GQVĐ cho HS.
Theo quan điểm của A.V. Pêtrôvxki (A.V. Pêtrôvxki, 1982) và các thành tố của NL GQVĐ đã nêu ở trên, chúng tôi đánh giá NL GQVĐ trong học tập VL của HS theo các tiêu chí sau đây: 1/ hiểu vấn đề; 2/ tìm đuợc giải pháp và thực hiện giải pháp GQVĐ; 3/ trình bày giải pháp và kết quả; 4/ đánh giá giải pháp và kết quả.
b) Biểu hiện và mức độ NL GQVĐ của học sinh trong học tập Vật lí
Theo quan điểm của B.M. Chieplôv (dẫn theo Nguyễn Anh Tuấn, 2002), có thể cụ thể hóa việc đánh giá NL GQVĐ của HS thông qua các chỉ số hành vi sau:
Bảng 1.4. Các chỉ số hành vi của học sinh khi đánh giá năng lực giải quyết vấn đề
CÁC THÀNH TỐ CÁC CHỈ SỐ HÀNH VI CỦA HỌC SINH
Nhận ra vấn đề Thu nhận và phân tích tình huống
Phát hiện ra vấn đề, chia sẻ sự am hiểu vấn đề Phát biểu vấn đề (câu hỏi nghiên cứu) Tìm giải pháp và thực hiện
giải pháp GQVĐ
Thu thập thông tin, đề xuất các giải pháp Lựa chọn giải pháp phù hợp, khả thi Thực hiện giải pháp
Trình bày giải pháp và kết quả GQVĐ
Nêu đủ và chính xác tiến trình GQVĐ Phong thái tự tin, ngôn ngữ mạch lạc
Sử dụng tốt phương tiện hỗ trợ: CNTT, PTDH Đánh giá giải pháp và kết
quả GQVĐ
Chỉ ra điểm mới, tính sáng tạo của giải pháp Khả năng áp dụng trong học tập và thực tiễn Biện luận kết quả, đề ra giải pháp ưu việt hơn Trong quá trình dạy học, NL GQVĐ của HS được hình thành và phát triển trong hoạt động GQVĐ, đánh giá NL GQVĐ của HS là đánh giá những thành tố của nó. Quan sát q trình GQVĐ, nghiên cứu sản phẩm, quá trình vấn đáp giữa GV và HS. Dựa vào các tiêu chí về hành vi đối với các thành tố của NL GQVĐ, tác giả Nguyễn Lâm Đức (2016) xây dựng tiêu chí đánh giá NL GQVĐ và mức độ như sau (Nguyễn Lâm Đức, 2016):
Bảng 1.5. Các tiêu chí của năng lực giải quyết vấn đề và mức độ của từng tiêu chí
Các tiêu chí Mức của từng tiêu chí Điểm
tối đa Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 Hiểu vấn đề Hiểu sai Hiểu đúng một phần, ảnh hưởng đến việc tìm giải pháp Hiểu chưa thật sự đúng có sai sót nhỏ Hiểu đúng 2
Tìm giải pháp và thực hiện giải pháp GQVĐ Khơng tìm được giải pháp Giải pháp chỉ đúng được một phần Giải pháp đúng, tuy nhiên có sai sót nhỏ Giải pháp đúng 4
0 1 điểm 2,5 điểm 4 điểm
Trình bày giải pháp và kết quả Thiếu lơgic, sai giải pháp Trình bày chỉ đúng được một phần Trình bày đúng, tuy nhiên có một số sai sót Lơgic chặt chẽ, trình bày đúng 2
0 1 điểm 1,5 điểm 2 điểm
Đánh giá giải pháp Kết quả sai Đúng một phần Đúng, có sai sót mở rộng giải pháp Kết quả đúng, mở rộng 2
0 1 điểm 1,5 điểm 2 điểm
Xếp loại:
Không đạt: Tổng điểm (nhỏ hơn 5) Đạt : Tổng điểm (từ 5 đến 6,4) Khá : Tổng điểm (từ 6,5 đến 7,9) Tốt : Tổng điểm (từ 8 đến 10)
c) Phương pháp đánh giá NL GQVĐ của học sinh trong học tập Vật lí
Đánh giá NL GQVĐ trong học tập của HS theo các phương diện: Nghiên cứu sản phẩm GQVĐ; vấn đáp; tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau. Cùng với mỗi phương pháp cần sử dụng cơng cụ thích hợp.
+ Vấn đáp: GV sử dụng các câu hỏi chứa đựng vấn đề, dựa vào thông tin thu thập được qua các câu trả lời của HS, đồng thời đối chiếu với các tiêu chí trong thang đánh giá NL để nhận xét hoặc cho điểm HS.
+ Quan sát quá trình giải quyết vấn đề: GV thu thập các thơng tin là những biểu hiện NL GQVĐ của HS, số lần thực hiện GQVĐ trong học tập. Sử dụng các bảng kiểm quan sát để ghi chép, tập hợp thơng tin, đối chiếu các tiêu chí trong thang đánh giá NL
GQVĐ để đánh giá NL của HS.
+ GV thiết kế bài kiểm tra gồm những câu hỏi yêu cầu HS lập luận để phát hiện và GQVĐ, bao gồm các bài kiểm tra tự luận có vấn đề thực tế, gần với cuộc sống.
+ Học sinh tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau: Trong hoạt động học tập, HS thực hiện GQVĐ và đối chiếu sản phẩm với các tiêu chí trong thang đánh giá NL để tự đánh giá các yếu tố NL của bản thân. Mặt khác, khi các HS cùng tham gia GQVĐ trong học tập, HS này có thể quan sát việc thực hiện GQVĐ của HS khác qua sản phẩm và thái độ làm việc để đánh giá NL GQVĐ của người đó.
1.2.3.5. Ý nghĩa của việc hình thành và nâng cao năng lực giải quyết vấn đề
Đối với HS:
+ Sự hình thành và phát triển NL GQVĐ giúp HS hiểu và nắm chắc nội dung cơ bản của bài học. HS có thể mở rộng và nâng cao những kiến thức xã hội của mình.
+ Sự hình thành và phát triển NL GQVĐ giúp HS biết vận dụng những tri thức xã hội vào trong thực tiễn cuộc sống.
+ Sự hình thành và phát triển NL GQVĐ giúp HS hình thành kỹ năng giao tiếp, tổ chức, khả năng tư duy, tinh thần hợp tác, hoà nhập cộng đồng.
Đối với GV
+ Sự hình thành và phát triển NL GQVĐ giúp GV có thể đánh giá một cách khá chính xác khả năng tiếp thu của HS và trình độ tư duy của họ, tạo điều kiện cho việc phân loại HS một cách chính xác.
+ Sự hình thành và phát triển NL GQVĐ giúp cho GV có điều kiện trực tiếp uốn nắn những kiến thức sai lệch, không chuẩn xác, định hướng kiến thức cần thiết cho HS.
+ Giúp GV dễ dàng biết được NL nhận xét, đánh giá, khả năng vận dụng lý luận vào thực tiễn xã hội của HS. Từ đây định hướng phương pháp giáo dục tư tưởng học tập cho HS.
1.2.4. Các phương pháp dạy học tích cực nhằm nâng cao năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh vấn đề cho học sinh
1.2.4.1. Dạy học dự án
Dạy học theo dự án còn gọi là phương pháp dự án, trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí thuyết với thực hành.
Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao, từ việc lập kế hoạch đến việc thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện dự án. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm. Kết quả dự án là những sản phẩm hành động có thể giới thiệu được.
b) Quy trình thực hiện - Bước 1: Lập kế hoạch. + Lựa chọn chủ đề. + Xây dựng tiểu chủ đề. + Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập. - Bước 2: Thực hiện dự án.
+ Thu thập thông tin. + Thực hiện điều tra.
+ Thảo luận với các thành viên khác. + Tham vấn GV hướng dẫn. - Bước 3: Tổng hợp kết quả. + Tổng hợp các kết quả. + Xây dựng sản phẩm. + Trình bày kết quả. + Phản ánh lại quá trình học tập. c) Một số lưu ý
- Các dự án học tập cần góp phần gắn việc học tập trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội; có sự kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và vận dụng lí thuyết vào hoạt động thực tiễn, thực hành.
- Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của HS.
- HS được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân.
- Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp.
1.2.4.2. Dạy học theo góc
a) Bản chất
Là một hình thức tổ chức hoạt động học tập, trong đó học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong khơng gian lớp học, nhằm đạt được mục tiêu học sâu một nội dung hoặc một bài học,
b) Quy trình thực hiện
- Bước 1: Bố trí khơng gian lớp học.
+ Bố trí góc/khu vực học tập phù hợp với nhiệm vụ, hoạt động học tập và phù hợp với không gian lớp học.
+ Đảm bảo đủ tài liệu, phương tiện, đồ dùng học tập cần thiết ở mỗi góc.
- Bước 2: Giới thiệu bài học/nội dung học tập và các góc học tập.
+ Giới thiệu tên bài học/nội dung học tập; tên và vị trí các góc.
+ Nêu sơ lược nhiệm vụ mỗi góc, thời gian tối đa thực hiện nhiệm vụ tại các góc. + Dành thời gian cho HS chọn góc xuất phát, GV có thể điều chỉnh nếu có quá nhiều HS cùng chọn một góc.
- Bước 3: Tổ chức cho HS học tập tại các góc.
+ HS làm việc cá nhân, cặp hay nhóm nhỏ tại mỗi góc theo yêu cầu của hoạt động.
+ GV theo dõi, phát hiện khó khăn của HS để hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời. + Nhắc nhở thời gian để HS hoàn thành nhiệm vụ và chuẩn bị luân chuyển góc.
- Bước 4: Tổ chức cho HS trao đổi và đánh giá kết quả học tập (nếu cần).
c) Yêu cầu tổ chức dạy học theo góc
- Nội dung phù hợp: Lựa chọn nội dung bảo đảm cho HS khám phá theo phong cách học và cách thức hoạt động khác nhau.
- Khơng gian lớp học: Phịng học đủ diện tích để bố trí HS học theo góc.
- Thiết bị dạy học và tư liệu: Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị tư liệu để cho HS hoạt động chiếm lĩnh kiến thức và kĩ năng theo các phong cách học.
- NL GV: GV có NL về chun mơn, NL tổ chức dạy học tích cực và kĩ năng thiết kế tổ chức dạy học theo góc.
cá nhân và hợp tác.
- Cần tổ chức ít nhất là 3 góc với 3 phong cách học và HS cần luân chuyển qua cả 3 góc, HS được chia sẻ kết quả, được góp ý và hồn thiện.
- Với các bài dạy tiến hành làm thí nghiệm được thì tiến hành góc trải nghiệm nếu khơng thì cho HS quan sát các clip thí nghiệm thơng qua góc quan sát.
1.2.4.3. Dạy học theo trạm
a) Bản chất
Dạy học theo trạm là một trong những hình thức dạy học mở. Trong đó học sinh tích cực, tự chủ chiếm lĩnh tri thức. Nó khơng chỉ phù hợp với các giờ học nội khóa