SỨC ÉP HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG.

Một phần của tài liệu f4e237a8e888fb2dBao_cao_HTMT_tinh_Nam_Dinh_gd_2016-2020_20201103030906300300 (Trang 45 - 46)

a. Sự tăng trƣởng dân số cơ học của tỉnh Nam Định.

2.4. SỨC ÉP HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NĂNG LƢỢNG.

Quá trình phát triển năng lượng sẽ hình thành nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh xăng dầu, khí gas, than... Nếu cơng tác quản lý khơng được chú trọng quan tâm rất khó trong cơng tác kiểm sốt lượng chất thải phát sinh, phát sinh khí thải, nước thải, chất thải gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến cuộc sống của con người.

Số lượng trạm biến áp trên địa bàn tỉnh tương đối nhiều nên sẽ phát sinh chất thải là máy biến áp hỏng thải có chứa PolyChlorinated Biphenyl (PCB) là chất thải nguy hại tương đối lớn gây ảnh hưởng đến mơi trường và sức khoẻ người dân nếu khơng có biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý theo đúng quy định. Ngồi ra, cịn phát sinh từ trường của các trạm biến áp và đường dây điện cũng ảnh hưởng đến môi trường và con người.

- Tác động của PCB:

+Chất thải nguy hại khi phát tán vào môi trường nước, các động thực vật sử dụng nguồn nước này sẽ bị tích luỹ các chất độc vào cơ thể có thể gây nhiễm độc mãn tính và chúng cũng là mắt xích của chuỗi thức ăn, dẫn đến các chất độc sẽ tích luỹ sinh học trong chuỗi thức ăn và có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ con người. Khi Con người tiếp xúc trực tiếp với PCB (hay còn gọi là bị phơi nhiễm PCB) qua các con đường hô hấp và tiếp xúc qua da. PCB có thể gây ra các ảnh hưởng cấp tính và mãn tính đối với sức khỏe. Trong trường hợp cấp tính, gây tổn thương gan, nổi mụn, cháy da, bỏng mắt... Trong trường hợp mãn tính, PCB có thể tồn tại lâu dài trong mơ mỡ và tích lũy trong cơ thể, gây tác hại nghiêm trọng đến sức khỏe như ung thư, rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến hệ thần kinh.

+ Chất thải nguy hại có thể bị rơi vãi xuống đất gây ô nhiễm môi trường đất (đặc biệt là lớp thổ nhưỡng) và gián tiếp gây ô nhiễm môi trường nước ngầm.

+ Tác động sinh học của trường điện từ lên cơ thể: Con người khơng thể nhìn

thấy và khơng thể cảm nhận ngay được sự hiện diện của trường điện từ nên khó có thể lường trước được sự nguy hiểm của trường điện từ. Sự phát xạ điện từ tác động có hại đến cơ thể người, làm thay đổi các hoạt động của hệ thống thần kinh, tuần hoàn, nội tiết và nhiều hệ thống khác của cơ thể người.

+ Tác động nhiệt: Biểu hiện tác động đầu tiên của năng lượng điện từ là sự đốt

nóng, có thể dẫn đến sự biến đổi, thậm chí sự tổn thương cho các tế bào và mơ của cơ thể sống. Hiện tượng quá nhiệt của cơ thể khi hấp thụ năng lượng điện từ dẫn đến sự thay đổi tần số của mạch đập, nhịp tim và phản ứng mao mạch. Máu được coi là một chất điện phân, dưới tác động của trường điện từ, trong máu sinh ra các dịng điện ion, gây sự phát nóng các mơ và tế bào.

+ Tác động điện tĩnh: Cùng với sự tác động sinh học, điện trường còn gây ra sự

xuất hiện của các điện tích giữa người và các vật dụng kim loại có điện thế khác so với cơ thể người. Nếu người đứng trực tiếp dưới đất hoặc trên sàn dẫn điện có tiếp xúc với đất, thì điện thế của nó so với đất sẽ là 0, cịn nếu cách ly với đất, thì cơ thể người sẽ phải chịu một điện thế nhất định, mà đơi khi có thể đạt đến vài KV.

Sự tiếp xúc của cơ thể người cách ly với đất đến các phần tử kim loại có tiếp đất sẽ dẫn đến hiện tượng truyền dẫn điện tích từ cơ thể người xuống đất, mà có thể gây cảm giác đau, đặc biệt ở thời điểm đầu tiên. Đơi khi trong sự tiếp xúc này có thể xuất hiện sự phóng điện gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

+ Các tác động khác: Trường điện từ siêu cao tần có thể gây tác động đối với mắt,

dẫn đến bệnh đục nhãn cầu (thủy tinh thể). Mức độ tác động sinh học của trường điện từ đến cơ thể người phụ thuộc tần số dao động, cường độ và thời gian.

- Hoạt động sử dụng nhiên liệu than sẽ phát sinh khí thải lưu huỳnh dioxit (SO2), oxit nitơ (NOx), carbon dioxit (CO2)… Việc tiếp xúc với các khí này sẽ ảnh hưởng đến tim, mạch, đường hô hấp và hệ thần kinh của con người. Ngồi ra, các khí sunfat và nitrat cịn gây ra mưa axít, hủy hoại mùa màng và đất đai.

- Hoạt động sử dụng sử dụng xăng dầu trong động cơ xe cũng như sử dụng các nguồn nhiên liệu hóa thạch trong hoạt động cơng nghiệp, xây dựng... đã thải ra môi trường một lượng lớn các loại khí độc như NOx, SO2, CO2... Những khí này gây ơ nhiễm khơng khí nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu f4e237a8e888fb2dBao_cao_HTMT_tinh_Nam_Dinh_gd_2016-2020_20201103030906300300 (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w