- Tác động đến mơi trường khơng khí:
b. Vùng 2 bao gồm: huyện Nam Trực, Trực Ninh và Nghĩa Hưng
3.2.1. Tài nguyên nƣớc dƣới đất
Nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Nam Định chủ yếu phân bố trong 5 tầng chứa nước chính, cụ thể như sau:
Tầng chứa nước lỗ hổng Holocen (qh2).
Đặc điểm của tầng chứa nước qh2 là tầng chứa nước nông (tầng chứa nước thứ nhất kể từ mặt đất), phân bố rộng khắp từ Tây sang Đông, chỉ trừ một diện tích nhỏ của các chỏm đồi núi đá gốc và các trầm tích tầng Hải Hưng trên lộ phía trên mặt ở phía Tây Bắc vùng. Thành phần thạch học là cát, cát sét, sét, cát bột sét và các di tích động thực vật màu xám, xám đen cấu tạo mềm bở. Chiều dày tầng chứa nước biến đổi từ 2 - 28 m, ít khi gặp chiều dày lớn hơn, trung bình là 13,3m.
Tầng chứa nước Holocen dưới (qh1).
Tầng chứa nước qh1 có diện phân bố rộng khắp trong vùng, khơng thấy lộ trên mặt, ranh giới ngầm được bao quanh các chỏm đồi đá gốc ở phía Tây Bắc và Tây Nam vùng. Thành phần thạch học chủ yếu là cát hạt mịn, cát bột sét, sét bột lẫn cát và các thấu kính sét xen kẹp. Chiều dày tầng chứa nước biến đổi từ 1,3m đến 27,5m, trung bình 12,25m.
Sự thay đổi về thành phần hóa học nước cũng như tổng khống hóa của nước cũng có quy luật khá rõ ràng. Vùng nước lợ nằm ở phần Bắc, Tây Bắc, có diện phân bố lớn; vùng nước mặn thường phân bố ở ven biển, tổng khống hóa 16-30g/l.
Tầng chứa nước này thuộc loại tương đối giàu nước nhưng lại lợ và mặn không thế dùng cho ăn uống sinh hoạt được. Tuy nhiên, đối với những vùng khan hiếm nước, nước có độ khống hóa M = 1 – 1,5g/lcó thể sử dụng được trong ăn uống, sinh hoạt.
Tầng chứa nước Pleistocen (qp).
Tầng chứa nước qp có diện phân bố rộng khắp trong vùng, khơng lộ trên mặt đất, do các trầm tích trẻ hơn phủ kín, ranh giới ngầm phía Tây Bắc bao quanh các đối đá biến chất sơng Hồng, phía Tây Nam bao quanh các chân núi đá vơi hệ Triat, phía Đơng Bắc, Đơng Nam chạy ra hết bờ biển. Thành phần thạch học chủ yếu là cát sạn sỏi thạch anh có lẫn ít cuội đa khống ở phần trên đây là các trầm tích hệ tầng Hà Nội. Phần dưới là các trầm tích hệ tầng Lệ Chi gồm các tập cát hạt mịn, bột sét xen kẹp hoặc dạng thấu kính.
Độ sâu phân bố của tầng chứa nước này tương đối ổn định và có quy luật, phía Nam huyện Vụ Bản, tầng chứa nước có thế nằm nơng nhất, sâu dưới mặt đất khoảng 30 – 35m. Về phía trung tâm huyện Hải Hậu, tầng nước chìm xuống độ sâu 80 – 90m, có nơi đến trên 100m. Ra phía bờ biển tầng chứa nước nâng cao lên ở độ sâu khoảng 60-70m. Chiều dày tầng chúa nước cũng biến đổi theo quy luật, ở phía Tây Bắc thuộc phần phái Nam huyện Ý Yên, Vụ Bản tầng chứa nươc có chiều dày mỏng, khoảng 10-15m. Càng ra phía biển chiều dày tầng chứa nước càng tăng, có nơi đạt 30-50m.
Tầng chứa nước n2 có diện phân bố rộng trong vùng, khơng lộ trên mặt đất, bị các trầm tích trẻ phủ kín. Thành phần thạch học gồm cát kết hạt nhỏ đến trung lẫn sạn sỏi các lớp bột kết, sét kết. Chiều dày tầng chứa nước phụ thuộc vào địa hình và cấu tạo địa chất. Ở phía Bắc do ảnh hưởng của khối nâng trầm tích biến chất hệ tầng sơng Hồng nên chiều dày mỏng, phía Đơng Nam tầng chứa nước chìm xuống và nằm sâu hơn nên dày hơn, theo tài liệu dự đoán của bản đồ địa chất ở vùng Nam Định tầng chứa nước n2có chiều dày biến đổi từ 35m đến 85 m. Theo tài liệu bơm nước thí nghiệm, các lỗ khoan nghiên cứu trong tầng chứa nước có lưu lượng biến đổi Q = 0,4 l/s – 111,01 l/s. Tầng chứa nước n2 được xếp giàu nước.
Thành phần nước thay đổi rất phức tạp, chúng biến đổi theo diện và chiều sâu. Ở Nghĩa Hưng đến độ sâu 250m gặp nước nhạt, nhưng ở các huyện khác thì lại mặn. Ở độ sâu 450m, trên diện tích các huyện Xuân Trường, Giao Thủy và Hải Hậu nước có độ khống hóa đến 15 g/l. Động thái nước khá ổn định, giàu nước, có thể dùng làm nguồn cung cấp cho ăn uống, sinh hoạt được. Tuy nhiên, ranh giới mặn chưa xác định chính thức.
Tầng chứa nước trong thành tạo cacbonat, Triat giữa (t2)
Phân bố ở phía Tây, Tây Bắc, thuộc huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Đinhh: Kim Sơn, Yên Khánh, Hoa Lư và Gia Viễn thuộc tỉnh Ninh Bình. Đất đá chứa nước là đá vơi bị karst hóa. Các lỗ khoan trong tầng này gồm Q92a, LK32, GV01 và lỗ khoan ở Cồn Thoi phía Tây Nam có mực nước 0,2m cách mặt đất, lưu lượng là 5,87l/s, độ tổng khống hóa 0,46g/l thành phần là Bicacbonat Clorua Natri Canxi.[19]
* Diễn biến mực nƣớc dƣới đất trên địa bàn tỉnh Nam Định:
Theo kết quả quan trắc môi trường nước dưới đất hàng năm cho thấy, mực nước dưới đất có xu hướng tăng giảm theo mùa và hạ dần theo năm; mức độ sụt giảm mực nước và chất lượng nước dưới đất khác nhau giữa các khu vực trong tỉnh.Bên cạnh các yếu tố tự nhiên, sự thay đổi của mực nước ngầm còn do nhu cầu khai thác và sử dụng nước của con người.
Mực nước của giếng Q224a tại xã Phương Định – Trực Ninh (năm 2019) có biến động rõ rệt nhất giữa mùa mưa và mùa khô (cụ thể được thể hiện qua biểu đồ 3.54 và 3.55).
Mực nước mùa khô -580 -585 -590 -595 -600 -605 -610 -615 -620 -625
Biểu đồ 3.34: Diễn biến mực nước dưới đất mùa khô tại xã Phương Định – Trực Ninh
Mực nước mùa mưa
-400-450 -450 -500 -550 -600 -650 -700
Biểu đồ 3.35: Diễn biến mực nước dưới đất mùa mưa tại Phương Định – Trực Ninh
Các cụm giếng trong địa bàn tỉnh Nam Định do Sở Tài ngun và Mơi trường quản lý và có một đội ngũ thường xuyên duy trì, bảo dưỡng cũng như cập nhật thường xuyên diễn biến mực nước dưới đất. Kết quả quan trắc mực nước trong vòng 05 năm từ ngày 01/01/2015 đến ngày 31/12/2019 được thể hiện cụ thể qua các biểu đồ:
a. Giếng quan trắc tại tầng chứa nước Holocen (qh):
Trong tầng chứa nước Holocen (qh), thực hiện quan trắc mực nước dưới đất tại 04 giếng: Q221b (Mỹ Thịnh – Mỹ Lộc), Q224b (Phương Định – Trực Ninh), Q228c (Hải Giang – Hải Hậu), Q210a (Quất Lâm – Giao Thủy).
Mực Mực nƣớc nƣớc (cm) (cm) -250 -250 -300 -300 -350 -350 -400 -400 -450 -450 -500 -500 -550 -550 -600 -600 Q221b (Mỹ Thịnh - Mỹ Lộc)
Q210a (TT Quất Lâm - Giao Thủy)
Q228c (Hải Giang - Hải Hậu) Q224b (Phương Định - Trực Ninh)
Biểu đồ 3.36: Diễn biến mực nước tầng chứa nước halocen(qh) tại tỉnh Nam Định giai đoạn 2015-2019
Qua số liệu quan trắc trong 5 năm gần đây cho thấy mực nước tại 04 giếng đều có xu hướng tăng giảm theo mùa trong năm và xu hướng hạ thấp dần theo năm.
- Giếng Q210a: năm 2015 có mực nước cao nhất là -452,85 cm (ngày 01/01/2015) và mực nước thấp nhất là -484,21 cm (ngày 22/12/2015). Năm 2019 có mực nước cao nhất là -550,24 cm (ngày 02/06/2019) và mực nước thấp nhất là -580,27 cm (ngày
27/12/2019).
- Giếng Q221b: năm 2015 có mực nước cao nhất là -268,412 cm (ngày 03/04/2015) và mực nước thấp nhất là -304,209 cm (ngày 18/12/2015). Năm 2019 có mực nước cao nhất là -359,48 cm (ngày 10/01/2019) và mực nước thấp nhất là -458,83 cm (ngày 09/01/2019).
- Giếng Q224b: năm 2015 có mực nước cao nhất là -339,135 cm (ngày 14/05/2015) và mực nước thấp nhất là -367,09 cm (ngày 20/12/2015). Năm 2019 có mực nước cao nhất là -402,16 cm (ngày 22/02/2019) và mực nước thấp nhất là -497,72 cm (ngày 10/01/2019).
- Giếng Q228c:năm 2015 có mực nước cao nhất là -280,275 cm (ngày 23/01/2015) và mực nước thấp nhất là -473,292 cm (ngày 24/12/2015). Năm 2019 có mực nước cao nhất là -415,182 cm (ngày 22/01/2019) và mực nước thấp nhất là -439 cm (ngày 01/09/2019).