4.1.3 .Vị trí và ngành nghề đầu tư tại các KCN Hải Phòng
4.1.7. Chính sách ưu đãi đầu tư trong các KCN Hải Phòng
* Ưu đãi đầu tư trong khu kinh tế Đình Vũ- Cát Hải (bao gồm các: KCN Đình Vũ, KCN Tràng Duệ, KCN Vsip, KCN MP Đình Vũ, KCN nam Đình Vũ 1)
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Trường hợp chung: Ưu đãi thuế suất 10% trong 15 năm đầu, sau 15 năm đầu thuế suất ưu đãi là 20%.
- Trường hợp từ năm đầu tiên có thu nhập chịu thuế: 4 năm đầu thuế suất 0%, 9 năm tiếp theo thuế suất 5%, 2 năm sau là 10% sau 15 năm là 20%.
- Trường hợp khơng có lợi nhận trong 03 năm đầu tiên: 7 năm đầu thuế suất 0%, 8 năm tiếp theo thuế suất 5 %, 1 năm tiếp theo thuế xuất 10%, các năm tiếp theo thuế suất 20%.
+ Thuế thu nhập cá nhân.
Giảm 50% đối với cá nhân làm việc trực tiếp trong khu kinh tế (Căn cứ theo Thông tư số 128/2014/TT-BTC).
+ Thuế giá trị gia tăng.
Hàng hóa và dịch vụ mua và bán giữa các bên nước ngoài vào khu phi thuế quan, mua và bán trong khu vực phi thuế quan sẽ được miễn thuế giá trị gia tăng. Hàng hóa và dịch vụ bán và cung cấp trong khu vực phi thuế quan sẽ được áp dụng thuế suất giá trị gia tăng 0% (căn cứ theo Nghị định số 209/2013/NĐ-CP).
+ Thuế xuất nhập khẩu.
Uu đãi không thu thuế xuất nhập khẩu đối với: hàng hóa từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra nước ngồi, hàng hóa nhập khẩu từ nước ngồi vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác (căn cư theo Nghị định 134/2016/NĐ-CP).
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt: Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngồi vào khu phi thuế quan, hàng hóa bán từ nội địa vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hóa được mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau, trừ xe ô tô chở người dưới 24 chỗ (căn cứ theo Nghị định số 26/2009/NĐ-CP và Nghị định 113/2011/NĐ-CP).
+ Tiền thuế đất, thuê mặt nước.
- Miễn thuế đất, thuê mặt nước cho cả thời hạn thuê: Dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn, dự án sử dụng đất xây dựng nhà ở cho công nhân của các khu công nghiệp, đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong khu công nghiệp.
- Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước sau thời gian được miễn tiền thu đất, thuê mặt nước để xây dựng cơ bản: 11 năm đối với dự án đầu tư tại địa bàn có kiều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, 15 năm đối với dự án thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn (căn cứ theo Nghị định số 46/2014/NĐ-CP).
* Ưu đãi đầu tư ngoài khu kinh tế Đình Vũ- Cát Hải ( bao gồm: KCN Đồ Sơn, KCN An Dương, KCN Nomura, KCN Nam Cầu Kiền).
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp.
Miễn thuế 2 năm đầu tiên, giảm 50% cho 4 năm tiếp theo, từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế từ dự án đầu tư mới.
+ Thuế xuất nhập khẩu.
Miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu để gia cơng cho nước ngồi rồi xuất khẩu hoặc hàng hóa xuất khẩu cho nước ngồi để gia cơng cho Việt Nam rồi tái nhập khẩu theo hợp đồng gia công.
+ Thuế giá trị gia tăng.
Đối tượng khơng chịu thuế: hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam, hàng tạm nhập , tái xuất, hàng tạm xuất tái nhập, nguyên liệu nhập khẩu để gia cơng, sản xuất hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia cơng.
Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam, hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại qua nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
+ Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời hạn thuê.
Dự án sử dụng đất xây dựng nhà ở cho công nhân của các khu công nghiệp, đất xây dựng kết cấu hạ tầng sử dụng chung trong khu công nghiệp.
+ Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước sau thời gian được miễn thuê đất, miễn mặt nước để xây dựng cơ bản: 11 năm đối với dựu án đầu tư thuộc Danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư, dự án thuộc Danh mục ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn, 15 năm đối với dự án thuộc danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư được đầu tư tại địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn.
4.1.8. Chính sách thu hút, xúc tiến đầu tư tại các khu cơng nghiệp Hải Phịng
Thành phố Hải Phòng đã triển khai nhiều chính sách thu hút đầu tư, khuyến khích đầu tư đặc biệt là chiến lược thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngồi, thành phố Hải Phịng đã đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, giải quyết khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư đang được lãnh đạo thành phố chỉ đạo quyết liệt các ngành thực hiện trên mọi lĩnh vực: quy hoạch, đầu tư, đất đai, mơi trường, xây dựng, tài chính…
Thành phố đã ban hành danh mục dự án kêu gọi FDI, với 50 dự án tập trung ở 10 ngành, lĩnh vực khác nhau: Ngành điện tử, điện lạnh, tin học; ngành cơ khí, chế tạo; ngành cơng nghiệp hóa chất, lọc dầu; ngành luyện kim; ngành giao thơng vận tải; lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch; lĩnh vực thông tin, truyền thông; lĩnh vực nông nghiệp; lĩnh vực Y tế; lĩnh vực khác: Dự án trường dạy nghề chất lượng cao; Xây dựng khu công nghiệp chuyên sâu.
Một trong những bước đột phá trong cải cách hành chính của Thành phố là việc thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hải
Phòng; Trung tâm giúp UBND thành phố giải quyết thủ tục về đầu tư, đất đai, môi trường, quy hoạch, xây dựng, tài chính đối với những dự án khơng sử dụng nguồn vốn đầu tư công theo quy định của Luật Đầu tư cơng và nằm ngồi các khu công nghiệp. Hoạt động với chức năng “một cửa liên thông cấp thành phố”, Trung tâm giải quyết nhanh chóng các thủ tục về đầu tư, xây dựng, quy hoạch, tài chính, đất đai, mơi trường, tạo điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư triển khai dự án đầu tư vào thành phố.
Thành phố Hải Phịng đang phát huy được những thê mạnh sẵn có, đẩy mạnh cơng tác tư vẫn, hỗ trợ các nhà đầu tư cở sở hạ tầng trong cơng tác giải phóng mặt bằng, bảo đảm đầu tư xây dựng theo đúng quy hoạch, tiến độ, mục tiêu đầu tư, tạo mặt bằng đồng bộ, hoàn chỉnh để sẵn sàng tiếp nhận cá dự án đầu tư vào các KCN Hải Phòng. Đồng thời đảo bảo các cơ chế chính sách bình đăng giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi với nhau, qua đó khuyến khích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư hiệu quả phù hợp đúng ngành nghề.
Lãnh đạo các ban ngành, địa phương luôn chú trọng trong chỉ đạo xây dựng chương trình phát triển kinh tế đối ngoại, được cụ thể hóa bằng các quyết định, chủ trương, chính sách điều hành của lãnh đạo ban ngành, địa phương trong việc thu hút đầu tư FDI.
Ban Quản lý KKT Hải Phịng khơng ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động xúc tiến đầu tư thơng qua nhiều hình thức đa dạng, phong phú, như: Các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, hướng dẫn nhà đầu tư tìm hiểu về chính sách ưu đãi đầu tư vào KCN, KKT. Đặc biệt chú trọng công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ thông qua lãnh đạo các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động trong các KCN. Cập nhật và cơng khai hóa các thơng tin kinh tế -xã hội của thành phố, cơ chế chính sách, thủ tục đầu tư, chính sách hỗ trợ, ưu đãi doanh nghiệp... trên Cổng thông tin điện tử nhằm tạo điều kiện cho nhà đầu tư tiếp cận dễ dàng, thuận lợi với các thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Địa chỉ, điện thoại liên lạc của các phịng chun mơn và đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ban Quản lý được đăng đầy đủ trên Cổng thông tin để doanh nghiệp thuận lợi trao đổi, liên hệ công tác. Hiện nay, Ban Quản lý đã triển khai nâng cấp Cổng thông tin điện tử và thực
hiện đổi nhà cung cấp dịch vụ hosting. Cổng thông tin điện tử Ban Quản lý
(www.heza.gov.vn) với 03 ngôn ngữ là Việt, Anh, Nhật hoạt động hiệu quả
(chuẩn bị bổ sung thêm 02 ngôn ngữ là Hàn Quốc, Trung Quốc), giúp các doanh nghiệp, nhà đầu tư thuận lợi trong tìm hiểu các thơng tin, chính sách ưu đãi đầu tư vào KCN, KKT (Nguyễn Hằng, 2018).
4.1.9. Chất lượng nguồn nhân lực thành phố Hải Phòng
Thành phố Hải Phòng tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, lao động kỹ thuật, công nghệ, tổ chức quản lý nhằm đáp ứng yêu cầu của các dự án lớn, áp dụng công nghệ cao, công nghệ và quản lý tiên tiến đầu tư vào KKT, các KCN; đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư một cách chuyên nghiệp, có hiệu quả. Đồng thời, định hướng thu hút đầu tư có chọn lọc, lựa chọn các dự án của các nhà đầu tư có suất đầu tư cao, vốn lớn, dự án sản xuất sản phẩm cơng nghiệp hỗ trợ, có giá trị gia tăng cao, sản phẩm thân thiện với môi trường, đảm bảo phát triển bền vững.
Trong các nhiệm vụ trọng tâm đó, việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để phục vụ cho sự phát triển lâu dài và bền vững của thành phố ngày càng đặt ra những nhiệm vụ và thách thức mới.
Tại Hải Phòng, các dự án đầu tư vào các KCN trong thời gian qua đã sử dụng khoảng 45 nghìn lao động, trong đó đội ngũ quản lý gần 5.500 người, lao động kỹ thuật gần 8.000 người, cịn lại hơn 30.000 lao động phổ thơng chưa qua đào tạo, tỷ lệ của đối tượng lao động này lên tới trên trên 65% và tỷ lệ lao động nữ của cả ba đối tượng lao động có trình độ cao đẳng, đại học, công nhân kỹ thuật và lao động chưa qua đào tạo cũng rất cao, chiếm tỷ lệ trên 67,4%. Điều đó phản ánh một thực trạng là trình độ khoa học cơng nghệ của các dự án đã và đang hoạt động trong các KCN chỉ đạt ở mức độ nhất định.
Hải Phịng khơng phải là một địa phương có dân số đơng, song thời gian qua vẫn đáp ứng được nhu cầu lao động, tuy nhiên hiện nay việc gia tăng dân số cơ học ở mức độ thấp đã dẫn đến hiện tượng thiếu lao động phổ thông cục bộ ở một số quận, huyện nơi có KCN, KKT. Trước thực tế khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao hiện nay, địi hỏi Hải Phịng phải có kế hoạch đào tạo mới, đào
tạo lại nguồn nhân lực hiện có của thành phố để đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời gian tới.
Trước yêu cầu về hội nhập ngày càng sâu rộng và phù hợp với chiến lược thu hút đầu tư được quan tâm trong lĩnh vực công nghệ cao, dịch vụ cao, đặc biệt, sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế, cơ cấu kinh tế thế giới sẽ thay đổi theo hướng phát triển các ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao, địi hỏi lực lượng lao động phải có trình độ kỹ thuật cao hơn. Tuy nhiên, thực trạng nguồn nhân lực, cách thức tuyển chọn và sử dụng nhân lực tại các doanh nghiệp trong KCN, KKT Hải Phịng có những điểm yếu căn bản sau: ( Phạm Minh Lộc, 2015).
Một là, đến nay, trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và dạy nghề, thành phố
Hải Phịng đã có 4 trường đại học của Trung ương và địa phương, 61 cơ sở đào tạo nghề, gồm: 11 trường Cao đẳng nghề, 14 trường Trung cấp nghề, 20 Trung tâm dạy nghề (trong đó có 10 trung tâm dạy nghề cơng lập thuộc quận, huyện), 2 trường dạy nghề và 17 cơ sở khác có tham gia dạy nghề với nhiều hình thức và trình độ khác nhau (bao gồm các trường Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp, Trung tâm Giới thiệu việc làm, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có đăng ký tham gia dạy nghề). Tuy nhiên, số cơ sở dạy nghề chuyên đào tạo những nghề của thành phố còn thiếu lại chưa đồng bộ và dàn trải; ngành nghề và nội dung chương trình đào tạo, tác phong cơng nghiệp trong lao động, kỹ năng làm việc và nhất là cơ sở vật chất (phịng học, phịng thí nghiệm, xưởng thực hành…) chưa gắn với nhu cầu của doanh nghiệp. Các chương trình khung của Tổng cục Dạy nghề qui định cịn bao gồm nhiều kỹ năng trong một trình độ, thiếu chuyên sâu. Trong khi đó, nội dung đầu tiên và căn bản cần trang bị cho người lao động của đào tạo nghề nghiệp là đạo đức, tác phong, tính kỷ luật, kiến thức pháp luật lao động và kỹ năng sơ cấp cứu ban đầu trong lao động sản xuất… bị bỏ qua.
Công tác đầu tư nghề trọng điểm cho từng trường, từng khu vực cịn cảm tính, chưa có đánh giá chi tiết về nhu cầu thực tiễn của từng địa bàn khi định hướng và phân bổ các dự án nghề trọng điểm, dẫn đến nơi thừa, nơi thiếu và lãng phí nguồn lực ( Phạm Minh Lộc, 2015).
Hai là, phân luồng trong giáo dục ở thành phố triển khai chậm và không
quyết liệt, hương nghiệp cho học sinh THCS yếu, dẫn đến mất cân đối nguồn nhân lực, đa số học sinh tốt nghiệp THCS vẫn tiếp tục muốn học lên hệ THPT theo tư duy “học để làm quan” và nhà trường cũng theo tư duy đó, dẫn đến cảnh thừa thầy, thiếu thợ. Đầu vào của các trường nghề đa số là các học sinh có kết quả học tập yếu, kém, tư duy nhận thức mục tiêu học tập rất hạn chế và xu hướng không muốn học nghề ( Phạm Minh Lộc, 2015).
Ba là, công tác đào tạo của các trường đại học, các trường chuyên nghiệp
nặng về lý thuyết, yếu kém về ngoại ngữ, không sát với nhu cầu của thị trường lao động. Luật Giáo dục đại học và Luật Dạy nghề đã cắt khúc hoạt động đào tạo, thiếu tính liên thơng, sau khi Luật Dạy nghề được thay thế bằng Luật Giáo dục nghề nghiệp 2015 cũng chưa rõ ràng về phân công nhiệm vụ cơ quan đầu mối triển khai, nên luật chậm đi vào cuộc sống ( Phạm Minh Lộc, 2015).
Bốn là, các doanh nghiệp tự tuyển dụng và đào tạo, bộ phận nhân sự ở một
số doanh nghiệp có hiện tượng tiêu cực trong tuyển dụng lao động, dẫn đến nảy sinh nhiều bất ổn cả về an ninh trật tự địa bàn và tạo ra khó khăn cho các cơ sở đào tạo. Xu hướng các doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc tuyển lao động vừa tốt nghiệp từ trường phổ thông, từ chối các lao động đã đi làm và có những thói quen làm việc ở nơi khác để thuận tiện đào tạo theo tiêu chí riêng của họ cùng là một hiện tượng thực tiễn ( Phạm Minh Lộc, 2015).
Năm là, sự phối hợp giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp còn thiếu gắn
kết, vì vậy cịn có những khoảng cách lớn giữa đào tạo và thực tiễn sản xuất, mặc dù đã có nhiều cố gắng từ cơ sở đào tạo như trường nghề của KKT Hải Phịng, tuy nhiên rất khó để học viên các trường có thể tham gia thực tập tại các doanh nghiệp trong quá trình học tập, do các doanh nghiệp lo ảnh hưởng đến năng suất hay mất mát, hỏng hóc trang thiết bị trong q trình các học viên thực hành thực tập( Phạm Minh Lộc, 2015).
4.2. Đánh giá chung về khả năng thu hút đầu tư FDI tại các khu cơng nghiệp Hải Phịng
4.2.1. Đánh giá chung về cơ sở hạ tầng tại các Khu cơng nghiệp Hải Phịng
Cơ sở hạ tầng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến việc đưa ra