Cơ sở xuất phát của vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng thơ ca cách mạng để gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử việt nam (1954 1975) lớp 12 trung học phổ thông chương trình chuẩn (Trang 35 - 38)

1.2. Cơ sở lí luận

1.2.3. Cơ sở xuất phát của vấn đề

1.2.3.1. Mục tiêu môn Lịch sử ở trường phổ thông

Mục tiêu của DHLS ở trường phổ thông được xây dựng trên cở sở mục tiêu của cấp học, quan điểm, đường lối của Đảng về sử học và giáo dục. Mục tiêu đó thể hiện qua 3 nhiệm vụ cơ bản: kiến thức, kĩ năng, thái độ.

- Kiến thức: cung cấp cho HS những kiến thức cơ bản của LS thế giới và LS dân tộc bao gồm: sự kiện cơ bản, các khái niệm, địa danh, niên đại, những vấn đề về phương pháp học tập… phù hợp với yêu cầu và trình độ của học sinh.

- Kỹ năng: rèn luyện phương pháp tư duy khoa học thơng qua sự phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát, nhận xét và đánh giá các sự kiện lịch sử và nhân vật LS cụ thể, qua đó rèn luyện óc thơng minh và khả năng sáng tạo của HS.

- Thái độ: giáo dục HS truyền thống dân tộc, lòng căm thù giặc, yêu lao động, kính trọng quần chúng nhân dân; bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, nhân cách, tình cảm đúng đắn, trung thành với lý tưởng XHCN.

Vì vậy, sử dụng thơ - ca cách mạng trong DHLS là một trong những biện pháp để tạo hứng thú học tập bộ môn, trên cơ sở đó phát huy tính tích cực học tập của HS, nâng cao hiệu quả bài học. Góp phần đổi mới phương pháp DHLS ở trường phổ thông.

1.2.3.2. Đặc trưng bộ môn

So với các mơn học khác, bộ mơn Lịch sử có những đặc trưng riêng:

Trước hết, LS mang tính q khứ. Nói đến lịch sử là nói đến những gì đang diễn ra trong quá khứ (các sự kiện, hiện tượng, biến cố lịch sử), chỉ xảy ra một lần duy nhất, không bao giờ lặp lại.

Thứ hai, LS mang tính khơng lặp lại về khơng gian và thời gian. Mỗi sự kiện, hiện tượng LS chỉ xảy ra trong một thời gian, không gian xác định, chỉ xảy ra một lần duy nhất.

Thứ ba, LS mang tính cụ thể. Mỗi sự kiện lịch sử bao giờ cũng diễn ra trong hoàn cảnh cụ thể về khơng gian, thời gian nhất định, nên khi trình bày chúng rất cần phải cụ thể, sinh động.

Thứ tư, LS mang tính hệ thống. Sự vận động của hiện thực LS từ quá khứ tới hiện tại, từ hiện tại tới tương lai. Do vậy, khi DHLS, GV phải chú ý đến mối liên hệ giữa các sự kiện, hiện tượng, các vấn đề lịch sử để cung cấp cho HS những tri thức LS mang tính hệ thống và hoàn chỉnh, đảm bảo sự thống nhất giữa “sử” và “luận”. Từ những đặc trưng trên, chúng ta thấy rằng để giúp HS hiểu được hiện thực LS thì các em phải có được biểu tượng chân thực, cụ thể, sinh động về các sự kiện, hiện tượng LS. Để làm được điều đó GV cần phải sưu tầm và sử dụng nhiều loại tài liệu tham khảo, trong đó có thơ - ca cách mạng. Khi sử dụng GV phải biết kết hợp nguồn tài liệu này với các PPDH khác, để khôi phục lại quá khứ LS một cách sinh động, chính xác và tồn diện. Ngồi ra, để nâng cao hiệu quả bài học, GV phải nắm

vững kiến thức khoa học LS và có sự hiểu biết sâu rộng về Văn học, Địa lý, Giáo

dục công dân…đặc biệt là thơ - ca cách mạng sử dụng trong DHLS. Có như vậy mới làm cho nội dung bài giảng thêm cụ thể, sinh động, phong phú và gây hứng thú học tập cho HS.

1.2.3.3. Đặc điểm nhận thức lịch sử của học sinh

Chúng ta đều biết rằng quá trình nhận thức của HS luôn diễn ra theo con đường từ trực quan sinh động tới tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng trở về thực tiễn. Đó cũng chính là con đường biện chứng của nhận thức đối với sự vật, của nhận thức đối với hiện thực khách quan. Tuy nhiên, quá trình nhận thức LS của HS lại có những nét riêng so với q trình lĩnh hội những tri thức khác. Trước tiên, là quá trình HS tiếp xúc với tài liệu về các sự kiện, hiện tượng LS đó là sự tiếp xúc tri thức mang tính gián tiếp. Sau đó, qua việc quan sát (tri giác) tài liệu, các em sẽ hình dung lại những mối liên hệ tạm thời tương ứng (biểu tượng). Trên cơ sở đó, thơng qua các thao tác tư duy của mình, HS sẽ xử lý thơng tin để tìm ra bản chất của các sự kiện, hiện tượng LS, nắm được quy luật vận động và nội hàm khái niệm LS.

Cuối cùng, khi có những hiểu biết sâu sắc về LS, HS sẽ vận dụng tri thức của quá khứ để hiểu hiện tại và có hành động phù hợp với trình độ của mình. Ngồi ra, HS ở lứa tuổi THPT lại thích tiếp xúc với khoa học, tìm tịi khám phá tri thức khi có hứng thú.

Những đặc điểm trên đòi hỏi người GV lịch sử phải tạo được hứng thú cho cho HS. Trên cơ sở đó các em chủ động lĩnh hội khám phá tri thức khoa học LS. Việc sử dụng thơ - ca cách mạng một cách sáng tạo, phù hợp với đặc điểm tâm lý, nhận thức sẽ giúp HS tái hiện lại kiến thức đúng như nó tồn tạo, gây hứng thú trong học tập và nâng cao chất lượng giảng dạy lịch sử.

1.2.3.4. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông

Thông qua kết quả của các kỳ thi tốt nghiệp phổ thông, thi tuyển vào đại học, cao đẳng…dư luận xã hội cho thấy nhận thức về LS của thế hệ trẻ còn rất hạn chế. Sự thật đáng buồn đó đã gây ra những bức xúc, nỗi lo âu cho toàn xã hội. Nguyên nhân do đâu? Làm thế nào để thay đổi tình trạng dạy và học mơn Lịch sử như hiện nay?... đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Nghị quyết 29/TW về đổi mới toàn diện, cơ bản giáo dục chỉ rõ: chuyển từ dạy

học tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực. Tiếp cận nội dung trong môn LS là

cách nêu ra một chủ đề, một sự kiện hiện tượng LS…sau đó hướng HS trả lời câu

hỏi: Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa LS…? Hoặc: Vai trị, tác dụng…? Có

nghĩa là HS cần biết cái gì? Cách tiếp cận này chủ yếu dựa vào yêu cầu nội dung môn học nên thường mang tính "hàn lâm", nặng về lý thuyết, ít chú đến tiềm năng,

các giai đoạn phát triển, nhu cầu, hứng thú và điều kiện của người học. Tiếp cận

năng lực nhằm trả lời câu hỏi: Chúng ta muốn người học biết và có thể làm được những gì? Khi ra trường các em vẫn sử dụng năng lực áp dụng việc học vào cuộc

sống và cơng việc của mình.

Giáo sư Trịnh Đình Tùng (Đại học sư phạm Hà Nội) nhận định: Bước đầu tiên

để đổi mới PPDH lịch sử ở trường phổ thông là làm thế nào để khêu gợi hứng thú học tập của HS đối với việc học tập. Muốn làm được điều đó người thầy phải biết nêu ra một số vấn đề có tính hấp dẫn trong nội dung học tập và khêu gợi hứng thú học tập của học sinh, khiến họ khát khao muốn biết, kích thích tính tích cực học tập và tạo ra động cơ học tập cho học sinh.

Theo tinh thần Nghị quyết 29, một yêu cầu cấp thiết đặt ra là phải đổi mới PPDH ở trường phổ thơng trong đó có mơn Lịch sử: nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị của dạy học LS ở trường phổ thông; về xây dựng chương trình, biên soạn sách giáo khoa, tài liệu DHLS; đổi mới kiểm tra, đánh giá – đánh sau năm 2015… Một biện pháp nhỏ nhưng là bước đi đúng hướng góp phần đổi mới PPDH lịch sử ở trường phổ thông, theo đúng tinh thần Nghị quyết 29 là sử dụng thơ - ca cách mạng để gây hứng thú cho học sinh trong DHLS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng thơ ca cách mạng để gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử việt nam (1954 1975) lớp 12 trung học phổ thông chương trình chuẩn (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)