.Về phía học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng thơ ca cách mạng để gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử việt nam (1954 1975) lớp 12 trung học phổ thông chương trình chuẩn (Trang 46)

Trong q trình DHLS ở trường phổ thơng, cùng với sự quan sát, điều tra, trao đổi với HS ngoài giờ học cho thấy: đối với những giờ dạy LS mà GV sử dụng thơ - ca cách mạng liên quan đến nội dung bài học, thấy rõ sự hào hứng của HS, tập trung nghe giảng, khơng làm việc riêng, ít thấy tình trạng uể oải hay buồn ngủ.Trên khn mặt, ánh mắt của các em bộc lộ xúc cảm LS. Chúng tôi đã tiến hành khảo sát HS bằng 250 phiếu thăm dò về thực tiễn sự dụng thơ ca cách mạng trong DHLS ở trường ba trường THPT: THPT Đoàn Kết – Hà Nội, THPT Văn Lâm – Hưng Yên, THPT Hoàng Văn Thụ - Hải Dương. Kết quả như sau:

Trước tiên, chúng tôi đưa ra câu hỏi để thăm dò tâm lý của các em: Trong

các giờ học lịch sử em có hứng thú khi nghe các bài thơ và ca khúc cách mạng phản ánh nội dung lịch sử không? Kết quả cho thấy: 79%: hứng thú, 16%: bình

thường, 5%: khơng thích. Em Hồng Thị Thảo lớp 12A2 THPT Văn Lâm - Hưng

Yên (do tôi dạy môn Lịch sử) tâm sự:“Em theo học ban khoa học tự nhiên nên từ

trước đến này em không quan tâm, khơng thích học mơn lịch sử. Nhưng bây giờ em lại thấy rất hứng thú với mơn học này, thậm chí em tự tìm hiểu về lịch sử qua sách báo và mạng Internet, em cảm thấy học lịch sử không đáng sợ như trước đây nữa. Vì trong giờ giảng chúng em được nghe những ca khúc cách mạng, những đoạn thơ thật xúc động giúp chúng em dễ nhớ kiến thức và giờ học thật thú vị”

Như vậy, qua việc quan sát, điều tra và trực tiếp dạy LS ở trường phổ thông cho thấy: khi GV sử dụng thơ - ca cách mạng trong DHLS thì đa số HS thấy hứng thú, số ít các em thấy bình thường và khơng hứng thú. Sở dĩ có điều đó là vì các thầy cơ ít khi sử dụng thơ - ca cách mạng trong giờ LS. Một số GV không thuộc thơ và đặc biệt là các ca khúc cách mạng, hoặc sử dụng một cách qua loa, khơng phân tích nên khơng gây được ấn tượng với HS. Thậm chí có HS trả lời rằng em chưa được nghe thơ - ca cách mạng trong giờ học LS bao giờ.

Khi hỏi HS về: Cảm xúc của em như thế nào khi nghe các bài thơ và ca

khúc cách mạng? Các em lựa chọn nhiều cung bậc cảm xúc giống nhau: có 62 %

HS chăm chú lắng nghe, 54% HS tỏ ra thích thú và đặc biệt 73% HS cảm thấy xúc động. Sở dĩ xuất hiện cảm xúc bồi hồi xúc động, chăm chú theo dõi bài giảng và cảm thấy thích thú vì trong nội dung của đoạn thơ và ca khúc cách mạng chứa đựng nội dung LS liên quan đến bài giảng, như ca ngợi gương hi sinh anh dũng của các chiến sĩ, tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc, niềm vui ngày toàn thắng hoặc tố cáo tội ác của kẻ thù. Tuy nhiên, một số HS không bộc lộ xúc cảm LS do khơng có hứng thú học tập bộ mơn và chưa tích cực học tập. Thăm dò ý kiến HS về mức độ sử dụng thơ - ca cách mạng của GV trong

DHLS để lấy thông tin hai chiều. Chúng tôi đưa câu hỏi: Thầy cơ có thường

xuyên sử dụng các bài thơ và ca khúc cách mạng trong giờ học lịch sử không?

Kết quả như sau: có 14% HS cho rằng GV thường xuyên sử dụng, 63%: thỉnh thoảng, cịn 23%: khơng bao giờ. Từ kết quả thăm dị phía HS, chúng tơi nhận thấy rằng GV có sử dụng nguồn tài liệu này trong DHLS. Tuy nhiên, mức độ sự dụng chưa thường xun, thậm chí có một số ý kiến HS cho rằng em chưa bao giờ được nghe cô giáo đọc thơ hay hát trong giờ học LS.

Về nội dung của thơ - ca cách mạng, chúng tơi thăm dị HS bằng câu hỏi: Em

cảm nhận được những gì khi nghe nội dung các bài thơ và ca khúc cách mạng?

có 90% số HS được hỏi cho rằng nội dung thơ - ca cách mạng phản ánh tinh thần

đoàn kết, chiến đấu hi sinh, lao động gian khổ của quân dân ta vì độc lập tự do của Tổ quốc. 91% : thể hiện niềm tự hào, tự tin dân tộc, thái độ căm ghét áp bức bóc lột và tinh thần quyết chiến, quyết thắng bảo vệ và giữ vững độc lập của dân tộc và 62%: cổ vũ, khích lệ tinh thần chiến đấu của bộ đội, thanh niên xung phong…tình

yêu quê hương đất nước và niềm tin vào chiến thắng. Như vậy, chúng tơi có thể nhận thấy, hầu hết HS, nhận thức được nội dung, tầm quan trọng, tác dụng của thơ - ca cách mạng trong học tập LS. Thơ ca phản ánh nội dung, khơng khí LS, ca ngợi chiến cơng, ý chí quyết tâm bảo vệ bảo vệ độc lập dân tộc. Thiết nghĩ trong DHLS, GV nên sử dụng nguồn tài liệu này để gây hứng thú học LS cho HS.

Để kiểm tra kiến thức của HS về giai đoạn kháng chiến chống Mĩ, chúng tôi

đưa ra câu hỏi: Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của quân dân ta diễn ra

trong khoảng thời gian nào? Có 1%: 1930 – 1945, 5%: 1945 – 1954, 7%:1945 –

1975 và 87%: 1954 – 1975. Qua kết quả thăm dị trên chúng tơi nhận thấy, đa số HS nhận biết được thời gian bắt đầu và kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ, chứng tỏ các em nhớ mốc lịch sử và có ấn tượng về cuộc kháng chiến này. Đây là một câu hỏi khơng khó mang tính nhận biết nhưng một số HS vẫn nhầm lẫn với Cách mạng tháng Tám, kháng chiến chống Pháp và cho rằng cuộc kháng chiến chống Mĩ kéo dài từ năm 1945 đến năm 1975. Đó là sự nhầm lẫn rất cơ bản, nói nên sự mơ hồ về kiến thức LS của HS. Vì vậy, để khắc sâu sự kiện, giai đoạn LS thì việc sử dụng thơ - ca cách mạng trong DHLS là cần thiết.

Trả lời câu hỏi: Đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của

quân dân ta là chiến dịch nào? Có đến 22% ý kiến HS cho rằng đó là: Tổng tiến

cơng tết Mậu Thân năm 1968, 6%: chiến dịch Tây Nguyên, 1%: chiến dịch Huế - Đà Nẵng, 71%: chiến dịch Hồ Chí Minh. Từ kết quả trên cho thấy 2/3 số HS trả lời đúng: chiến dịch Hồ Chí Minh. Chứng tỏ đa số HS nhận thức được ý nghĩa của chiến dịch này. Nhưng một số HS nhầm lẫn sang chiến dịch Tây Nguyên và chiến dịch Huế - Đà Nẵng, đặc biệt hơn 20% ý kiến trả lời là Tổng tiến công Mậu Thân năm 1968, đánh dấu bước ngoặt của cách mạng MN chứ không phải là đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống Mĩ.

Trong quá trình điều tra hiểu biết của HS về ca khúc cách mạng gắn với một

sự kiện LS cụ thể, chúng tôi hỏi: “Lời Bác nay đã thành chiến thắng huy hoàng,

30 năm đấu tranh giành tồn vẹn non sơng…” Em có biết ca khúc này khơng? Ca khúc này nói về sự kiện lịch sử nào? Kết quả cho thấy khoảng 93% số HS

được hỏi trả lời “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, phản ánh khí thế tưng bừng khi giải phóng Miền nam 30/4/1975, 3% “Đất nước trọn niềm vui”, phản ánh

niềm hân hoan tột cùng của cả một dân tộc mừng vui chiến thắng trong chiến dịch Hồ Chí Minh, khoảng 4%: Em khơng biết.

Qua số liệu điều tra cho thấy, trong DHLS, GV chỉ cần trích dẫn một đoạn trong bài thơ hay ca khúc cách mạng quen thuộc cũng giúp HS nhận biết, phán đoán sự kiện LS. Trong câu hỏi này có tới hơn 90% HS trả lời đúng. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng đây là câu trắc nghiệm nên HS mới dễ phán đốn, cịn thực tế nếu hỏi HS bài hát này phản ánh sự kiện LS nào thì chưa chắc có kết quả như trên. Vì vậy, trong q trình DHLS ở trường phổ thơng GV cần nhận thức được tầm quan trọng của nguồn tài liệu này và có biện pháp sử dụng phù hợp. Vì thơ - ca cách mạng không chỉ phản ánh nội dung, cụ thể hóa sự kiện LS, phát triển kĩ năng… mà nó cịn là mảnh đất màu mỡ cho tâm hồn, nhân cách người học phát triển theo chiều hướng tiến bộ.

1.3.3. Nguyên nhân, thực trạng và định hướng khắc phục

Khi chúng tơi thăm dị ý kiến HS về sử dụng thơ - ca cách mạng vào DHLS,

phần lớn các em thấy rất thích và hứng thú. HS thấy được nội dung LS được phản ánh trong thơ ca, kích thích trí tị mị khám phá tri thức LS của HS. Các em tích cực hơn trong giờ học, làm cho bài giảng bớt căng thẳng. Đa số GV thấy được tác dụng khi đưa thơ - ca vào DHLS để làm cho bài giảng sinh động, hấp dẫn. Như vậy, việc sử dụng thơ - ca cách mạng vào DHLS là cần thiết. Tuy nhiên, am hiểu và sử dụng nguồn tài liệu này vào DHLS còn nhiều hạn chế.

Nguyên nhân chủ yếu là do GV không nhận thức được tầm quan trọng của nguồn tài liệu này nên vốn kiến thức về thơ ca rất ít ỏi. Mặt khác, do thiếu thời gian vì khối lượng kiến thức nhiều trong khi mỗi tiết học chỉ có 45 phút, thiếu nguồn tư liệu…thì làm sao GV có thể hướng HS hiểu về nguồn tài liệu này. HS chưa nhận thức được vai trị của mơn LS, các em không thuộc những bài thơ và ca khúc cách mạng. Các em có thể hát say sưa bài hát nhạc trẻ, cịn những bài hát cách mạng thì các em khơng thuộc. Từ đó HS khơng thấy được mối liên hệ giữa thơ ca cách mạng và LS do GV không sử dụng thường xuyên trong DHLS.

Xuất phát từ lí luận và thực tiễn, chúng tơi có thể khẳng định, sử dụng thơ - ca cách mạng vào DHLS sẽ làm cho bài giảng phong phú, sinh động, hấp dẫn, gây hứng thú học tập cho HS. HS lĩnh hội kiến thức một các nhẹ nhàng, khơi dậy trí

thơng minh, tính tích cực trong tư duy HS, khơi dậy tình u mơn học của các em. HS thuộc các bài thơ và ca khúc cách mạng – đó là những giai điệu tự hào của Tổ quốc, những bài ca đi cùng năm tháng gắn với LS dân tộc. Hiểu được LS đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc ta khơng chỉ có chiến cơng mà bao hy sinh... Đó cũng là điều cần thiết trong giáo dục tư tưởng, đạo đức cho HS.

Như vậy, qua tất cả những nội dung trình bày ở trên cho thấy để nâng cao hiệu quả bài học cần tiếp tục đổi mới nội dung và PPDH LS. Sự cần thiết phải sử dụng thơ - ca cách mạng vào DHLS. Để khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn tài liệu này đòi hỏi sự nỗ lực của cả thầy và trị trong q trình dạy học.

Tiểu kết Chương 1

Tóm lại, chiến tranh đã lùi xa, những trận đánh, những chiến công đã đi vào sử sách, những đau thương mất mát đã nguôi ngoai nhưng thơ - ca kháng chiến không hề mất đi những giá trị bền vững của nó. Thơ - ca cách mạng vẫn vẹn nguyên sức sống. Nó chỉ sống trong tiềm thức và kỉ niệm của những lớp người đã đi qua cuộc chiến tranh, mà cho thế hệ hôm nay nhìn lại quá khứ, trở về với những năm tháng hào hùng của dân tộc. Nó mãi là “giai điệu tự hào”, góp phần tạo dựng nền tảng tinh thần cho những thế hệ hôm nay và mai sau. Vì vậy, sử dụng thơ - ca cách mạng, đặc biệt là thơ - ca chống Mỹ trong DHLS là cần thiết, giúp HS cụ thể hóa, khắc sâu kiến thức bài học, là cơ sở để hình thành khái niệm, biểu tượng, quy luật và bài học LS. Trên cơ sở đó phát triển tư duy và giáo dục tư tưởng, tình cảm cho HS. Điều quan trọng hơn cả là tăng hứng thú học tập bộ mơn, góp phần nâng cao hiệu quả bài học.

Tuy nhiên, việc sử dụng thơ - ca cách mạng trong DHLS hiện này còn nhiều bất cập. Nhiều GV không nhận thức được tầm quan trọng của thơ - ca cách mạng, vốn kiến thức về thơ - ca kháng chiến khơng nhiều, cịn lúng túng trong cách vận dụng. Việc sử dụng thơ - ca trong DHLS chỉ dừng lại ở một số câu thơ mang tính minh họa cho nội dung kiến thức, cịn các ca khúc cách mạng thì hầu như khơng có. Từ thực tế trên, chúng tôi mạnh dạn đề xuất các biện pháp sử dụng thơ - ca cách mạng vào dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 ở chương 2.

CHƯƠNG 2

MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG THƠ - CA CÁCH MẠNG TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM (1954 – 1975) LỚP 12

TRUNG HỌC PHỔ THÔNG - CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN ĐỂ GÂY HỨNG THÚ HỌC TẬP LỊCH SỬ CHO HỌC SINH

2.1. Vị trí, mục tiêu và nội dung cơ bản của lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 -1975

2.1.1. Vị trí

Giai đoạn lịch sử Việt Nam 1954 – 1975 thuộc chương IV “Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975”, sách giáo khoa (SGK) Lịch sử lớp 12, NXB Giáo dục. Đây là chương có vị trí quan trọng trong tồn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam. Nó tiếp nối cuộc kháng chiến cuộc kháng chiến chống Pháp 1946 – 1954 thắng lợi, đưa lịch sử Việt Nam chuyển sang một thời kỳ mới – thời kì cả nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: cách mạng XHCN ở miền Bắc (MB) và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam (MN). Đó là cả một quãng đường lâu dài trong suốt 20 năm gian khổ, trong đó MB tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN), chống chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ. Đồng thời, là hậu phương vững chắc cho tiền tuyến lớn MN. Nhân dân miền Nam trực tiếp tiến hành cuộc chiến tranh chống xâm lược Mỹ và tay sai, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến tới thống nhất đất nước. Đồng thời LS Việt Nam giai đoạn 1954 -1975 là cơ sở để học Lịch sử Việt Nam từ khi đất nước thống nhất năm 1976 đến nay.

Phân tích nội dung từng bài chúng ta sẽ thấy rõ vị trí, ý nghĩa của khố trình. Đồng thời, giúp HS nhận thức được cuộc đấu tranh gian khổ nhưng oanh liệt của quân dân hai miền để đánh thắng một tên đế quốc đầu sỏ là Mĩ. Phát huy truyền thống anh hùng bất khuất của một dân tộc vừa làm nên chiến thắng Điện Biên “trấn động địa cầu” đã từng bước đánh bại từng âm mưu, thủ đoạn của Mĩ nhằm biến MN thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ qn sự của chúng. Khóa trình sẽ nêu đầy đủ tội ác của kẻ thù, những chiến công của quân dân ta và ý nghĩa lớn lao của cuộc kháng chiến. Các em hiểu được vai trò lãnh đạo của Đảng, Bác Hồ. Củng cố cho HS khái

niệm: cách mạng dân tộc dân chủ, chiến tranh nhân dân, bạo lực cách mạng…Từ đó, giáo dục tình cảm, tư tưởng, phẩm chất đạo đức, niềm tin vào sự lãnh đạo của

Đảng và phát triển tư duy độc lập cho học sinh.

2.1.2. Mục tiêu 2.1.2.1. Kiến thức 2.1.2.1. Kiến thức

Nội dung giai đoạn lịch sử Việt Nam (1954 – 1975) trong sách giáo khoa lớp 12 được chia thành 3 bài, từ bài 21 đến bài 23. Dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn này giúp HS hiểu được những âm mưu, tội ác của đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gịn trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam. Mỗi đời tổng thống Mỹ áp dụng một chiến lược chiến tranh, chiến lược này thất bại được thay bằng chiến lược khác “hợp thời” hơn, nhưng tất cả các chiến lược đó đều nhằm thực hiện một chính sách khơng thay đổi: chính sách xâm lược thực dân mới…Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân MB tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế, xây dựng CNXH, đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng thơ ca cách mạng để gây hứng thú cho học sinh trong dạy học lịch sử việt nam (1954 1975) lớp 12 trung học phổ thông chương trình chuẩn (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)