CHƯƠNG 3 NHẬN XÉT VÀ ĐỀ XUẤT ĐỂ HOÀN THIỆN VỀ
3.3 Điểm mạnh và điểm yếu trong hoạt động tiêu thụ cà phê ở thị trường nội địa
nội địa của cơng ty.
3.3.1 Điểm mạnh
Hiện cả nước có khoảng 152 doanh nghiệp xuất khẩu cà phê. Có một sự khác biệt rõ rệt giữa một bên là các doanh nghiệp lớn, đầu tư máy móc trang thiết bị hiện đại và một bên là các doanh nghiệp nhỏ, có khi chỉ được 1 container/năm. Ngược lại, 10 doanh nghiệp lớn hàng đầu lại chiếm tới 60-70% lượng cà phê của cả nước, với số lượng lớn lên tới 180.000-200.000 tấn/năm.
Việt Nam mặc dù được thế giới đánh giá là nước xuất khẩu cà phê đứng thứ hai thế giới về sản lượng đứng đầu về cà phê Robusta nhưng việc điều chỉnh mức cung về sản lượng cà phê của Việt Nam khơng ảnh hưởng nhiều lắm đến thị trường thế giới. Vì mặt hàng cà phê có tính đồng nhất cao, sự tăng lên về cung luôn cao hơn sự tăng lên về cầu, mặt hàng cà phê đang ở trong giai đoạn dư cung.
Công ty đã chú trọng về quảng cáo thông qua web và facebook nên việc tìm kiếm thơng tin qua mạng dễ hơn, khách hàng có thể đặt hàng trực tiệp qua 2 trang mạng này là điều dễ dàng
3.3.2 Điểm yếu
Một thực tế đáng buồn là chất lượng cà phê của chúng ta còn thấp, năng suất và sản lượng của cây cà phê thì khơng ổn định, phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, khi thời tiết thuận lợi thì năng suất thu được sẽ cao kết hợp với việc phát triển diện tích trồng cây cà phê tràn lan tất yếu lượng cung vượt cầu giá cà phê bị giảm sút khó khăn cho các nhà sản xuất, cịn khi thời tiết khơng thuận lợi có thể dẫn đến mất mùa năng suất chất lượng suy giảm đẩy giá cà phê lên cao. Như bất kỳ sản phẩm nông nghiệp khác,cà phê là một loại cây trồng theo chu kỳ. Khi cung cà phê lớn, giá thế giới của mặt hàng này giảm. Nhiều nông dân phá sản hoặc chuyển sang trồng các loại hoa màu tương tự khác. Kết quả, cung cà phê trên thế giới giảm còn giá tăng trở lại. Một lần nữa, mối lợi tài chính lại khiến người nơng dân quay lại trồng cà phê thay vì các loại hoa màu khác.
Có đến 80% diện tích cà phê hiện nay là thuộc về các hộ nơng dân do vậy diện tích trồng rất lẻ tẻ, kéo theo đó là tình trạng canh tác khơng đúng kỹ thuật. Hiện nay, phần lớn diện tích cà phê của chúng ta đều được trồng bằng hạt, do nông dân chọn lọc. Bên cạnh đó, cơ sở chế biến lại xây dựng khơng phù hợp với quy mô sản lượng thu hoạch trong vùng. Một thói quen tai hại của người trồng cà phê là thu hoạch sớm, thu hoạch tất cả trái chín và trái xanh trên cùng một chùm dẫn đến tỷ lệ trái xanh rất cao (30 - 40%) dẫn đến chất lượng thấp. Đó là chưa kể đến việc trồng cà phê thiếu tính bền vững, tình trạng độc canh.Việc dẫn đến hệ quả trên cịn có một phần do người trồng cà phê quá lạm dụng phân bón hố học, nhất là lạm dụng phân đạm - urê. Một nghịch lý trong thực tế cho thấy, khi cà phê được giá thì lượng phân bón hố học của các đại lý phân bón bán ra lại tăng, trong khi đó lượng phân hữu cơ giảm. Khi cà phê xuống giá, người trồng cà phê mua một số loại phân hữu cơ rẻ tiền để duy trì sự sinh trưởng của cà phê.