2.3. Sử dụng hệ thống bài tập trong dạy–học phần nguyên tử, bảng tuần
2.3.2. Dạy bài hoàn thiện kiến thức, kĩ năng
Ví dụ khi dạy bài : “LUYỆN TẬP CHƯƠNG 1” (Tiết 2), GV có thể sử dụng một số bài tập như sau:
Bài 1 Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử X bằng 46, trong đó số hạt mang điện
a. Hãy tìm số hạt từng loại, số hiệu nguyên tử, điện tích hạt nhân, số khối của X? Ngun tử X có thể được kí hiệu đầy đủ như thế nào?
b. Hãy viết cấu hình e đầy đủ ở trạng thái cơ bản của X?
c. Hãy viết cấu hình e dưới dạng ơ lượng tử của lớp e ngoài cùng (ở trạng thái cơ bản)? Ngun tử X có bao nhiêu e lớp ngồi cùng, trong đó có bao nhiêu e độc thân?
d. Ở trạng thái kích thích, sự phân bố e trong X như thế nào?
e. Nguyên tử Y có số hạt mang điện âm nhiều hơn số hạt không mang điện của X là 8 hạt. Hãy viết sơ đồ mức năng lượng và cấu hình e đầy đủ của Y (ở trạng thái cơ bản)?
g. Nếu nguyên tử Y bị mất 2e; 3e thì cấu hình e tương ứng sẽ như thế nào? h. X, Y là nguyên tử kim loại hay phi kim? Vì sao?
Bài 2 Cho một dung dịch chứa 7,45 g muối KX tác dụng với một lượng dư dung
dịch AgNO3 thu được 14,35 g kết tủa.
a. Tìm nguyên tử khối ( giải theo nhiều cách khác nhau) và gọi tên X?
b. X có 2 đồng vị với tỉ lệ số nguyên tử là 1:3. Hạt nhân đồng vị thứ nhất X1 nhiều hơn hạt nhân đồng vị thứ hai X2 là 2 nơtron. Hãy tìm số khối của mỗi đồng vị (giải
bằng nhiều cách khác nhau)?
c. Viết cơng thức có thể có của khí HX, biết H có 3 đồng vị 1H, 2H, 3H? Cơng thức nào có phân tử khối lớn nhất?...
Bài 3 Nguyên tử Zn có bán kinh nguyên tử r = 1,35.10-10 m, khối lượng là 65u, bán kinh hạt nhân ro= 1,2. 10-13 A1/3 cm, trong đó A là khối lượng nguyên tử tính theo u. a. So sánh thể tích của nguyên tử với thể tích của hạt nhân nguyên tử Zn? ( Vhình cầu = 4πr3/3)
b. Hãy tính khối lượng riêng của hạt nhân nguyên tử Zn (khối lượng e không đáng kể)?
c. Trong hợp chất ZnR2, kẽm chiếm 28,89% khối lượng. Tổng số proton trong ZnR2 là 100. Tìm số proton, số notron và số khối của R? Xác định công thức phân tử ZnR2?