STT Kỹnăng
1 Khả năng làm việc theo nhóm 2 Khảnăng làm việc độc lập
3 Khả năng thích ứng với sự thay đổi và tự điều chỉnh
4 Khảnăng giải quyết vấn đề(xác định vấn đề cốt lõi, tìm ra nguyên nhân và lựa chọn giải pháp tối ưu nhất để giải quyết vấn đề)
5 Khảnăng chịu được áp lực cao trong công việc
6 Khả năng sử dụng chương trình xử lý văn bản Microsoft Word của Microsoft Office
7 Khả năng tìm kiếm và xử lý thơng tin (biết tìm kiếm, xử lý và tổng hợp thơng tin từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau: trên Internet, sách báo…)
8 Khả năng sử dụng giao tiếp phi ngôn ngữ (ánh mắt, cử chỉ, tư thế) khi giao tiếp với người khác
STT Kỹnăng
9 Khả năng giao tiếp (nói năng, diễn đạt bằng lời nói, phong thái, nét mặt, cử chỉ… và phong cách viết hợp với ngữ cảnh)
10 Khả năng sẵn sàng học hỏi
(Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp)
Nhóm tiêu chí đánh giá kỹnăng đặc thù nghề nghiệp QTNL
Để xây dựng các tiêu chí đánh giá kỹ năng đặc thù nghề nghiệp QTNL, nhóm căn cứ vào hai kênh tài liệu chính là: khung năng lực và kiến thức nghề nhân sự để nắm được các yêu cầu cần có đối với vị trí chun viên nhân sự và sự thống nhất quan điểm thu được từ các cuộc phỏng vấn sâu từ những chuyên gia nhân sự (giảng viên và cán bộ quản lý nhân sự). Cụ thể, nhóm kỹ năng đặc thù nghề nghiệp Quản trị Nhân lực gồm có:
- “Khả năng sử dụng các hàm, lệnh cơ bản trong chương trình bảng tính Microsoft Excel của Microsoft Office”. Lý do các chun gia đưa ra đó là vì bảng tính Excel hỗ trợ rất nhiều cho người làm nghề nhân sự tại các mảng công việc liên quan đến lương, thưởng, phúc lợi…
-“Khả năng sử dụng công nghệ thông tin (các chương trình cơ sở dữ liệu, các phần mềm ứng dụng trong lĩnh vực quản trị nhân lực…)”. Theo tác giả Trần Xuân Cầu,
“Ngoài các khả năng tin học văn phịng thơng thường, sinh viên ngành Quản Trị Nhân Lực cũng phải thành thạo các phần mềm ứng dụng trong lĩnh vực quản trị nhân lực”. “Khả năng sử dụng các chương trình cơ sở dữ liệu, các phần mềm ứng dụng trong lĩnh vực quản trị nhân lực” được đề cập đến trong việc xây dựng chuẩn đầu ra ngành Quản trị nhân lực. Ngày nay, với sự phát triển của ngành hệ thống thông tin quản lý, rất nhiều công ty đã lựa chọn việc áp dụng các phần mềm ứng dụng trong lĩnh vực quản trị nhân lực vì các lợi ích mà nó đem lại. Ví dụ như: các phần mềm chấm cơng, tính lương; phần mềm về quản lý nhân sự của công ty… không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, chi phí, tự động hóa q trình quản lý mà cịn giúp cung cấp thơng tin một cách hiệu quả, hỗ trợ quá trình ra quyết định của các nhà quản lý nhân sự. Vì vậy, chuyên viên nhân sự trong cơng ty cũng cần thiết phải có kỹnăng này bên cạnh việc thành thạo các kỹnăng tin học cơ bản. Vì vậy, nhóm nghiên cứu quyết định đưa thêm kỹ năng này như là yếu tố cần thiết cho sinh viên khi ra trường có thể đáp ứng được yêu cầu từ phía doanh nghiệp.
- “Khả năng nắm bắt được tâm lý đối với những đối tượng khác nhau”. Nhóm sử
dụng tiêu chí kỹ năng này vì nghề nhân sự yêu cầu có sự tinh tế trong việc nắm bắt, hiểu tâm lý với những đối tượng khác nhau. Khi hiểu đối tượng giao tiếp thì người làm nghề nhân sự sẽ đưa ra các quyết định chính xác hơn, đồng thời lựa chọn các cách giao tiếp phù hợp với từng đối tượng.
-“Khả năng xây dựng và phát triển mối quan hệ với những người khác nhau”. Vì
người làm nghề nhân sự thường xuyên phải tương tác với các cấp quản lý cũng như toàn bộ nhân viên trong tổ chức. Cho nên, họ cần có khả năng xây dựng, duy trì và phát triển các mối quan hệ hiệu quả để từ đó có thể hỗ trợ tốt hơn cho hoạt động quản trị nhân sự của mình.
-“Khảnăng lắng nghe và thấu hiểu quan điểm của người khác”. Một trong số những
đặc điểm của nghề nhân sự là tư vấn cho cấp quản lý trong hoạt động quản lý nhân sự. Đểcó được sựtư vấn tốt, người trong nghề cần có khả năng lắng nghe và thấu hiểu ý kiến của nhiều bên. Các ý kiến này có thể là tâm tư, nguyện vọng của người lao động đối với lãnh đạo của công ty về một chính sách nào đó hoặc cũng có thể là quan điểm chỉ đạo của lãnh đạo đối với hoạt động cơng ty… Do đó, việc lắng nghe và thấu hiểu sẽ hỗ trợ rất nhiều cho người làm nhân sự trong việc đưa ra các quyết định đúng đắn. - “Khả năng đàm phán, thương lượng hợp đồng lao động”. Một trong những mảng
hoạt động QTNL đó là tuyển dụng nhân sự. Vì thế, việc có khả năng đàm phán, thương lượng hợp đồng lao động tốt sẽ giúp cho việc tuyển dụng tuyển được đúng người, đảm bảo lợi ích tối đa cho cơng ty.
-“Khảnăng vận dụng các kiến thức, luật pháp chuyên môn hiện hành trong công việc (Bộ luật Lao động, Bảo hiểm xã hội, Dân sự…)”.
Ngoài những kỹ năng nêu trên, theo các chuyên gia, do nghề nhân sự cần người lao động phải có những đức tính như: sự điềm tĩnh, kiên trì trong giải quyết vấn đề; sự kín tiếng trong việc bảo mật các thơng tin liên quan đến nhân sự. Do đó, nhóm được hướng dẫn bổ sung thêm 2 kỹnăng sau:
- “Khả năng xử lý tình huống một cách mềm mỏng, khéo léo, cơng bằng”
- “Khả năng kiểm sốt cảm xúc khi giải quyết các xung đột xảy ra” - “Khảnăng giữ bí mật, đảm bảo an tồn các thơng tin quan trọng”
Như vậy, ngồi 10 tiêu chí đánh giá kỹ năng nghề nghiệp chung, nhóm đề xuất thêm 10 tiêu chí đánh giá kỹnăng đặc thù nghề nghiệp QTNL, bao gồm: