Chương 2 KINH TẾ SINGAPORE
2.2. Chính sách phát triển kinh tế của singapore
2.2.1. Tổng quan
Nền kinh tế của Singapore có thể tồn tại và phát triển được như ngày hôm nay một phần là nhờ vào những chính sách kinh tế vĩ mô và một môi trường sôi động cho đầu tư dài hạn. Kể từ khi độc lập vào năm 1965, nền kinh tế của Singapore liên tục phát triển và bứt phá. Đây là thành quả của một chiến lược phát triển mở và hướng ngoại.
2.2.2. Chính sách tài khóa
Chính sách tài khóa của Singapore tập trung vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế dài hạn thay vì phân chia thu nhập. Chính nhờ một chính sách tài khóa sáng suốt và nguồn bội thu ngân sách dồi dào mà Singapore có cho mình một nguồn trữ lượng ngoại tệ lớn. Chính phủ Singapore thường xuyên ban hành các chính sách ưu đãi thuế cạnh tranh cho các nhà đầu tư nước ngồi nhằm khuyến khích FDI, biến đất nước này trở thành một thiên đường thuế cho các nhà đầu tư tồn thế giới. Bên cạnh đó, Singapore xác định rõ việc thu hút nguồn vốn FDI tập trung vào 3 lĩnh vực cần ưu tiên là: ngành sản xuất mới, xây dựng và xuất khẩu. Chính phủ Singapore đã tạo nên một mơi trường kinh doanh ổn định, hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài.
2.2.3. Chiến lược cho thế kỷ 21
Mới đây, chủ tịch Ủy ban kinh tế tương lai của Singapore, ông Heng Swee Keat, đã đưa ra sáu chiến lược cho việc thúc đẩy phát triển kinh tế và quốc tế hóa tại Singapore. Những chiến lược này bao gồm
Mở rộng và đa dạng hóa quan hệ ngoại giao quốc tế
Singapore muốn củng cố và mở rộng những quan hệ của mình với những tổ chức đa quốc gia nhằm phát triển thương mại và khuyến khích đầu tư. Theo một bài báo được xuất bản bới Uỷ ban Kinh tế tương lai, Singapore hết sức chú trọng tới những mối quan hệ thương mại với các quốc gia ASEAN, đồng thời tuân thủ theo những chỉ dẫn của WTO để tạo ra một mối quan hệ hợp tác đa cực. Mục tiêu chính của đất nước này chính là xóa bỏ những hàn rào thuế quan và phi thuế quan.g
- Phát triển và tận dụng tối đa kỹ năng chun mơn
Theo quyết định của Uỷ ban thì những doanh nghiệp start up là một trong những ưu tiên - phát triển hàng đầu của đất nước. Chính phủ Singapore đưa ra những biện phát hỗ trợ khởi nghiệp thông qua sự trợ giúp về quốc tế hóa, nghiên cứu và phát triển. Bên cạnh đó nhà nước cũng hướng tới đơn giản hóa hệ thống pháp lý điều tiết các doanh nghiệp.
Xây dựng nền tảng kỹ thuật điện tử vững mạnh
Trọng tâm của chiến lược này là để giúp đỡ các doanh nghiệp có thể phát triển những công nghệ mới, thu thập dữ liệu và bảo mật thơng tin. Chính phủ đồng thời cũng trợ cấp cho những dự án khoa học dữ liệu.
Phát triển một thành phố nhiều cơ hội
Hiện nay Singapore là một trung tâm quan trọng của khu vực Đông Nam Á. Chiến lược này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc phát triển cơ sở hạ tầng với những mục tiêu như: mở rộng sân bay Changi, xây dựng cảng hàng hóa ở Tuas và xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Kuala Lumpur – Singapore. Bên cạnh đó, chính phủ hướng tới việc phát triển cơ sở vật chất dưới lòng đất và phát triển hệ thống taxi tự lái. Thêm vào đó sẽ là việc xây dựng những trung tâm mua sắm và thương mại xuyên khắp cả nước.
Phát triển và sử dụng bản đồ biến đổi công nghiệp (ITMs)
Hợp tác cùng phát triển và tiến bộ
Một yếu tố khác quan trọng của chiến lược chính là việc mở rộng những hành lang thương mại để củng cố mối quan hệ hợp tác với Châu Âu cũng như toàn thế giới. Chiến lược này bao gồm việc đổi mới hệ thống thuế thu nhập. Bên cạnh đó chính phủ cũng nhấn mạnh việc sử dụng những sản phẩm than thiện môi trường và việc phát triển bền vững trước biến đổi khí hậu