Chương 2 KINH TẾ SINGAPORE
2.3. Ngành kinh tế singapore
2.3.1. Cơng nghiệp
Mỗi quốc gia có những cách tiếp cận khác nhau đối với cách mạng công nghiệp 4.0, nhưng về cơ bản, Singapore đã biết tận dụng lợi thế, cơ hội và tiếp cận trong việc phát triển cơng nghiệp theo cách riêng của mình.
Singapore là một trong số nhiều quốc gia trên thế giới sớm công bố chương trình liên quan đến cơng nghiệp 4.0.
Mặc dù là quốc đảo với diện tích hạn chế và nền kinh tế phụ thuộc phần lớn vào các ngành dịch vụ, nhưng Singapore luôn nhận thức được tầm quan trọng của ngành chế biến, chế tạo trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo, để từ đó nhân rộng các ý tưởng đó sang các ngành khác.
Trong cơ cấu kinh tế của Singapore, cơng nghiệp chế biến, chế tạo ln duy trì tỷ trọng ở mức 20%. Chương trình cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư của Singapore tập trung vào việc phát triển mơ hình nhà máy, doanh nghiệp và chuỗi giá trị trong tương lai dựa trên nền tảng công nghiệp 4.0, sử dụng các công nghệ nổi bật của cách mạng công nghiệp 4.0, gồm sự kết hợp giữa công nghệ sản xuất với công nghệ thông tin, trong ngành công nghiệp sản xuất, vật liệu tiên tiến, sản xuất đắp dần (in 3D), rơ bốt và tự động hóa. Mơ - hình nhà máy tương lai được nghiên cứu cho các lĩnh vực cơng nghiệp chủ đạo của Singapore, gồm hóa chất, điện tử, dược phẩm, cơ khí chính xác, cơ khí ơ-tơ...
Chương trình cách mạng cơng nghiệp lần thứ tư của Singapore hướng đến mục tiêu nâng cao năng lực hấp thụ công nghệ mới của doanh nghiệp và ngành công nghiệp trong nước thông qua 3 chiến lược về nâng cao năng lực công nghệ, chuyển đổi số ở cấp ngành và cấp doanh nghiệp, và phát triển nguồn nhân lực.
Chính sách cơng nghiệp của Singapore có thể tổng kết với một số đặc điểm chính: sự can thiệp mạnh mẽ của nhà nước để thúc đẩy cơng nghiệp hóa; tăng cường tái cấu trúc nền kinh tế và một số lĩnh vực ưu tiên; thu hút nguồn lực dựa vào tự do thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài; đầu tư vào cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực để cải thiện cung sản xuất; giữ ổn định môi trường kinh doanh và các quan hệ trong ngành công nghiệp; sử dụng các cơng cụ kích thích tài khóa để giảm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp.
Ngay từ những năm đầu thập niên 60, Singapore đã chuyển đổi thành cơng từ vai trị một cảng hàng hóa và căn cứ quân sự của Anh trở thành một trung tâm dịch vụ và công nghiệp của khu vực. Những năm 1960, công nghiệp chỉ chiếm 12% GDP và tập trung vào các hoạt động liên quan đến chế biến nguyên liệu thô và dịch vụ hậu cần phục vụ quân đội.
Giai đoạn 1959 1965, Chính phủ Singapore đã thơng qua chiến lược cơng nghiệp hóa - thay thế nhập khẩu. Mục tiêu là nhằm cung cấp một trụ cột kinh tế mới, củng cố vai trò là cảng trung chuyển thương mại đồng thời tạo việc làm cho lực lượng lao động ngày càng tăng nhanh. Kế hoạch cơng nghiệp hóa của Singapore thời điểm đầu những năm 1960 dựa chủ yếu trên của Báo cáo khảo sát của Phái đoàn Liên hợp quốc về công nghiệp. Báo cáo của Phái đồn liệt kê các ngành cơng nghiệp có tính khả thi về mặt kinh tế trong ngành đóng tàu và sửa chữa, kỹ thuật kim loại, hóa chất, thiết bị điện cũng như kế hoạch phát triển các khu công nghiệp, các biện pháp kinh tế, tổ chức và hoạt động để thúc đẩy sản xuất các ngành công nghiệp ưu tiên phát triển.
Báo cáo cũng khuyến nghị Chính phủ Singapore tiếp tục các biện pháp bảo hộ sản xuất đối với một số ngành cơng nghiệp và có chính sách khuyến khích khu vực sản xuất trong nước tham gia q trình cơng nghiệp hóa. Chính phủ phải trực tiếp đầu tư ở những lĩnh vực mà nhà đầu tư nước ngồi hoặc doanh nghiệp tư nhân trong nước khơng tham gia. Với quy mơ kích nhỏ bé (dân số 2 triệu người tại thời điểm tách ra từ Malaysia vào năm 1965), Singapore đã khơng lựa chọn chính sách bảo hộ các ngành cơng nghiệp non trẻ vì đây là lựa chọn chính sách địi hỏi q nhiều nguồn lực. Thay vì đó, quốc gia này đã
lựa chọn cơ chế thương mại tự do làm nền tảng cho q trình cơng nghiệp hóa; đó đó q trình hoạch định và thực thi chính sách cơng nghiệp của Singapore khác biệt rất nhiều so với các nước Đơng Á khác.
Thêm vào đó, với xuất phát điểm gần như khơng có các doanh nghiệp nội địa có năng lực sản xuất cơng nghiệp đủ mạnh, chính phủ Singapore đã quyết định hợp tác chặt chẽ với các công ty xuyên quốc ngay từ giai đoạn đầu của q trình cơng nghiệp hóa. Kết quả là, Singapore có tỷ trọng đầu tư của của FDI trong tổng vốn đầu tư toàn nền kinh tế vào loại cao nhất trên tồn thế giới, thậm chí cao hơn cả nền kinh tế tự do hoàn toàn như Hongkong.
Tuy nhiên, điều này khơng có nghĩa là Singapore theo đuổi một chính sách cơng nghiệp phó mặc hồn tồn cho sự vận động của thị trường mà ngược lại, trong các lĩnh vực được coi là quan trọng, quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia, Chính phủ Singapore thành lập doanh nghiệp nhà nước (DNNN) hoạt động và hạn chế sự tham gia của các tập đoàn đa quốc gia.
Singapore Airlines là một DNNN rất thành công, cùng với các ngành cơng nghiệp khác như đóng tàu và viễn thơng cũng đều do các DNNN đảm nhận và giữ vai trò chủ đạo, dẫn đến khu vực DNNN tại Singapore thuộc loại lớn trên thế giới tính theo tỷ trọng trong nền kinh tế. Nếu như từ năm 1970 đến năm 1990, thị phần của khu vực cơng tính theo tỷ trọng trong tổng vốn cố định tại Hàn Quốc là khoảng 10% thì con số tương ứng tại Singapore là hơn 30 36% trong những năm 1960, 27% trong năm 1970, và 30% trong - năm 1980. Nói một cách khác, đặc điểm bức tranh công nghiệp Singapore là những công ty lớn hoặc là chi nhánh của tập đồn đa quốc gia, hoặc là cơng ty nhà nước.
Nếu như giai đoạn 1971-1990 Singapore tập trung nâng cấp khu vực công nghiệp, cùng với các ưu đãi về tài chính, thuế, để trở thành điểm đến đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia xuất khẩu thì giai đoạn 1991 đánh dấu Kế hoạch phát triển kinh tế chiến lược Singapore với tầm nhìn 30 năm. Chiến lược này định vị Singapore trong vòng 20-30 năm tới trở thành một trung tâm kinh doanh và sản xuất của khu vực và thế giới, với sản xuất công nghệ cao, giá trị gia tăng cao và dịch vụ là hai động lực chính của tăng trưởng. Việc áp dụng một chính sách cơng nghiệp thân thiện với các tập đồn đa quốc gia khơng có nghĩa là Singapore để cho các cơng ty xuyên quốc tự lựa chọn quyết định đầu tư vào lĩnh vực nào; thay vào đó chính phủ Singapore đã thu hút FDI một cách có định hướng vào những lĩnh vực cơng nghiệp có vai trị quan trọng cho việc tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia bằng việc đầu tư các điều kiện thuận lợi về nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng cũng như cung cấp các ưu đãi tài chính.
2.3.2. Dịch vụ
Các chuyên gia dự báo kinh tế Singapore trong năm 2020 sẽ đạt mức tăng trưởng 1,5- 1,9%, nhỉnh hơn so với mức dự báo tăng 0,5 2,5% được Bộ Thương mại và Công nghiệp - nước này cơng bố trước đó. Theo số liệu vừa cơng bố của Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore, kinh tế nước này trong quý 4/2019 đã tăng trưởng với tốc độ nhanh hơn quý trước đó, phù hợp với dự báo của giới phân tích, giữa lúc đà tăng trưởng khởi sắc của ngành dịch vụ đã giúp bù đắp cho sự yếu kém trong lĩnh vực chế tạo. Báo cáo trên cho hay tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Singapore trong quý 4/2019 đạt 0,8% so với cùng kỳ năm 2018, cao hơn mức tăng được điều chỉnh 0,7% trong quý 3/2019.
Trước đó, Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore (MAS) hôm 11/12 đã công bố báo cáo nghiên cứu của các chuyên gia kinh tế nước này, trong đó dự báo tăng trưởng kinh tế của Singapore trong năm 2019 sẽ đạt 0,7%, cao hơn 0,1 điểm phần trăm so với mức dự báo trước đó.
MAS cho biết báo cáo được xây dựng trên kết quả phân tích và nghiên cứu của hơn 20 chuyên gia kinh tế Singapore về các chỉ số kinh tế liên quan trong những tháng vừa qua. Các chuyên gia dự báo kinh tế Singapore trong năm 2020 sẽ đạt mức tăng trưởng 1,5- 1,9%, nhỉnh hơn so với mức dự báo tăng 0,5-2,5% được Bộ Thương mại và Công nghiệp cơng bố trước đó. MTI mới đây dự báo tăng trưởng kinh tế của Singapore trong năm nay sẽ đạt 0,5-1%.
MTI cho rằng căng thẳng thương mại Mỹ Trung có thể lại leo thang, khiến đà giảm tốc - của kinh tế Trung Quốc còn mạnh hơn dự kiến và nhu cầu nhập khẩu của nước này giảm mạnh, ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của khu vực.
Singapore được coi là trung tâm tài chính tồn cầu với các ngân hàng có khả năng cung cấp cho doanh nghiệp các dịch vụ tài chính mang tầm đẳng cấp thế giới. Theo Chỉ số Trung tâm Tài chính Tồn cầu 2017, Singapore được xếp hạng là trung tâm tài chính cạnh tranh thứ ba trên thế giới chỉ sau London và Thành phố New York (ngang hàng các thành phố như Hồng Kông, Tokyo, San Francisco, Chicago, Sydney, Boston và Toronto) khi quốc gia này là nơi cho phép nhiều loại tiền tệ được giao dịch trong nước, cùng với đó là các dịch vụ như Internet Banking, Phone Banking, Tài khoản vãng lai, Tài khoản tiết kiệm, thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, tiền gửi có kỳ hạn cố định và các dịch vụ quản lý tài sản. Theo Tổ chức Theo dõi Nhân quyền, do là một trung tâm tài chính của khu vực nên Singapore đã liên tục phải nhận khơng ít bị chỉ trích đến từ các vấn đề liên quan đến việc nắm giữ các tài khoản ngân hàng bất hợp pháp của các nhà lãnh đạo quốc gia để hỗ trợ họ thực hiện hành vi tham nhũng, ví dụ tiêu biểu đó là hành vi biển thủ hàng tỷ Đơ la tiền doanh thu dầu khí của nhà nước Myanmar đã bị lấp liếm và hành vi này được cho là có sự dính dáng của một số ngân hàng tại Singapore. Singapore đã thu hút một lượng đáng kể khối tài sản trên thế giới được gửi vào quốc gia này mà trước đây khối tài sản này vốn dĩ được nắm giữ bởi các ngân hàng Thụy Sỹ. Lí do là bởi các loại thuế mới đã được áp dụng đối với các tài khoản nằm tại các ngân hàng Thụy Sỹ cùng với sự suy yếu trong các chính sách bảo mật ngân hàng tại quốc gia này. Credit Suisse, ngân hàng lớn thứ hai của Thụy Sĩ đã phải chuyển trụ sở của ngân hàng dịch vụ tư nhân quốc tế sang Singapore vào năm 2005.
2.3.3. Ngành Công nghệ sinh học
Singapore đang tích cực trong việc thúc đẩy và phát triển ngành công nghệ sinh học. Hàng trăm triệu đô la đã được đầu tư vào lĩnh vực này để phục vụ công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, các quỹ nghiên cứu và phát triển và thu hút các nhà khoa học hàng đầu thế giới đến và làm việc tại Singapore. Các công ty sản xuất thuốc hàng đầu thế giới như GlaxoSmithKline (GSK), Pfizer và Merck & Co. đã xây dựng lên các nhà máy sản xuất của mình ở Singapore. Vào ngày 8 tháng 6 năm 2006, GSK tuyên bố rằng họ đang đầu tư 300 triệu Đô la Singapore để xây dựng thêm một nhà máy chuyên sản xuất vắc-xin cho trẻ em đồng thời đây cũng sẽ là cơ sở đầu tiên của công ty sản xuất loại thuốc này ở châu Á. Dược phẩm hiện chiếm hơn 8% sản lượng ngành sản xuất của đất nước.