Khoảng cách cho phép giữa các phần mạng điện với nhau vàvới đất

Một phần của tài liệu Giáo trình phần điện trong nhà máy điện và trạm biến áp (Trang 131)

- Mạng trung tính cách điện:

1. Khoảng cách cho phép giữa các phần mạng điện với nhau vàvới đất

Người ta căn cứ vào điện áp phóng điện thí nghiệm trong khơng khí để qui

định khoảng cách cho phép nhỏ nhất trong các TBPP. Đối với cấp điện áp ≤ 220 KV dùng điện áp phóng điện thí nghiệm xung kích cịn đối với điện áp 330 KV trở lên dùng điện áp tần số công nghiệp. Do tổng chiều dài của dây dẫn và thanh dẫn trong TBPP lớn nên để giảm xác xuất phóng điện giữa chúng khi quy định khoảng cách cho phép phải tính đến hệ số an tồn. Ngồi ra cần phải lưu ý khoảng cách giữa các pha với nhau lớn hơn khoảng cách giữa các pha với đất khoảng 10 %. Đối với thiết bị phân phối ngoài trời điện áp 35KV trở lên người ta tiêu chuẩn hoá hai đại lượng : Khoảng cách giữa các pha với đất Ap-đ và giữa các pha với nhau Ap-p như trong bảng sau B7-1.

Đối với TBPP trong nhà điện áp thấp hơn người ta không phân biệt khoảng cách giữa các pha với nhau và với đất mà qui định chung, vì ở đây khoảng cách chủ yếu quyết định bởi yêu cầu ổn định động khi ngắn mạch (Bảng B7-2).

B7-1 B7-2

Điện áp định mức (KV) Ap.đ (cm) Ap.p (cm) Điện áp định mức (KV) A (cm)

35 40 44 3 7,5 110 90 100 6 10 154 130 140 10 12,5 220 180 200 20 18 330 250 280 35 29 500 375 430 110 80

Các khoảng cách cho trong bảng là khoảng cách trơng thấy được trong khơng khí, vì vậy khi thiết kế TBPP cần chú ý đến đường kính và sự đu đưa của dây dẫn khi có gió làm cho khoảng cách giảm đi.

Cần lưu ý là khoảng cách cho trong bảng B7-1 và B7-2 là khoảng cách nhỏ nhất cho phép. Trong thực tế để đảm bảo an toàn nguời ta lấy các khoảng cách lớn hơn các trị số cho trong bảng đến hai hoặc ba lần.

Một phần của tài liệu Giáo trình phần điện trong nhà máy điện và trạm biến áp (Trang 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)