- Mạng trung tính cách điện:
3- Khoảng cách giữa các bộ phận trong TBPP ngoài trờ
Trong TBPP ngoài trời người ta khơng ngăn các mạch với nhau và nói chung các khí cụ cũng khơng có hàng rào ngăn cách. Để đảm bảo an tồn trong TBPP ngồi trời người ta đặt các khí cụ và dây dẫn cùng với cách điện trên các giá đỡ có chiều cao đủ lớn cần thiết.
Hình 8-2 : Khoảng cách trong TBPP ngoài trời .
Ta nghiên cứu sơ đồ mặt cắt của một TBPP ngồi trời như hình 8-2. Khoảng cách C từ dây dẫn đến mặt đất đối với thiết bị phân phối:
- Điện áp U ≤ 220KV là C = Apđ + 275 cm
- Đối với thiết bị có điện áp U = (330 ÷ 500)KV: C = Apđ + 220 cm
KHOẢNG CÁCH NHỎ NHẤT TBPP NGOÀI TRỜI THEO YÊU CẦU AN TOÀN
Tên khoảng cách Điện áp định mức LKVJ
và ký hiệu 35 110 154 220 330 500
+ Khoảng cách từ dây dẫn đến mặt đất C
(cm) 310 360 400 450 470 600
+ Khoảng cách theo phương ngang giữa các dây dẫn thuộc hai phần cạnh nhau của thiết bị điện D (cm)
240 290 330 380 450 575
+ Khoảng cách theo phương thẳng đứng thuộc hai phần cãnh nhau của thiết bị điện B (cm)
115 165 205 255 280 420
Nếu dây dẫn đặt ở độ cao nhỏ hơn qui định phải được rào lại bằng lưới kim loại. Trong TBPP ngoài trời chống sét van thường đặt ở độ cao khơng thỏa mãn kích thước qui định nến cần được rào lại.
Nhóm Nhà máy điện - Bộ mơn Hệ thống điện - ĐHBK Đà Nẵng . 135
Khoảng cách theo phương nằm ngang giữa các phần mang điện thuộc hai bộ phận khác nhau bằng :
D = Apđ + 200 cm
Khoảng cách nhỏ nhất theo phương thẳng đứng giữa những bộ phận mang điện thuộc các bộ phận cạnh nhau đặt trên nhau cũng như khoảng cách nhỏ nhất từ dây dẫn đến các thiết bị đang chuyên chở: B = Apđ + 75 cm.
7.2. Thiết bị phân phối trong nhà
7.2.1. Thiết bị phân phối lắp ghép
Trong TBPP lắp ghép, phần lớn các khí cụ được đặt trong buồng hở, giữa thanh góp và thanh dẫn các pha khác nhau thường khơng có tấm ngăn. Khi xây dựng TBPP lắp ghép phần lớn các khí cụ được lắp ghép với nhau tại nơi xây dựng.