1.4. Một số phương pháp dạy học tích cực có thể vận dụng trong đào
1.4.1. Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ
1.4.1.1. Khái niệm về dạy học hợp tác
Tuỳ vào góc độ xem xét mà có các cách gọi khác nhau cho phƣơng pháp dạy học này. Nếu xét từ góc độ giáo viên với hoạt động học, ngƣời ta gọi “dạy học hợp tác”, cịn nếu xét từ góc độ ngƣời học , ngƣời ta gọi “học tập hợp tác”. Có nhiều khái niệm về “dạy học hợp tác” hay “học tập hợp tác”.
D. Johnson, R. Johnson & Holubec( 1990): học tập hợp tác là toàn bộ
những hoạt động học tập mà HS thực hiện cùng nhau trong các nhóm , trong hoặc ngoài phạm vi lớp học.
J.Cooper(1990): học tập hợp tác là một chiến lược học tập có cấu trúc,
có chỉ dẫn một cách hệ thống, được thực hiện cùng nhau trong một nhóm nhỏ, nhằm đạt được nhiệm vụ chung.
Tóm lại , có thể hiểu:
Dạy học hợp tác là một chiến lược dạy học tích cực trong đó các thành viên tham gia hoạt động và học tập cùng nhau trong những nhóm nhỏ nhằm mục đích phát triển sự hiểu biết và chiếm lĩnh một nội dung học tập nào đó [5].
1.4.1.2. Các thành tố cơ bản của dạy học hợp tác
- Sự phụ thuộc lẫn nhau mang tính tích cực; - Tƣơng tác trực tiếp;
- Trách nhiệm của cá nhân và tập thể; - Các kĩ năng giao tiếp trong nhóm nhỏ; - Điều chỉnh nhóm.
1.4.1.3. Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ
Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ là một hình thức xã hội của dạy học trong đó học sinh của một lớp học đƣợc chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn. Mỗi nhóm tự lực hồn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó đƣợc trình bày và đánh giá trƣớc lớp.
Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ còn đƣợc gọi bằng những tên gọi khác nhau nhƣ thảo luận nhóm, dạy học nhóm cũng có tài liệu gọi đây là một hình thức tổ chức dạy học. Tuỳ theo nhiệm vụ cần giải quyết trong nhóm mà có những phƣơng pháp làm việc khác nhau đƣợc sử dụng. Khi không phân biệt giữa hình thức và phƣơng pháp dạy học cụ thể thì dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ trong nhiều tài liệu gọi là phƣơng pháp dạy học nhóm. Số lƣợng sinh viên trong một nhóm thƣờng khoảng 4 - 6. Nhiệm vụ của các nhóm có thể là giống hoặc khác nhau.
Dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ thƣờng đƣợc áp dụng để nghiên cứu sâu, vận dụng, luyện tập, củng cố một chủ đề đã học nhƣng cũng có thể tìm hiểu một chủ đề mới. Ở mức độ cao, có thể đề ra những nhiệm vụ cho các nhóm học sinh hồn tồn độc lập xử lý các lĩnh vực đề tài và trình bày kết quả của mình cho những học sinh khác ở dạng bài giảng.