Thực trạng thị trường bán lẻ Việt Nam

Một phần của tài liệu Cac nhan to anh huong den nang luc canh tranh cua doanh nghiep ban le Hai Phong (Trang 25 - 43)

2.1 Khái quát tình hình thị trường bán lẻ Việt Nam

2.1.1 Thị trường bán lẻ Việt Nam với tốc độ tăng trưởng cao, doanh thu lớn, ngày càng chứng tỏ là một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới

Trong bảng xếp hạng chỉ số phát triển năng lực toàn cầu năm 2007 do tập đoàn tư vấn hàng đầu thế giới A.T.Kearney (Mỹ) tiến hành, Việt Nam hiện đứng vị trí thứ 4 thế giới về cơ hội bán lẻ hấp dẫn sau Ên Độ, Nga và Trung Quốc. Chỉ số phát triển bán lẻ

toàn cầu (GRDI) được A.T.Kearney tính tốn dùa trên sự đánh giá mức độ hấp dẫn đầu

tư vào lĩnh vực bán lẻ ở 30 thị trường mới nổi trên toàn cầu.

Bảng 2.1: 10 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới (Nguồn: A.T.Kearney)

Xếp hạng Quốc gia Mức độ rủi ro quốc gia (25%) Độ hấp dẫn thị trường (25%) Độ bão hoà thị trường (30%) Áp lực thời gian (20%) Điểm GRDI 1 Ấn Độ 67 42 80 74 92 2 Nga 62 52 53 90 89 3 Trung Quốc 75 46 46 84 86 4 Việt Nam 57 34 76 59 74 5 Ukraina 41 43 44 88 69 6 Chilê 80 51 42 43 69 7 Latvia 77 32 21 86 68 8 Malaysia 70 44 46 54 68 9 Mexico 83 58 33 33 64 10 Ả Rập Xê út 65 40 66 35 64

Theo Bộ Thương Mại, thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá mỗi năm đạt doanh thu hơn 20 tỷ USD, có tốc độ tăng trưởng mỗi năm đến 30%/năm, với gần 85%

người dân thành thị ở khu vực phía Nam thường xuyên mua sắm tại các siêu thị và TTTM. Mỗi thị trường có một giai đoạn nhất định được xem là cơ hội tốt để tham gia, thường diễn ra từ 5 đến 10 năm.A.T.Kearney cho rằng lúc này chính là thời cơ vàng cho các nhà bán lẻ nhảy vào thị trường bán lẻ Việt Nam.

Thị trường bán lẻ Việt Nam đang phát triển vô cùng mạnh mẽ. Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng trong 5 năm 2000- 2005 đã đạt 1.738,8 nghìn tỷ đồng, bình quân tăng 16,86%/năm. Đây là nhịp độ tăng trưởng rất khích lệ, bởi con số này trong giai đoạn 1996 – 2000 chỉ là 12,71%/năm, đặc biệt là liên tục đạt được tốc độ tăng vượt trội 18,83% - 20,53% trong 3 năm cuối, tức là đã khôi phục được ngưỡng tăng 20% của năm đánh dấu bước ngoặt chuyển từ "nền kinh tế thiếu hụt" sang "nền kinh tế dư thừa" vào giữa thập kỷ trước.

Thêm vào đó, lĩnh vực phân phối bán lẻ đang ngày càng có vai trị quan trọng trong q trình phát triển chung của nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây. Các số liệu thu thập tại báo cáo cho thấy, từ năm 2000 trở lại đây, dịch vụ phân phối đã chiếm tỷ trọng lớn thứ 3 trong tổng mức GDP, khoảng 13- 14%, chỉ đứng sau ngành công nghiệp chế biến (20%) và nông nghiệp (18%). Phân phối bán lẻ đã bước đầu đảm nhận được vai trò tiêu thụ sản phẩm, qua đó thúc đẩy các ngành sản xuất phát triển, góp phần tăng trưởng kinh tế liên tục trong nhiều năm qua.

2.1.2 Cơ sở hạ tầng cho nền công nghiệp bán lẻ ở Việt Nam đang trải quai đoạn chuyển đổi nhanh từ 2007 – 2012

Các chợ nhỏ, tổ hợp buôn bán nhỏ và hệ thống siêu thị sẽ mọc lên khắp nơi, ngày

càng thu hút nhiều khách hàng., Hệ thống chợ trên toàn quốc đã và đang được nâng cấp dần trở thành các trung tâm mua sắm lơn hoặc nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ Chính phủ và địa phương. Nhà nước đã ban hành rất nhiều chính sách hỗ trợ, chính sách nhằm huy động nguồn lực địa phương, chính sách phát triển nguồn nhân lực, thay đổi cơ chế quản lý chợ... cũng được các địa phương lưu tâm. Năm 2011, cả nước có khoảng 9000 chợ truyền thống, tập trung chủ yếu ở nông thôn, ven đô thị lớn và các đô thị nhỏ, phục vụ cho khoảng 70% người tiêu dùng trên toàn quốc.

Hệ thống phân phối hiện đại bao gồm nhiều loại hình như TTTM, siêu thị, cửa hàng tiện lợi đang có xu hướng phát triển nhanh ở khu vực thành thị.Siêu thị đầu tiên ở Việt

Nam được khai trương vào năm 1994 tại thành phố Hồ Chí Minh. Nếu cuối năm 1996, tại Việt Nam chỉ có 12 siêu thị và TTTM nằm ở 6 tỉnh, thành phố thì đến 2005, cả nước đã có trên 200 siêu thị, 30 TTTM và khoảng 1.000 cửa hàng tiện lợi hoạt động tại 30/64 tỉnh, thành phố. Năm 2011, thị trường bán lẻ Việt Nam đã có những bước tiến mới: hình thức bán lẻ hiện đại phát triển khá, đến nay đã có khoảng 600 siêu thị, trung tâm thương mại với hình thức bán lẻ hiện đại, tiện ích, giá cả hàng hóa ổn định, chất lượng hàng hóa bảo đảm, thu hút nhiều tầng lớp người tiêu dùng do hình thức này mang lại nhiều lợi ích hơn

Phương thức kinh doanh của các doanh nghiệp cũng hiện đại và chủ động hơn, đó là tự xây dựng chiến lược đầu tư dài hạn cho sản xuất, tạo nguồn hàng ổn định mang tính cạnh tranh cao. Do vậy, chỉ sau 10 năm hình thành và phát triển, loại hình phân phối hiện đại đã làm một cuộc hành trình đảo ngược, từ 100% hàng nhập khẩu trong thời gian đầu, đến nay đã giảm xuống chỉ còn khoảng 30%, thậm chí ở một số ngành hàng, hàng Việt Nam đã chiếm tới 85%. Bình quân mỗi hệ thống siêu thị có 2.000- 3.000 nhà cung cấp hàng hố là các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong nước.Siêu thị đang trở thành kênh quảng bá thương hiệu quan trọng cho hàng Việt Nam và là một trong những mục tiêu mà nhiều doanh nghiệp nhắm tới.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp bán lẻ hàng hóa dịch vụ đã có những bước trưởng thành nhanh, có đủ năng lực cạnh tranh với các nhà bán lẻ nước ngoài đang đầu tư vào Việt Nam. Dự báo trước được cuộc cạnh tranh gay gắt trên “mặt trận” bán lẻ, nhiều doanh nghiệp đã thiết lập được hệ thống bán lẻ khá, chủ yếu xây dựng các siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng, cửa hiệu, hệ thống đại lý bán lẻ rộng khắp, với những sản phẩm nông, thủy sản chế biến, hàng tiêu dùng, hàng cơng nghiệp có giá trị lớn, đáp ứng tiêu dùng cho mọi tầng lớp dân cư, tiêu biểu như: Hợp tác xã thành phố Hồ Chí Minh (SaigonCoop); Tổng Cơng ty Thương mại Hà Nội, Tổng Cơng ty Thương mại Sài Gịn, Tập đoàn Phú Thái, Trần Anh, Nguyễn Kim, v.v…

Về lâu dài, thị trường bán lẻ sẽ chịu sự chi phối bởi các kênh phân phối hiện đại theo chiều hướng ngày càng mở rộng hơn.

2.1.3 Ngày càng có nhiều loại hình doanh nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế tham gia vào thị trường bán lẻ Việt Nam với số lượng ngày một tăng

Đến năm 2004 cả nước có 54.000 doanh nghiệp ngồi quốc doanh, trên 1.000 doanh nghiệp có cổ phần của nhà nước, trên 15 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và 1,16 triệu hộ gia đình (trong tổng số 2,9 triệu hộ kinh doanh của cả nước) hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ. Ngồi ra cịn có trên 50 chi nhánh và trên 5.000 văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tham gia các hoạt động hỗ trợ như nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại… Tính đến nay, Việt Nam có khoảng 28.600 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán bn và bán lẻ.

Đến năm 2004 cả nước có 54.000 doanh nghiệp ngồi quốc doanh, trên 1.000 doanh nghiệp có cổ phần của nhà nước, trên 15 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi và 1,16 triệu hộ gia đình (trong tổng số 2,9 triệu hộ kinh doanh của cả nước) hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ. Ngồi ra cịn có trên 50 chi nhánh và trên 5.000 văn phịng đại diện của thương nhân nước ngoài tham gia các hoạt động hỗ trợ như nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại… Tính đến nay, Việt Nam có khoảng 28.600 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán buôn và bán lẻ.

Các cơng ty đầu tư nước ngồi và tư nhân đã tăng trưởng nhanh trong suốt thời gian qua và chiếm thị phần ngày càng tăng trong thị trường bán lẻ và hàng tiêu dùng, trong khi thị phần của khu vực quốc doanh đã sút giảm liên tục.

Tận dụng khoảng thời gian này, để củng cố vị trí của mình, các doanh nghiệp Việt Nam cũng không ngừng tăng tốc mở thêm nhiều siêu thị mới: Saigon Co.op với chuỗi 15 siêu thị và hàng chục cửa hàng tiện lợi; Intimex với chuỗi 6 siêu thị; Công ty TNHH TM- DV An Phong với chuỗi 5 siêu thị Maximart; Công ty TNHH TM-DV Đông Hưng với chuỗi 10 siêu thị Citimart, Tổng công ty Dệt may Việt Nam với chuỗi 28 siêu thị và cửa hàng Vinatex.

Bên cạnh các doanh nghiệp Việt Nam, theo nguồn tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện nay, một số tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới đã đến khảo sát và bày tỏ ý định đầu tư vào Việt Nam. Trong số đó có Tesco của Anh, tập đồn bán lẻ đứng thứ 6 thế giới với doanh số gần 40 tỷ USD mỗi năm; tập đoàn Giant South Asia Investment Pte của Singapore cũng đang mong muốn được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam; Wal-mart, nhà bán lẻ lớn nhất thế giới, và Carrefour, nhà bán lẻ lớn thứ 2 thế giới cũng đã đưa Việt Nam vào kế hoạch mở rộng các thị trường trọng điểm trong thời gian tới. Trước đó nhiều

tập đồn phân phối lớn đã có mặt tại Việt Namnh Metro Cash&Carry (Đức), Bourbon (Pháp), Parkson thuộc tập đoàn Lion (Malaysia), ZenPlaza (Nhật Bản) và DiamondPlaza (Hàn Quốc).

Thị trường bán lẻ Việt Nam đang thực sự ngày càng sôi động với sự tham gia của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tuy nhiên, thị trường bán lẻ cũng bộc lé không Ýt những tồn tại như: phát triển thiếu tính bền vững, hoạt động phân phối bán lẻ cịn manh mún, tự phát; kết cấu hạ tầng tuy có bước cải thiện đáng kể nhưng xét về tổng thể vẫn yếu kém và lạc hậu; lực lượng thương nhân đông nhưng chưa mạnh, đa số có quy mơ kinh doanh nhỏ và tăng trưởng chậm; phương thức kinh doanh chậm được đổi mới và chưa theo kịp với xu thế chung của khu vực và thế giới; cấu thành của hệ thống phân phối ở nước ta chưa có cơ sở vững chắc và thiếu sự liên kết.

2.2 Thuận lợi và khó khăn khi phát triển thị trường bán lẻ ở Việt Nam

2.2.1 Thuận lợi

Theo kết quả nghiên cứu do công ty nghiên cứu thị trường AC Nielsen công bố: Người tiêu dùng Việt Nam xếp thứ 5 về chỉ số lạc quan tiêu dùng (Global Consumer Confidence Index). Chỉ số niềm tin của người tiêu dùng Việt Nam đang ở mức cao kỷ lục, đạt 118 điểm và tăng lên 1 điểm trong khi chỉ số này trên toàn cầu giảm 2 điểm, chỉ còn 97 điểm so với cuối 2006. Trong sè 10 quốc gia lạc quan nhất về tình hình tài chính cá nhân, 72% người Việt Nam tham gia cho biết họ vẫn sẵn sàng bỏ tiền trang bị vật dụng kỹ thuật cao, các loại hình giải trí và quần áo mới. Với nhận định trên, chắc chắn Việt Nam sẽ là địa điểm phát triển bán lẻ lớn trong thời gian tới.

Dân số đông và trẻ, sức mua lớn

Một trong những lý do thu hút các nhà bán lẻ đầu tư vào thị trường Việt Nam đó chính là dân số đơng và trẻ của Việt Nam. Dân số Việt Nam hiện đã lên đến trên 83 triệu người, đứng thứ 13 trên thế giới, hằng năm vẫn còn tăng trên 1 triệu người, theo mục tiêu đến 2010 nếu thực hiện được cũng đã lên đến 88,4 triệu người- mét quy mô mơ tưởng của nhiều nhà đầu tư mà không phải nước nào cũng có được.

Mặt khác, dân số Việt Nam thuộc nhóm trẻ nhất trong khu vực Đông Á với trên 70% dân số dưới độ tuổi 35 hoặc trong độ tuổi lao động. Đây thật sự là một thuận lợi lớn

cho các nhà bán lẻ và hàng tiêu dùng nước ngồi, vì đa số giới trẻ thích đi mua sắm ở siêu thị và ưa chuộng các nhãn hiệu nước ngồi, nhất là tại các đơ thị.

Nền kinh tế tăng trưởng nhanh, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện

Theo nhận định của Hội đồng quốc tế các trung tâm mua sắm (ICSC) năm 2006, Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng GDP đáng ngạc nhiên 8,2%, và hiện là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh thứ 2 Châu Á, chỉ sau Trung Quốc.

Tỷ lệ nghèo đói đang giảm đi nhanh chóng. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ nghèo đói của Việt Nam đã giảm đi một nửa trong vòng 9 năm qua, từ 58% năm 1998 xuống 37,4% năm 2000; 28,9% năm 2002 và 24,1% năm 2004. Mức thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam là khoảng 640 USD; ở các thành phố lớn và các đô thị lớn, mức thu nhập đầu người đạt từ 1000 USD đến 1800 USD. Đây là thuận lợi căn bản cho phát triển thị trường bán lẻ ở khắp các thành phố, đô thị lớn và vừa trong cả nước.

Đồng thời thông qua hội nhập kinh tế thế giới, nh tham gia AFTA và gia nhập WTO, Việt Nam sẽ thực hiện giảm thuế quan và mở cửa thị trường theo cam kết quốc tế cũng là cơ hội cho ngành bán lẻ phát triển. Bên cạnh đó Việt Nam cịn là cửa ngõ dẫn tới một số thị trường như Ấn Độ, Trung Quốc, Campuchia, Lào

Sự thay đổi thói quen và tập quán tiêu dùng

Thị trường bán lẻ Việt Nam đang phát triển theo hướng các kênh phân phối hiện đại ngày càng mở rộng. Các loại hình phân phối hiện đại gắn liền với q trình đơ thị hố, là kết quả tất yếu của một lối sống văn minh, công nghiệp bao trùm lên các thành phố lớn.Số lượng phụ nữ đi làm ở các nhà máy, công sở ngày càng nhiều nên tập quán mua sắm của người thành thị Việt Nam đang dần thay đổi. Họ khơng có nhiều thời gian mua sắm hàng ngày ở mà thay vào đó là mua sắm với khối lượng lớn ở các siêu thị hay TTTM. Những thay đổi tập quán này đang ảnh hưởng rất tích cực tới sự phát triển của hệ thống bán lẻ tại Việt Nam

2.3 Khó khăn

Giới kinh doanh và phân phối hàng tiêu dùng Việt Nam đang lo ngại rằng khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, các tập đồn phân phối đa quốc gia với

sức mạnh tài chính và khả năng phân phối, sẽ tràn vào và việc sụp đổ kênh phân phối truyền thống trong nước là điều khó tránh. Sự có mặt của các tập đồn phân phối đa quốc gia sẽ đẩy hoạt động kinh doanh bán lẻ trên cả nước đi vào bước ngoặt mới của cuộc cạnh tranh.Những lo ngại này hồn tồn có cơ sở khi thị trường bán lẻ Việt Nam còn rất nhiều điểm yếu cần khắc phục.

Tài chính

Các doanh nghiệp đều nhận thức tầm quan trọng của phân phối để đưa sản phẩm của mình đến với người tiêu dùng.Nhưng hầu hết đều đang đối diện với thách thức về năng lực tài chính và cung ứng hàng hố trên khâu lưu thông. Do thiếu vốn và khả năng kiểm sốt vịng quay của vốn nên phương thức giao dịch chủ yếu doanh nghiệp thường áp dụng là mua đứt bán đoạn. Phương thức này khơng thể giúp hàng hố của họ đi đoạn đường dài, khả năng phát triển mạng phân phối bị hạn chế.

Ở Việt Nam, quy mơ siêu thị cịn nhỏ so với yêu cầu (một siêu thị Việt Nam chỉ bằng 1/21 quy mô của Trung Quốc); nhiều siêu thị chưa đạt tiêu chuẩn quốc tế; các chợ (ngoài một số vừa được nâng cấp, cải tạo) hầu hết đang xuống cấp. Trong khi đó để xây dựng một siêu thị mức trung bình cũng cần phải có từ 20-30 tỷ đồng trở lên, chưa nói đến các đại siêu thị và trung tâm bán sỉ, trung tâm kho vận tầm cỡ quốc tế.

Thách thức lớn nhất đối với các nhà phân phối Việt Nam lóc này là phải cạnh tranh không cân sức với các tập đồn quốc tế có sức mạnh về tài chính, thế mạnh về công nghệ quản lý, thương hiệu và kinh nghiệm. Trong khi các tập đoàn này dễ dàng đầu tư hàng

Một phần của tài liệu Cac nhan to anh huong den nang luc canh tranh cua doanh nghiep ban le Hai Phong (Trang 25 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w