Các nhân tố ảnh hưởng chỉ số năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh phân phối và bán lẻ trên địa bàn TP Hải Phòng

Một phần của tài liệu Cac nhan to anh huong den nang luc canh tranh cua doanh nghiep ban le Hai Phong (Trang 50 - 55)

doanh phân phối và bán lẻ trên địa bàn TP Hải Phòng

Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh phân phối và bán lẻ trên địa bàn TP Hải Phòng nhằm mục tiêu xác định cơ sở cho những định hướng, biện pháp nâng cao chỉ số NLCT của một tỉnh.

Có nhiều cách phân loại nội dung các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh phân phối và bán lẻ trên địa bàn TP Hải Phòng như theo phạm vi ảnh hưởng, đối tượng ảnh hưởng, tính chất ảnh hưởng và cấp độ ảnh hưởng. Dưới đây sẽ đề cập nội dung các nhân tố theo cách phân loại theo đối tượng ảnh hưởng, bao gồm nhóm nhân tố chủ quan và nhóm nhân tố khách quan.

4.1 Nhóm các nhân tố chủ quan

Nhân tố chủ quan là những nhân tố có thể tác động để cải thiện theo ý chí của mình. Năng lực, hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lí và chất lượng đội ngũ cơng chức cấp tỉnh có ảnh hưởng tồn diện và sâu sắc nhất tới chỉ số năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh phân phối và bán lẻ trên địa bàn TP Hải Phòng.

Năng lực của bộ máy quản lý là khả năng thực hiện chức năng quản lý và phục vụ của bộ máy hành chính. Trong đó, bao hàm khả năng huy động tổng hợp các yếu tố: 1- Hệ thống tổ chức các cơ quan; 2- Hệ thống thể chế, thủ tục hành chính (đảm bảo tính hợp lý, khoa học và đồng bộ); 3- đội ngũ cán bộ cơng chức có phẩm chất đạo đức, trình độ, kỹ năng hành chính với cơ cấu, chức danh, tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu cụ thể của việc thực thi công vụ; 4- Tổng thể các điều kiện vật chất kỹ thuật cần và đã đảm bảo hoạt động công vụ hiệu quả. Năng lực hoạt động phụ thuộc vào chất lượng các yếu tố này.

Hiệu lực hoạt động thể hiện ở việc thực hiện đúng, có kết quả chức năng của bộ máy để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Ở khía cạnh thực tiễn, gắn với tính khả thi, hiệu lực thể hiện ở sự nghiêm túc, khẩn trương, triệt để của tổ chức, cơng dân trong việc thi hành chính sách, pháp luật của nhà nước trên phạm vi tồn xã hội. Nó phụ thuộc vào năng lực, chất lượng của nền hành chính (tổng hợp các yếu tố thể chế, tổ chức bộ máy, đội ngũ cơng chức).

quan với mức độ chi phí các nguồn lực, trong mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả xã hội.

Trong những nội dung trên thì năng lực quyết định hiệu quả và hiệu lực hoạt động. Hiệu lực, hiệu quả là thước đo, tiêu chuẩn đánh giá năng lực. Các nguyên tắc hoạt động chủ yếu của bộ máy thể hiện ở các nội dung: phục vụ; công khai; phối hợp trong hoạt động quản lý theo vùng, ngành, lãnh thổ; hiệu lực, hiệu quả; hiện đại, khoa học; phân định rõ chức năng.

Giải quyết tốt các yếu tố cấu thành, hồn thiện các điều kiện, mơi trường để các cơ quan có năng lực hoạt động, thực hiện có hiệu lực, hiệu quả chức năng quản lý, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh và đầu tư. Thuật ngữ “khách hàng là thượng đế” được nhiều nước sử dụng để đổi mới mối quan hệ giữa các cơ quan công quyền với công dân, DN [5].

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý địi hỏi cải cách hành chính phải tiếp cận một cách hệ thống. Theo cách tiếp cận này thì có hai nhóm vấn đề liên quan: (1) cải cách những vấn đề gắn liền với chính nội bộ của cơ quan nhà nước (nền hành chính nhà nước); (2) cải cách những vấn đề gắn với những hoạt động mà các cơ quan nhà nước - hành chính nhà nước, tác động ra bên ngồi, ảnh hưởng đến hoạt động xã hội. Hai nhóm vấn đề này, cơng việc này về nguyên tắc cơ bản, gắn liền chặt chẽ với nhau. Bộ máy hành chính mạnh mới có thể thực hiện tốt được những cơng việc quản lý nhà nước do pháp luật quy định cho các cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Đồng thời, đáp ứng được địi hỏi của nhân dân, của xã hội và gia tăng mức độ hài lịng của cơng dân, của nhà đầu tư, nhà quản trị DN.

Tác động ra bên ngoài của các cơ quan hành chính nhà nước đối với xã hội, cơng dân khơng chỉ phụ thuộc vào thể chế, thủ tục hành chính mà cịn phụ thuộc rất lớn vào năng lực, kiến thức, cách tư duy của những người làm việc trong các cơ quan ấy. Một bộ máy chỉ hoạt động hiệu quả khi bộ máy ấy có hệ thống nhân lực đảm bảo yêu cầu về chất lượng và số lượng. Nếu những người tham mưu, giúp nhà nước ấy thụ động, vơ cảm, duy ý chí, khơng tư duy theo nguyên tắc sáng tạo, đổi mới, cải cách sẽ làm xấu đi mối quan hệ giữa cơng dân, nhà đầu tư với chính quyền, ảnh hưởng đến “mức độ hài lòng” của các nhà đầu tư và DN - những người tạo ra của cải cho xã hội.

4.2 Nhóm các nhân tố khách quan

Nhân tố khách quan là tập hợp những nhân tố mà chính quyền tỉnh khơng có khả năng hoặc rất ít khả năng tác động thay đổi được. Như theo Marion Temple thì các vùng có các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hoá,... khác nhau nên sức hấp dẫn đối với đầu tư từ bên ngoài khác nhau [6].

Trong phạm vi một tỉnh, những nhân tố khách quan ảnh hưởng đến chỉ số năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh phân phối và bán lẻ trên địa bàn TP Hải Phòng bao gồm:

- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của mỗi địa phương

Các tỉnh khác nhau có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng và văn hố, tập qn khác nhau. Có những tỉnh ưu đãi lớn về điều kiện tự nhiên có thể phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn như du lịch - dịch vụ, công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp... ngược lại, có những tỉnh khơng được thiên nhiên ưu đãi, hàng năm phải đối mặt với thiên tai hạn hán,... Về văn hố, có những tỉnh có trình độ dân trí cao, ngược lại có tỉnh chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, trình độ dân trí thấp, đời sống hết sức khó khăn,... Những vấn đề này có ảnh hưởng khơng nhỏ đến thu hút đầu tư, sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế chung của tỉnh [6]. Tuy nhiên, nếu biết phát huy lợi thế, tận dụng những thế mạnh sẵn có (điều mà địa phương nào cũng có), tăng cường liên kết, hợp tác với những địa phương khác thì vẫn có thể tạo ra sức hấp dẫn thu hút đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chẳng hạn ở phạm vi quốc gia, Nhật Bản là một minh chứng điển hình trở thành một cường quốc kinh tế mà khơng có sự ưu đãi thiên nhiên.

- Tác động của nền KTTT định hướng XHCN và xu hướng hội nhập và tồn cầu hố quốc tế

KTTT là một nền kinh tế “mở” và càng mở hơn trong xu thế hội nhập và tồn cầu hố quốc tế, góp phần giải phóng mọi năng lực sản xuất, kích thích khả năng phát triển của mọi thành phần kinh tế. Nếu biết khai thác những yếu tố tích cực của nền KTTT thì sẽ phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cùng với sự điều chỉnh thống nhất của hệ thống chính sách, pháp luật của TW, có sự tương đồng về lợi thế, tiềm năng thì địa phương nào khai thác tối đa lợi thế về tự nhiên, kinh tế - xã hội và các thế mạnh của KTTT, địa phương đó sẽ thu hút được đầu tư nhiều hơn, sản xuất kinh doanh phát triển hơn và nền kinh

tế sẽ tiến nhanh hơn. Mặt khác, nền KTTT định hướng XHCN cũng khơng tránh khỏi có những tác động tiêu cực đến các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Bản thân mỗi công chức nhà nước cũng như chính quyền cấp tỉnh khơng nằm ngồi những tác động hai mặt của cơ chế thị trường, khi nó là ngun nhân chính dẫn đến tình trạng tham nhũng, vơ cảm và nhiều tệ nạn khác, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh [7].

- Tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ mà ảnh hưởng trực tiếp từ sự phát triển lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông

Những phương thức mới trong việc xử lý và trao đổi thơng tin có thể cho phép chính quyền tỉnh làm việc tốt hơn (tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả quản lý) với chi phí ít hơn, mở ra những kênh tương tác mới giữa chính quyền và cơng dân, tăng cường tính cơng khai, minh bạch, nâng cao tinh thần trách nhiệm, làm cho bộ máy chính quyền gần gũi hơn với người dân và DN. Việc ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông tạo ra nhiều lợi ích cho chính quyền và nhà đầu tư, DN, nhất là giảm rủi ro cũng như tăng cơ hội kinh doanh cho DN, nhà đầu tư và chắc chắn sẽ làm hài lòng các nhà đầu tư và DN hơn. Vì vậy, chính quyền cấp tỉnh cần khai thác ý nghĩa quan trọng của nhân tố này.

Các nhân tố trên đều có những tác động nhất định đến chỉ số NLCT cấp tỉnh và xếp hạng NLCT của một tỉnh. Để nâng cao chỉ số NLCT cấp tỉnh và cải thiện xếp hạng, mỗi tỉnh cần phải xác định rõ các nhân tố và mức độ ảnh hưởng, từ đó có những giải pháp tác động hiệu quả, hợp lý và kịp thời.

Để có định hướng và giải pháp thiết thực nâng cao chỉ số NLCT một tỉnh thì ngồi việc xác định rõ những vấn đề lý luận liên quan đến cạnh tranh cấp tỉnh, cần thiết nghiên cứu kinh nghiệm các tỉnh đại diện cho cả ba miền, tỉnh có sự thăng tiến mạnh trong xếp hạng PCI những năm qua, tỉnh có điều kiện tương đồng, có xếp hạng cao, để có thêm bài học thực tiễn, bổ sung và làm phong phú hơn cho nghiên cứu của đề tài.

Thu thập số liệu

Thu thập số liệu được xem là bước khởi đầu quan trọng trong tổ chức thực hiện đánh giá xếp hạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh phân phối và bán lẻ trên địa bàn TP Hải Phịng. với mục đích nhìn nhận vân đề một cách tồn diện hơn, trên cả hai góc độ: cơ quan quản lý nhà nước và các DN, tác giả tiến hành khảo sát hai nhóm đối tượng này tại tỉnh. Quá trình khảo sát được thống nhât thực hiện theo 3 bước: 1- Xây dựng phiếu

khảo sát; 2- Thu thập số liệu; 3- Xử lý thông tin và phân tích, kết luận. Khái quát như sau: Sau khi dự thảo xong Phiếu khảo sát dựa trên những nội dung liên quan đến vân đề cần khảo sát, tác giả xin ý kiến chuyên gia để hoàn chỉnh phiếu. Sau đó, kết hợp cả gửi trực tiếp (chủ yếu đối với nhóm cơ quan quản lý) và gửi qua thư (chủ yếu đối với nhóm DN) đến những đối tượng khảo sát và có hướng dẫn cụ thể ý nghĩa của mỗi câu hỏi và phương án trả lời để đối tượng được hỏi lựa chọn theo "cảm nhận" nhưng đảm bảo phù hợp nhât với thực tiễn của tỉnh Hải Phòng. Sau khi có kết quả trả lời, tiến hành xử lý thông tin bằng phần mềm SPSS 18.

V: Giải pháp

1. Đối với người tiêu dùng

2. Đối với doanh nghiệp

- Phát huy thế mạnh kinh doanh trên sân nhà, am hiểu thị trường tiêu dùng, am hiểu thị trường trong nước

- Nâng ca hiểu biết công nghệ - năng lực nắm bắt thông tin thị thị trường nâng cao chất lượng dịch vụ

- Đổi mới công nghệ, đào tạo ngườn nhân lực, chuyên nghiệp hóa hoạt động kinh doanh - Xây dựng thương hiệu, đa dạng hóa và nâcao chất lượng sản phẩm

- Tiến hành liên minh để tiến hành cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. 3. Đối với nhà nước

- Hoàn thiện khung pháp lý, tạo môi trường kinh doanh ổn định, lành mạnh - Tăng cường công tác điêu hành, kiểm tra, kiểm sốt thị trường.

- Xây dựng cơng tác quy hoạch cho mang lưới bán lẻ

- Xây dựng và phát triển hệ thong cơ sở vật hạ tầng dành cho phân phối

- Xây dựng ban hành chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp bán lẻ trong nước

- Khuyến khích các doanh nghiệp liên doanh, liên kết, thành lập liên hội các doanh nghiệp bán lẻ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1, Trần Sửu (2005), Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện tồn cầu

hố, NXB Lao động, Hà Nội

2, W.Chan Kim, Renée Mauborgne (2005), Blue Ocean Strategy, Harvard Business School Press, Boston

3, Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (2006), Báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh

tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2005

4, Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (2011), Báo cáo Chỉ số Năng lực cạnh

tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2010

5, Li Tan (2005), The Paradox of Catching Up, Palgrave Macmillan

6, Lê Thu Hoa (2007), Kinh tế vùng ở Việt Nam - Từ lý luận đến thực tiễn, NXB Lao động - xã hội, Hà Nội

7, Nguyễn Thị Thu Hà (2009), Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong điều kiện

kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, NXB Thông

Một phần của tài liệu Cac nhan to anh huong den nang luc canh tranh cua doanh nghiep ban le Hai Phong (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w