Tình hình phát triển máy ATM và các ĐVCNT trên địa bàn

Một phần của tài liệu nghiệp vụ thanh toán và phát hành thẻ thanh toán (Trang 32 - 34)

II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG SẢN PHẨM THẺ TẠI VIETCOMBANK, CHI NHÁNH HUẾ,

2. Tình hình phát triển máy ATM và các ĐVCNT trên địa bàn

Thẻ tín dụng Thẻ ghi nợ

Bảng 3: Tình hình triển khai các thiết bị, ĐVCNT của Vietcombank

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Máy ATM Chiếc 19 26 30 28 30

Máy EDC Chiếc 89 100 130 40 42

ĐVCNT Đơn vị 54 75 120 46 86

(Nguồn: Phòng thanh toán thẻ, Vietcombank, chi nhánh Huế)

Bảng 4: Sự phát triển các thiết bị, ĐVCNT của Vietcombank qua các năm Chỉ tiêu 2007-2008 2008-2009 2009-2010 2010-2011

+/- % +/- % +/- % +/- %

Máy ATM +7 +36,84 +4 +15,39 -2 -6,66 +2 7,14 Máy EDC +11 +12,36 +30 +30,00 -90 -69,23 +2 5,00 DVCNT +21 +38,89 +45 +60,00 -74 -61,67 +40 86,96

Năm 2007, Vietcombank Huế có 19 máy ATM, chiếm 27,94% tổng số máy ATM trên địa bàn thành phố Huế. Trong năm 2008, VCB lắp đặt thêm 7 máy ATM nữa, nâng tổng số lên 26 máy và sau đó sở hữu 30 máy ATM tính đến cuối năm 2009. Tuy nhiên, do xảy ra sự cố, vào năm 2010 số lượng máy trên địa bàn thành phố huế giảm đi 2 máy còn 28 máy. Sau đó khôi phục và giữ nguyên trong năm 2011. Tuy những năm sau này, số lượng máy ATM vẫn không được tăng lên đáng kể, song với số lượng hiện tại, VCB Huế vẫn giữ vững là đơn vị có số lượng máy ATM lớn nhất, là một thành tích đáng khen ngợi của chi nhánh trong việc nỗ lực gia tăng sự thuận tiện cho khách hàng.

Trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009, số lượng máy EDC của ngân hàng tăng liên tục. Năm 2007, từ chỉ có 89 máy đến năm 2009 số lượng máy tăng lên 130 máy (tăng 46,07 %). Tuy nhiên, qua quá trình sử dụng, từ năm 2009 đến năm 2010, số lượng máy EDC giảm một cách đột ngột. Từ 130 máy giảm còn 40 máy ( giảm 44,44 %). Đến năm 2011, số lượng máy tăng nhưng không đáng kể ( tăng 2 máy).

Đơn vị chấp nhận thẻ, năm 2007 chỉ có 54 đơn vị, sau một năm con số tăng lên 75 đơn vị. Năm 2009, số đơn vị chấp nhận thẻ là 120, cao nhất trong vòng 5 năm, tuy nhiên chỉ một năm sau đó con số này tụt dốc thảm hại chỉ còn 46 đơn vị, năm 2011 số ĐVCNT tăng trở lại nhưng vẫn chỉ dừng lại ở con số 86 đơn vị. Quả thực, so với quy mô hàng ngàn doanh nghiệp, cơ quan kinh doanh trên thành phố Huế thì những con số về ĐVCNT nói trên là quá ít ỏi. Phải chăng, đây là một trong các nguyên nhân khiến người dân, các doanh nghiệp hầu hết vẫn sử dụng tiền mặt, hoặc các phương tiện thanh toán khác để thực hiện các giao dịch bất chấp những lợi ích mà thẻ thanh toán mang lại.

Giai đoạn 2009-2010, đây là thời điểm khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhiều ngân hàng rơi vào tình trạng lao đao, bên bờ vực phá sản, Nhà nước tiến hành nhiều biện pháp mạnh nhằm bình ổn, giữ vững thị trường tài chính, trong đó có tái cấu trúc ngành ngân hàng, thắt chặt hoạt động của cái NHTM, người dân hoang mang lo sợ, không dám mạnh tay đầu tư vào ngân hàng, đều này ảnh hưởng xấu đến hoạt động của NHTM, trong đó có hoạt động thẻ, nhằm tránh lãng phí ngân hàng tạm ngưng hoạt động của một số máy EDC, và sau này khi kinh tế hồi phục sẽ dần đem vào hoạt động trở lại. Khủng hoảng kinh tế không chỉ ảnh hưởng lên ngành ngân hàng, mà còn ảnh hưởng xấu đến các doanh nghiệp, giai đoạn 2009-2010, chúng ta chứng kiến sự sụp đổ của hàng loạt doanh nghiệp trên thị trường, ngay tại địa bàn Huế, những con số biến động của ĐVCNT dường như đã một phần nào nói lên điều đó.

Một phần của tài liệu nghiệp vụ thanh toán và phát hành thẻ thanh toán (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w