Tình hình phát hành

Một phần của tài liệu nghiệp vụ thanh toán và phát hành thẻ thanh toán (Trang 31 - 32)

II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG SẢN PHẨM THẺ TẠI VIETCOMBANK, CHI NHÁNH HUẾ,

1. Tình hình phát hành

Bảng 1: Số lượng thẻ phát hành trong 5 năm 2007-2011

Đơn vị tính: Thẻ

Loại thẻ Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1.Thẻ ghi nợ 14.736 13.060 14.456 14.438 11.034 Connect24 13.438 11.414 12.421 11.057 8.973 SG24 34 4 0 0 0 MTV 161 116 135 723 463 Connect24Visa 1.103 1.526 1.900 2.658 1.598 2.Thẻ tín dụng 120 232 611 741 1.210 Tổng cộng 14.856 13.292 15.067 15.179 12.244

(Nguồn: Phòng thanh toán thẻ, Vietcombank, chi nhánh Huế)

Bảng 2: Tỷ trọng từng sản phảm thẻ trong 5 năm 2007-2011

Đơn vị tính: %

Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1. Thẻ ghi nợ 99,19 98,25 95,95 95,12 90,12 Connect24 91,19 87,39 85,92 76,58 81,32 SG24 0,23 0,04 0 0 0 MTV 1,09 0,89 0,93 5 4,20 Connnect24Visa 7,04 11,86 13,15 18,41 14,48 2. Thẻ tín dụng 0,81 1,75 4,05 4,88 9,88 Tổng cộng 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

Trong những năm vừa qua, thẻ ghi nợ nội địa Vietcombank Connect24 luôn là sản phẩm chủ lực của Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Huế, có số lượng thẻ phát hành ổn định và chiếm tỉ trọng cao nhất trong các loại thẻ mà Ngân hàng đã phát hành (trên 95%). Trong năm 2008, số lượng thẻ ghi nợ phát hành được giảm hơn so với năm 2007 ( giảm 11,37 %) do tác động của kinh tế lên người tiêu dùng, khiến họ chi tiêu ít hơn. Tuy nhiên số lượng thẻ tín dụng phát hành được lại tăng cao hơn ( tăng 48,27 %). Nhìn chung thì số lượng thẻ được phát hành năm 2008 giảm 10,53

% so với năm 2007.Đến năm 2009 số lượng thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng được phát hành đều tăng ( tăng 11,78%). Số lượng thẻ được phát hành năm 2009 cao hơn so với năm 2007. Tuy nhiên đến năm 2010, số lượng thẻ ghi nợ được phát hành giảm nhưng không đáng kể ( giảm 0,12%). Trong năm 2010 này, số lượng thẻ tín dụng phát hành tăng 17,54 %. Tổng số lượng thẻ mà ngân hàng đã phát hành năm 2010 cao nhất trong giai đoạn từ năm 2007 đến 2010. Kết quả này đạt được nhờ thu nhập bình quân mỗi hộ gia đình và nhu cầu đối với dịch vụ ngân hàng bán lẻ ngày càng gia tăng. Đến năm 2011, số lượng thẻ được phát hành giảm 19,34% do chịu sức ép cạnh tranh khốc liệt từ các ngân hàng lớn trên thị trường. Mặc dù thẻ ghi nợ giảm mạnh, thấp nhất trong giai đoạn từ 2007 đến 2010 nhưng thẻ tín dụng trong năm này lại tăng một cách đột biến ( tăng 38,76% so với năm 2010).

Hình 1: Tỷ trọng thẻ ghi nợ-thẻ tín dụng trung bình qua các năm

Năm Thẻ tín dụng (%) Thẻ ghi nợ (%) 2007 0,81 99,19 2008 1,75 98,25 2009 4,05 95,95 2010 4,88 95,12 2011 9,88 90,12 Trung Bình 4,274 95,726

Qua phép phân tích đơn giản trên ta nhận thấy rằng thẻ tín dụng với nhiều lợi ích kèm theo, và tuy rất phổ biến ở các nước phát triển, nhưng ở Việt Nam vẫn còn đang chiếm một tỷ trọng rất nhỏ bé chỉ 4,27%. Thay vào đó, người dân chủ yếu sử dụng thẻ ghi nợ, nguyên nhân có thể nằm ở bản tính ăn chắc mặc bền của dân Việt Nam, nhưng cũng có thể vì thủ tục đăng kí thẻ tín dụng khá rườm rà, gây ái ngại cho khách hàng, và cũng có thể khâu quảng cáo của ngân hàng thực hiện chưa tốt, khách hàng vẫn chưa thực sự hiểu rõ các tiện ích của Thẻ tín dụng với những giá trị mà nó mang lại cho bản thân chủ thẻ, cho ngân hàng và cho nền kinh tế xã hội. Tuy nhiên, một dấu hiệu đáng mừng là số lượng thẻ tín dụng, kèm theo đó là tỷ trọng của nó đang ngày một cao lên. Hy vọng trong tương lai, thẻ tín dụng sẽ chiếm một tỷ trọng đáng kể hơn so với loại hình thẻ ghi nợ.

Một phần của tài liệu nghiệp vụ thanh toán và phát hành thẻ thanh toán (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w