Kết luận về sự thay đổi chất lượng nước theo từng phương án

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi chất lượng nước mặt khu vực nam sông hương khi tháo bỏ một số công trình cống đập (Trang 91 - 128)

bỏ cống đập

Qua việc phân tích kết quả sự chất lượng nước khi có ba hồđiều tiết ứng với các phương án tháo bỏ cống đập so với chỉ có một hồ điều tiết và không tháo bỏ cống

đập (trường hợp hiện trạng năm 2009) cho thấy:

– Việc có ba hồđiều tiết lưu lượng (Bình Điền, Tả Trạch và Hương Điền) sẽ cải thiện tốt hơn chất lượng nước sông Lợi Nông - Đại Giang. Đối với chi lưu khác là Phổ Lợi và Như Ý, chất lượng nước chỉ được cải thiện đáng kể khi các cống hay

đập ởđầu các chi lưu này được tháo bỏ.

– Khi có sự tham gia điều tiết nước của cả ba hồ, phương án giữ nguyên các cống đập ở đầu các chi lưu (PA3A) là tốt nhất để cải thiện chất lượng nước sông Lợi Nông – Đại Giang.

– Khi có sự tham gia điều tiết nước của cả ba hồ, phương án tháo bỏđập Đá trên sông Như Ý (PA3B) là tốt nhất để cải thiện chất lượng nước đoạn đầu sông Như Ý. Còn những đoạn khác của sông Như Ý, hiệu quả cải thiện rất thấp. Phương án này cũng có thể làm tăng ô nhiễm cho sông Phát Lạt và một số vị trí trên sông Lợi Nông.

– Khi có sự tham gia điều tiết nước của cả ba hồ, phương án tháo bỏ cống La Ỷ

trên sông Phổ Lợi (PA3C) là tốt nhất để cải thiện chất lượng nước cho sông Phổ

Lợi. Tuy nhiên, cũng lưu ý rằng phương án này có thể gây ra hiện tượng gia tăng ô nhiễm trước cống Diên Trường.

– Hiệu quả cải thiện chất lượng nước sông Lợi Nông – Đại Giang của phương án 3D không tốt bằng phương án 3A và phương án 3D cũng không tốt bằng phương án 3B để cải thiện chất lượng nước sông Như Ý, nhưng phương án 3D đã giải quyết vấn đề tù đọng và ô nhiễm nước trên sông Như Ý đồng thời làm thông thoáng và nâng cao chất lượng nước sông Lợi Nông – Đại Giang, sông Hương và sông Phổ

Lợi. Như vậy, phương án 3D là phù hợp nhất để cải thiện chất lượng nước Nam sông Hương (xem thông kê về mức độ cải thiện chất lượng nước của ba chi lưu trên bảng 4.5).

82

Bảng 4.5 Bảng thống kê mức độ cải thiện nước của các phương án so với hiện trạng.

Sông Phương án 3A Phương án 3B Phương án 3C Phương án 3D

Lợi Nông - Đại Giang 3 1 2 1

Như Ý 1 3 0 2

Phổ Lợi 0 0 3 3

*Mức độđánh giá: Tốt nhất: 3; Tốt trung bình: 2; Tốt ít: 1; không thay đổi: 0

– Đối với công trình cống Phú Cam, do được để mở hoàn toàn cho nước lưu thông nên hầu như không ảnh hưởng đến chất lượng nước đoạn sông phía sau cống.

– Sự tồn tại của các cống ven đầm phá đã cản trở sự thoát nước ra đầm phá của các chi lưu và ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước Nam sông Hương.

4.3.1.Nhng bin pháp ci thin cht lượng nước Nam sông Hương

– Về phương diện môi trường nước mặt: để cải thiện chất lượng nước Nam sông Hương khi có thêm sựđiều tiết nước của hai hồ Hương Điền và Dương Hòa trong tương lai thì nên tháo bỏ cả ba công trình cống Phú Cam, đập Đá, La Ỷ.

– Ngoài việc tháo bỏ công trình trên, để tăng khả năng thoát nước ra đầm phá thì việc điều chỉnh lại bề rộng thoát nước và quy trình vận hành của các cống ven

đầm phá (cống Diên Trường, cống Quan, Cầu Long, An Xuân…) cũng cần phải

được xem xét.

Một số biện pháp cũng cần phải bổ sung để cải thiện chất lượng nước sông Hương như sau:

–Khơi thông dòng chảy tại những đoạn sông bị tắc nghẽn để dòng chảy được thông thoáng.

– Giảm thiểu các nguồn ô nhiễm gồm các chất rắn, nước thải xả từ dân cư phải

83

KT LUN – KIN NGH

Những kết quảđạt được

– Phân tích được hiện trạng CLN khu vực Nam sông Hương: hầu hết các chỉ

tiêu đều đạt QCVN trừ nổng độ DO thấp (nhìn chung nồng độ DO nhỏ hơn 4,0 mg/l) do các cống đập làm tù đọng nước.

– Thiết lập được mô hình tính toán thủy lực và chất lượng nước phù hợp cho hệ

thống sông Hương bằng việc sử dụng mô hình Mike 11.

– Xây dựng, tính toán các kịch bản tháo bỏ cống đập, kết quả như sau: + Trong trường hợp có 3 hồ Bình Điền, Hương Điền và Tả Trạch:

• Nếu không tháo bỏ cống đập: chỉ có chất lượng nước của sông Lợi Nông – Đại Giang được cải thiện.

• Nếu chỉ tháo bỏ đập Đá: chỉ có chất lượng nước của sông Như Ý được cải thiện đáng kể.

• Nếu chỉ tháo bỏ cống La Ỷ: chỉ có chất lượng nước của sông Phổ Lợi

được cải thiện đáng kể.

• Nếu tháo cả 3 cống Phú Cam, La Ỷ và đập Đá: cả chất lượng nước của sông Phổ Lợi lẫn Như Ý cải thiện đáng kể.

+ Không những các công trình cống, đập ởđầu các chi lưu (đập Đá, cống La

Ỷ mà cả các cống ở ven đầm phá đã cùng tác động xấu đến chất lượng nước Nam sông Hương.

– Dựa vào những kết luận từ kết quả tính toán các phương án và các số liệu quan trắc thực tế, giải pháp tháo bỏ cống đập được đề xuất nhằm cải thiện chất lượng nước mặt đó là: tháo bỏ cả cống Phú Cam, đập Đá và cống La Ỷ để dòng chảy Nam sông Hương trở nên thông thoáng hơn và nồng độ DO trên ba chi lưu chính sẽđạt trên chuẩn B2 của QCVN 08:2008.

Hạn chế

– Do hạn chế về số liệu đo đạc, quan trắc, khảo sát nên việc kiểm tra, đánh giá sự thay đổi chất lượng nước chỉ qua hai thông số chính DO, BOD5. Tuy những

84

minh chứng trong đề tài cho thấy đây là hai thông số tiêu biểu cho chất lượng nước khu vực Nam sông Hương nhưng việc đánh giá chỉ qua hai thông số thì vẫn là hạn chế của đề tài.

– Trong đề tài, việc tháo bỏ các công trình cống đập trong khư vực Nam sông Hương chỉđược xét đến sự thay đổi tích cực và tiêu cực đến môi trường nước mặt. Nhưng trong thực tế, khi tháo dỡ các cống đập trên còn phải xét đến những yếu tố

khác như yếu tố lũ tiểu mãn, lũ chính vụ, hiện tượng bồi xói và yếu tố lịch sử, văn hóa của các công trình cống đập trên. Và đây cũng là một hạn chế của đề tài.

– Đề tài chưa tính đến sự ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm từ các hồ Bình

Điền, Dương Hòa, Hương Điền đến chất lượng nước mặt của hệ thống sông Hương.

Hướng phát triển đề tài

– Đề tài có thể tiếp tục nghiên cứu theo hướng xây dựng giải pháp vận hành thích hợp các cống ven đầm phá trên hệ thống sông Hương để cải tốt hơn nữa chất lượng nước mặt.

– Ngoài ra, để tài có thể phát triển theo hướng đánh giá sự ảnh hưởng của các nguồn ô nhiễm từ các hồ Bình Điền, Dương Hòa, Hương Điền đến chất lượng nước mặt của hệ thống sông Hương.

85

DANH MC CÔNG TRÌNH CA TÁC GI

[1] Nguyễn Thị Bảy, Nguyễn Ngọc Minh (2007). Nghiên cứu biến hình lòng dẫn đoạn sông Tân Châu – Hồng Ngự bằng mô hình CCHE2D.Hội nghị Khoa Học và Công Nghệ, Phân ban Công nghệ và Quản lý Môi trường, Đại Học Bách Khoa TP.HCM, 10/2007, pp.359-372.

[2] Nguyễn Thị Bảy, Nguyễn Ngọc Minh (2007). Nghiên cứu xu hướng phát triển hố xói trên đoạn sông Tiền, khu vực thị trấn Tân Châu bằng mô hình CCHE2D. Hội nghị Khoa Học và Công Nghệ lần thứ 10, Phân ban Công nghệ và Quản lý Môi trường., Đại Học Bách Khoa TP.HCM, 10/2009, pp.340-344.

[3] Nguyễn Thị Bảy, Nguyễn Ngọc Minh (2009). Nghiên cứu xu hướng phát triển hố xói trên đoạn sông Tiền, khu vực thị trấn Tân Châu bằng mô hình CCHE2D. Tạp chí Khí tượng Thủy văn, Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, pp.10-14.

[4] Huynh Cong Hoai, Nguyen Thi Bay, Nguyen Ngoc Minh (2010). Apply flood model to estimate the reduction of flood water level in Thua Thien Hue province in case of the flood controlled by Ta Trach reservoir. VIỆT NAM-JAPAN Workshop Wateralong Community, Hue of the University, pp.10-13.

86

TÀI LIU THAM KHO Tiếng Việt

[1] Ban quản lý dự án sông Hương (2008), Báo cáo kết quả quan trắc năm 2008, Chương trình Quan trắc chất lượng nước sông Hương, Ban quản lý dự án sông Hương, Sở Khoa học công nghệ Thừa Thiên Huế - Khoa Hóa trường Đại học khoa học Huế, Thừa Thiên Huế.

[2] Bộ Công Thương (2008), Qui trình vận hành hồ chứa thủy điện Bình Điền, Ban hành theo quyết định số 3960/QĐ-BCT ngày 15/7/2008, Thừa Thiên Huế.

[3] Công ty cổ phần đầu tư HĐ, Qui trình vận hành hồ chứa nhà máy thủy điện Hương Điền, Thừa Thiên Huế.

[4] Công Ty Môi Trường và Công trình đô thị Huế (2007), Báo cáo đánh giá tác

động môi trường – Dự án cải thiện môi trường nước thành phố Huế, Sở Khoa học Công nghệ Thừa Thiên Huế, Thừa Thiên Huế.

[5] Công ty tư vấn xây dựng thủy lợi I (2000), Công trình hồ Tả Trạch Thừa Thiên - Huế, Thuyết minh chung, Thừa Thiên Huế.

[6] Công Ty Xây Dựng Đông Dương (2007), Dự án cải thiện môi trường nước thành phố Huế, Báo cáo đánh giá tác động môi trường, Sở Khoa học Công nghệ

Thừa Thiên Huế, Thừa Thiên Huế.

[7] Đại học Bách khoa TP.HCM (2010), Đánh giá sự biến động của dòng chảy và môi trường nếu loại bỏ một số cống đập trên vùng hạ du khi có các công trình thủy lợi, thủy điện trên dòng chính, Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên Huế, Thừa Thiên Huế.

[8] Đỗ Nam (2004), Đặc điểm khí hậu thủy văn thừa thiên Huế, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Thừa Thiên Huế.

[9] Hà Học Ngô (1997), Điều tra khảo sát thực trạng bồi lắng trên đoạn sông Hương chảy qua thành phố Huế, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường Thừa Thiên Huế, Hà nội.

87

[10] Lê Mạnh Hùng (2005), Quy hoạch chỉnh trịổn định sông Hương (Đoạn từ hạ

lưu hồ Tả Trạch đến cuối hạ lưu sông Hương), Báo cáo tổng kết dự án, Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam. TP.HCM.

[11] Lê Văn Thăng (Chủ biên) (2000), Quan trắc và phân tích chất lượng môi trường nước sông Hương ở thành phố Huế, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học, Lưu trữĐại học Huế, Thừa Thiên Huế.

[12] Lê Văn Thăng, Lê Văn Tuấn (2008). Kết quả quan trắc đánh giá sông Như Ý vào mùa khô, Tạp chí khoa học Đại Học Huế, số 45, vol 8, 22-37.

[13] Nguyễn Kỳ Phùng, Nguyễn Thị Bảy (2007), Mô hình hóa chất lượng nước mặt, NXB ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP.HCM.

[14] Nguyễn Sinh Huy, Hồ Ngọc Phú (1992), Những luận cứ khoa học làm cơ sở

cho việc khai thác nguồn nước hệ thống sông Hương, Ban Khoa Học và Kỹ Thuật sở thủy lợi Huế và Phân viện Khoa học Việt Nam, TP.HCM.

[15] Nguyễn tất Đắc (2005), Mô hình toán cho dòng chảy và chất lượng nước trên hệ thống kênh sông, NXB Nông nghiệp.

[16] Nguyễn Thọ Vương và các cộng sự (2000), Nghiên cứu điều tra đánh giá và

đề xuất biện pháp phòng chống ô nhiễm nước sông Hương thành phố Huế, Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài cấp bộ, Đại học Khoa học Huế, Thừa Thiên Huế.

[17] Nguyễn Văn Hợp và các cộng sự (1996), Điều tra đánh giá chất lượng nước ở

một số vùng trọng điểm thuộc thành phố Huế và vùng phụ cận, Báo cáo chuyên đề

khoa học, Đại học Khoa học Huế, Thừa Thiên Huế.

[18] Nguyễn Văn Hợp và các cộng sự (1997), Điều tra đánh giá hiện trạng nước thải từ các nguồn thải điểm và một số đánh giá bổ sung về chất thải rắn ở thành phố Huế và vùng phụ cận. Báo cáo chuyên đề khoa học, Đại học Khoa học Huế, Thừa Thiên Huế.

[19] Sở Khoa học và Công nghệ Thừa Thiên - Huế (2000), Hiện trạng môi trường nước ở tỉnh Thừa Thiên - Huế giai đoạn 1996-1998, 1999-2000, Sở Khoa học Công nghệ Thừa Thiên Huế, Thừa Thiên Huế.

88

[20] Trung tâm khí tượng thủy văn Viêt Nam (2010), Nghiên cứu xây dựng và đề

xuất quy trình vận hành điều tiết nước mùa cạn hệ thống hồ chứa trên sông Hương,

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Thừa Thiên Huế.

[21] Trường Đại học Huế (2000), Nghiên cứu, điều tra, đánh giá và đề xuất biện pháp phòng chống ô nhiễm nước sông Hương thành phố Huế, Báo cáo kết quả

nghiên cứu đề tài cấp bộ, Thừa Thiên Huế.

[22] Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế (2005), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huếđến năm 2020, Thừa Thiên Huế.

[23] Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt (QCVN:2008/BTNMT).

Tiếng Anh

[24] DHI Software (2004). Mike 11- A Modelling System for Rivers and Channels – Reference Manual, DHI Water & Environment.

[25] DHI Software (2007), 1D – 2D Modelling – User Manual, DHI Water & Environment.

[26] DHI Software (2007), 1D – 2D Modelling – User Manual, DHI Water & Environment.

[27] DHI Software (2007), Eco – Lab, Short Scientific Descriptiom, DHI Water & Environment.

[28] DHI Software (2007), MIKE 21 & MIKE 3 Flow Model FM, Hydrodynamic and Transport Module, Scientific Documentation, DHI Water & Environment. [29] DHI Software (2007), WQ templates, Scientific Description, DHI Water & Environment.

[30] WHO (1993), Asseeement of Source of Air, Water, and Land Pollution, Geneva.

Phụ Lục-1

PHỤ LỤC 1. TRÍCH DẪN QUY CHUẨN VỀ MỘT SỐ THÔNG SỐ TRONG QCVN 08:2008/BTNMT

Nguồn: Trích dẫn từQuy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt

(08:2008/BTNMT)

Giá trị giới hạn của một số thông số chất lượng nước mặt được quy định như sau: Giá trị giới hạn A B TT Thông số Đơn vị A1 A2 B1 B2 1 pH - 6-8,5 6-8,5 5,5-9 5,5-9

2 Ôxy hoà tan (DO) mg/l ≥ 6 ≥ 5 ≥ 4 ≥ 2

3 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 20 30 50 100

4 COD mg/l 10 15 30 50

5 BOD5 (20oC) mg/l 4 6 15 25

6 Amoni (NH+4) tính theo N mg/l 0,1 0,2 0,5 1

7 Clorua (Cl-) mg/l 250 400 600 -

8 Nitrat (NO-3) (tính theo N) mg/l 2 5 10 15

9 Phosphat (PO43-)(tính theo P) mg/l 0,1 0,2 0,3 0,5

10 Coliform MNP/100 ml 2500 5000 7500 10000

Ghi chú: Việc phân hạng nguồn nước mặt nhằm đánh giá v à kiểm soát chất lượng nước, phục vụ cho các mục đích sử dụng n ước khác nhau:

A1 - Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác như

loại A2, B1 và B2.

A2 - Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử

l. phù hợp; bảo tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2.

B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có

yêu cầu chất lượng nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.

Phụ Lục-2

PHỤ LỤC 2. KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MỘT SỐ MẪU CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TRÊN HỆ THỐNG SÔNG HƯƠNG

Phần phụ lục này sẽ lần lượt trình bày kết quả phân tích một số mẫu chất lượng nước mặt trên hệ thống sông Hương tại một thời điểm khác nhau. Nguồn số liệu này được lấy từ những báo cáo, đề tài sau:

- Mẫu chất lượng nước năm 2008: Kết quả quan trắc được tham khảo từ bản báo

cáo thuộc “Chương trình Quan trắc chất lượng nước sông Hương” của “Báo cáo kết

quả quan trắc năm 2008” của Khoa Hóa, trường Đại học Huế [1].

- Mẫu chất lượng nước năm 2009: Kết quả quan trắc được thu thập từ báo cáo ”Phân tích một số thông số chất lượng nước của các sông ở Thành phố Huế”, đây là

báo cáo phục vụ dự án “ Đánh giá sự biến động của dòng chảy và môi trường nếu

loại bỏ một số cống đập trên vùng hạ du khi có các công trình thủy lợi, thủy điện

trên dòng chính” của Đại học Bách Khoa kết hợp với sở Khoa học Công Nghệ Thừa

Thiên Huế thực hiện [7].

2-1) Một số kết quả phân tích nước mặt năm 2008

a. Các thông số quan trắc và thời gian lấy mẫu

- Các thông số quan trắc: 6 thông số môi trường nền: nhiệt độ, độ đục, độ mặn.

DO, EC và pH. Phân tích 5 thông số chất lượng nước: COD, BOD5, tổng coliform

và PO43-.

- Thời gian quan trắc: Tiến hành quan trắc 3 tháng/1lần (4lần/năm) (xem bảng 2-1).

b. Phương pháp quan trắc

Phương pháp thu mẫu và phân tích được tuân thủ như trong quy định của TCVN

hiện hành.

Bảng 2-1 Thời gian đợt quan trắc.

Tháng Thời gian Thời tiết Nhiệt độ nước

II 21 - 22/2/2008 Trời mưa phùn, gió nhẹ. 16,9 – 19,00C III 17 - 18/3/2008 Trời hửng nắng. 26,4 – 28,3 0C IV 9 - 10/4/2008 Trời nắng nóng. 29,6 – 33,5 0C V 20 - 22/5/2008 Trời hửng nắng nhiều mây. 26,6 - 30,3 0C VI 11 - 13/6/2008 Trời nắng nhiều mây. 28,6 - 31,9 0C Giữa tháng VI 26 - 28/6/2008 Nắng nóng. 30,3 - 33,7 0C VII 14 - 16/7/2008 Nắng nóng. 30,8 – 33,6 0C VIII 31/7 - 2/8/2008 Nắng nóng. 30,6 – 33,7 0C

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi chất lượng nước mặt khu vực nam sông hương khi tháo bỏ một số công trình cống đập (Trang 91 - 128)