Các phương án và số liệu tính toán

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi chất lượng nước mặt khu vực nam sông hương khi tháo bỏ một số công trình cống đập (Trang 72 - 73)

a. Các phương án tháo bỏ cống đập

Chất lượng nước Nam sông Hương chịu tác động rất lớn bởi các công trình cống đập trên sông và các công ven đầm phá. Tuy nhiên đối với các công ven đầm phá như Diên Trường, Thảo Long, Diên Hồng, cống Quan, Cầu Long, An Xuân, Quan Cửa thì không thể loại bỏ do chúng có nhiệm vụ ngăn mặn cho toàn lưu vực sông Hương [7] nên các phương án tính toán được thiết lập trong đề tài sẽ không tính đến việc tháo bỏ các cống ven đầm phá mà chỉ tập trung xây dựng các phương án tháo bỏ ba cống đập trên sông là cống Phú Cam, cống La Ỷ và đập Đá.

Để thấy được sự thay đổi chất lượng nước mặt Nam sông Hương trước và sau khi tháo bỏ một số công trình cống đập, năm phương án tính toán chế độ thủy lực và chất lượng nước của Nam sông Hương được thiết lập và được trình bày bảng 4.1.

Bảng 4.1 Các phương án tháo bỏ cống đập. Các cống đập được tháo bỏ Tên phương án hiKý ệu Hồđiều tiết Cống Phú Cam Đập Đá Cống La Ỷ Hiện trạng HT Bình Điền Phương án 3A PA3A Bình Điền, Tả Trạch và Hương Điền Phương án 3B PA3B Bình ĐHiươền, Tng ảĐ Triền ạch và Bỏ Bỏ Phương án 3C PA3C Bình Điền, Tả Trạch và Hương Điền Bỏ Bỏ Phương án 3D PA3D Bình Điền, Tả Trạch và Hương Điền Bỏ Bỏ Bỏ Trong đó:

– Trường hợp hiện trạng tính cho mùa kiệt với thời gian điển hình là tháng 6 năm 2009. Trường hợp này chỉ có sự tham gia điều tiết lưu lượng của một hồ Bình

Điền và không tháo bỏ cống đập.

– Từ phương án 3A (PA3A) đến phương án 3D (PA3D) sẽ tính cho trường hợp lần lượt tháo bỏ các công trình cống đập trên sông. Bình thường cống Phú Cam để

63

mở hoàn toàn [7], sựảnh hưởng của nó đến chất lượng nước không lớn nên phương án tháo dỡ cống Phú Cam được tính gộp chung vào tháo dỡ từng cống La Ỷ, hay

đập Đá.

– Lưu ý khi có sự tham gia điều tiết lưu lượng của cả ba hồ Bình Điền, Hương

Điền và Tả Trạch thì bề rộng thoát nước của các cống ven đầm phá sẽ được điều chỉnh lại sao cho mực nước lớn nhất trước cống Thảo Long không vượt quá 0,37 m (theo yêu cầu khống chế mực nước trên sông Hương phục vụ cho bơm tưới nước nước cho nông nghiệp) [7].

b. Các số liệu phục vụ tính toán cho các phương án

– Lưới tính là mạng sông chính và các mặt cắt của hệ thống sông Hương giống như trong phần kiểm tra và hiệu chỉnh mô hình (xem mục 3.1.1). Hệ số nhám của từng đoạn sông được sử dụng như trong bảng 3.7 (chương 3).

– Bộ thông số tính toán trong mô đun AD và ECO – Lab được sử dụng lại từ bộ

thông sốđã được kiểm tra và hiệu chỉnh (xem mục 3.3 của chương 3).

– Điều kiện biên: Biên lưu lượng nguồn, nhập bên và nồng độ cũng được thiết lập giống với phần kiểm tra mô hình (xem chương 3).

c. Tính toán chếđộ thủy lực và chất lượng nước theo các phương án

– Thời gian tính toán từ 01/06 - 30/06/2009; bước thời gian tính toán: 60 giây; bước thời gian xuất kết quả là 3600 giây.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi chất lượng nước mặt khu vực nam sông hương khi tháo bỏ một số công trình cống đập (Trang 72 - 73)