Chiến tranh du kích phải xây dựng được hậu phương tại chỗ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh thái bình lãnh đạo chiến tranh du kích trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp (1946 1954) (Trang 102 - 104)

CHƢƠNG 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

3.2. Một số bài học kinh nghiệm

3.2.2 Chiến tranh du kích phải xây dựng được hậu phương tại chỗ

Bất cứ một cuộc chiến tranh nào cũng đều phải có hậu phương. Trong kháng chiến chống Pháp, đường lối xây dựng căn cứ địa hậu phương chiến tranh nhân dân của Đảng đã sớm hình thành, ngày càng hồn chỉnh với những chính sách ngày càng cụ thể. Đảng, Bác Hồ không quan niệm hậu phương theo nghĩa thông thường của chiến tranh quy ước, hiện đại, có chiến tuyến rõ rệt, mà có sự phát triển mới về lý luận và được chứng minh bằng thực tiễn, với những điểm sáng tạo, độc đáo, tạo ra ngay trong vùng địch tạm chiếm đóng thành nơi xây dựng và dự trữ tiềm lực của cuộc kháng chiến, cả về chính trị, qn sự, kinh tế và văn hóa; nơi huy động nhân vật lực cho kháng chiến và tạo chỗ dựa về tinh thần cho cuộc kháng chiến ở địch hậu. Có nhiều loại hình hậu phương tạo ra thế trận xen kẽ một cách triệt để giữa ta và địch, làm cho hậu phương và tiền tuyến đan xen, ln ln biến động, khơng có ranh giới ổn định mà thường xuyên chuyển hóa, xoay vần cùng với kẻ địch trong một quá trình trường kì kháng chiến, tạo nguồn sức mạnh vô tận cho chiến tranh nhân dân, trong đó mỗi người dân là một người lính, mỗi làng xã là một pháo đài, đánh giặc một cách tồn diện và bằng mọi thứ vũ khí có trong tay.

Xuất phát từ quan điểm của Đảng, Bác Hồ, hậu phương của chiến tranh du kích ở Thái Bình là hậu phương tại chỗ. Hậu phương này lấy làng xã làm chỗ dựa. Vì làng chiến đấu chính là gốc rễ của chiến tranh du kích. Đánh giặc giữ làng đã trở thành truyền thống của người dân Thái Bình. Truyền thống này đã được kế thừa và phát huy cao độ dưới sự lãnh đạo của Đảng tiên phong, hướng nhiệm vụ cụ thể là xây dựng làng kháng chiến, biến mỗi làng xã thành một pháo đài, gắn chặt việc giữ nước với giữ làng. Cơ sở làng xã là nơi xây dựng nền kinh tế nơng nghiệp tự cấp, tự túc, nên có thể dựa vào sức

mạnh tại chỗ để kiên trì cuộc chiến đấu lâu dài, dù có bị chia cắt, càn quét khốc liệt. Xây dựng nhiều làng kháng chiến sẽ là cơ sở để hình thành các khu du kích hoặc các căn cứ du kích. Vì vậy, có thể ví làng chiến đấu ở Thái Bình là từng viên gạch, căn cứ du kích là bức tường, là khối tổng hợp các làng chiến đấu tạo ra sức mạnh và tác dụng to lớn. Tuy nhiên trong quá trình xây dựng làng chiến đấu, quân dân trong tỉnh đã mắc phải một số sai lầm, đặc biệt là tư tưởng hình thức, đánh giá quá cao làng chiến đấu dẫn đến những tổn thất như cuộc chiến đấu của nhân dân làng An Định (Thụy Anh) diễn ra vào ngày 6-3-1950. Vì vậy, việc sử dụng làng chiến đấu cần phải có một sự linh hoạt dựa vào tương quan lực lượng giữa ta và địch là việc làm cần thiết để phát huy tối đa hiệu quả của làng kháng chiến.

Bên cạnh đó, do nét đặc sắc của chiến tranh du kích ở đồng bằng nói chung, Thái Bình nói riêng, hậu phương của ta không chỉ nằm ở vùng giải phóng mà cịn nằm ngay trong vùng địch tạm chiếm, đồng thời hậu phương cũng là tiền tuyến. Hơn nữa, hậu phương và tiền tuyến khơng cố định mà có thể hốn đổi vị trí cho nhau phụ thuộc vào thế và lực giữa ta và địch. Chính vì vậy muốn xây dựng được hậu phương tại chỗ được vững chắc, việc cốt lõi là phải dựa vào dân. Thực chất cuộc kháng chiến ở vùng sau lưng địch là cuộc chiến đấu giành đất, giành dân, bên nào giành được dân bên đó sẽ giành thắng lợi. Ở đâu có nhân dân ủng hộ ở đó có hậu phương. Cuộc chiến tranh du kích ở Thái Bình đã cho thấy, từ khi cán bộ, đảng viên, các lực lượng vũ trang trong tỉnh kiên trì quay về bám đất, bám dân chúng ta đã xây dựng được thế trận lịng dân khơng chỉ ở vùng giải phóng, mà cả ở vùng tạm chiếm. Vì vậy mà ta đã có một hậu phương vững chắc khơng chỉ ở vùng giải phóng mà cịn ngay trong vùng địch tạm chiếm. Trong khi đó, thực dân Pháp chiếm được đất nhưng chúng khơng chiếm được lịng dân, vì vậy âm mưu “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt” của địch ở Thái Bình

khơng những bị phá sản, mà ngược lại chúng còn bị hao người, tốn của bởi cuộc chiến tranh khơng có giới tuyến rõ ràng của quân và dân Thái Bình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh thái bình lãnh đạo chiến tranh du kích trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp (1946 1954) (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)