Chiến tranh du kích cần có sự kết hợp giữa các lực lượng, hình thức và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh thái bình lãnh đạo chiến tranh du kích trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp (1946 1954) (Trang 104 - 106)

CHƢƠNG 3 MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM

3.2. Một số bài học kinh nghiệm

3.2.3. Chiến tranh du kích cần có sự kết hợp giữa các lực lượng, hình thức và

thức và mặt trận đấu tranh.

Sức mạnh của chiến tranh du kích khơng chỉ dựa vào lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang, mà chủ yếu dựa vào lực lượng quần chúng đơng đảo. Đó là lực lượng rộng lớn trong các đoàn thể của mặt trận. Đấu tranh quân sự phải gắn liền với đấu tranh chính trị và kết hợp với đấu tranh chính trị, hỗ trợ cho quần chúng nổi dậy phá tề, trừ gian giành và giữ quyền làm chủ kết hợp tiến công tiêu diệt địch. Đấu tranh chính trị phát huy ưu thế của cuộc chiến tranh chính nghĩa, tập hợp và đồn kết quần chúng, xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng, chống lại thủ đoạn chính trị lừa bịp của kẻ thù.

Đấu tranh kinh tế là một nội dung rất quan trọng trong chiến tranh du kích. Phải đấy mạnh tăng gia sản xuất và tiết kiệm, đồng thời phải bảo vệ sản xuất, chống địch phá hoại ruộng vườn, hoa màu, không cho địch cướp phá thóc lúa, bắn giết trâu bị, làm thất bại chính sách “ lấy chiến tranh ni chiến tranh” của chúng. Có như vậy mới xây dựng được nền kinh tế “ tự cấp, tự túc”, đảm bảo cuộc chiến đấu tại chỗ, đảm bảo đời sống nhân dân và lực lượng vũ trang của ta.

Kháng chiến về tư tưởng văn hóa cũng là một măt trận đấu tranh “để đào tạo con người mới và cán bộ mới cho công cuộc kháng chiến kiến quốc”. Phải triệt để tẩy trừ mọi ảnh hưởng nô dịch của văn hóa thực dân đồng thời phát huy những truyền thống tốt đẹp của dân tộc. vì thế mà cuộc đấu tranh trên mặt trận văn hóa tư tưởng diễn ra rất quyết liệt.

Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến chiến tranh du kích ở Thái Bình khơng chặn được các cuộc tấn công, càn quét lớn của địch là do trong tác chiến chưa có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các vùng miền trong tỉnh, giữa vùng tạm chiếm và vùng tự do, giữa đấu tranh quân sự với đấu

tranh chính trị, kinh tế, địch vận, giữa cuộc chiến đấu của quân dân Thái Bình với quân dân của các chiến trường cả nước đặc biệt là ở trên chiến trường chính. Vì vậy, Chiến dịch Hịa Bình tạo ra bước ngoặt đối với chiến tranh du kích ở Thái Bình khơng chỉ bởi nó tạo điều kiện cho qn dân trong tỉnh tiêu diệt địch mà quan trọng hơn nó đã tạo điều kiện để chiến tranh du kích ở Thái Bình có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các mặt trận tạo ra sức mạnh tổng hợp để tiêu diệt địch.

Sau Chiến dịch Hịa Bình, sở dĩ ta ln giành và giữ vững thế chủ động là do ta đã có sự phối hợp, hiệp đồng chiến đấu của quân dân trong tỉnh cả ở vùng giải phóng lẫn vùng tạm chiếm, cả bằng quân sự, chính trị, kinh tế, địch vận, bằng sự phối hợp chiến đấu giữa quân dân Thái Bình với quân dân các chiến trường cả nước. Nhờ sự phối hợp nhịp nhàng và ăn khớp như vậy nên có những trận càn địch sử dụng số quân lớn hơn cả cuộc hành quân ra Hịa Bình như trận càn Thủy Ngân, trận càn Cá Măng… nhưng chúng không những không đạt được mục đích mà ngược lại chúng cịn bị thiệt hại nặng nề. Đây cũng chính là đặc điểm nổi bật của cuộc kháng chiến chống Pháp nói chung, chiến tranh du kích ở Thái Bình nói riêng.

Một số nhà chiến lược nước ngoài nghiên cứu về Việt Nam thường cho rằng chiến tranh nhân dân đồng nghĩa với chiến tranh du kích. Thực tế, Đảng ta khơng bao giờ có một chiến lược qn sự thuần túy, và cũng chưa bao giờ hạn chế chiến tranh ở mức độ chiến tranh du kích. Chiến lược chiến tranh cách mạng của Đảng là một chiến lược tổng hợp, kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị, ngoại giao, kết hợp chiến tranh du kích với chiến tranh chính quy, kết hợp đánh nhỏ, đánh vừa, đánh lớn, đánh địch bằng mọi cách, bằng mọi thứ vũ khí có trong tay. Trong khi đẩy mạnh đấu tranh chính trị, phát triển chiến tranh du kích, Đảng ta ln coi trọng xây dựng bộ đội chủ lực từ cấp tiểu đoàn, trung đoàn, đến cấp đại đoàn (sư đoàn), trở thành những “quả đấm thép” đủ sức giáng cho địch những đòn tiêu diệt lớn, quyết định chiến trường.

Đây cũng chính là nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự Việt Nam dưới thời đại Hồ Chí Minh, là ánh sáng soi đường cho chiến trường cả nước nói chung, chiến tranh du kích ở Thái Bình nói riêng giành thắng lợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đảng bộ tỉnh thái bình lãnh đạo chiến tranh du kích trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân pháp (1946 1954) (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)