Nâng cao tâm lực

Một phần của tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội (Trang 36 - 40)

6. Kết cấu của luận văn

1.4. Nội dung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

1.4.3. Nâng cao tâm lực

Điều 8, Hiến pháp năm 1992 quy định: “Các cơ quan Nhà nước, cán bộ, viên chức Nhà nước phải tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân, kiên quyết đấu tranh chống mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch cửa quyền tham nhũng”.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đánh giá rất cao vị trí, vai trị của người cán bộ, đồng thời cũng địi hỏi người cán bộ phải có những tiêu chuẩn nhất định, phải tự giác rèn luyện mình về mọi mặt, khơng ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực để xứng đáng với vị trí, vai trị của mình. Người cho rằng, đạo đức chính là cái gốc quan trọng hàng đầu của người cách mạng: “Người cách mạng phải

có đạo đức, khơng có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng khơng lãnh đạo được nhân dân”. Người đã đúc kết đạo đức cách mạng của người cán bộ trong 4 chữ: Cần, kiệm, liêm, chính. Ngày nay, bốn chữ đó vẫn giữ ngun giá trị, là yêu cầu chuẩn mực về đạo đức của người cán bộ, công chức. Cần là cần cù, chịu khó nhưng sâu sắc hơn là ý thức luôn cố gắng hồn thành cơng việc được giao kể cả khi gặp điều kiện khó khăn, phức tạp – đó chính là tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật trong công việc. Kiệm không chỉ là tiết kiệm chung chung, tiết kiệm cho cá nhân mà quan trọng hơn, sâu sắc hơn là tiết kiệm thời gian, tiền bạc, công sức của người lao động, của nhân dân, của đất nước. Liêm tức là trong sạch, không tham nhũng, không lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để mưu lợi riêng, không sách nhiễu nhân dân và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Chính tức là ngay thẳng, cơng tâm làm theo kỷ cương phép nước, theo đúng pháp luật.

Luật CBCC năm 2008 quy định về phẩm chất chính trị, đạo đức của CBCC là: “Phải trung thành với Đảng, Nhà nước; bảo vệ danh dự của Tổ Quốc và lợi ích của quốc gia; tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; có ý thức tổ chức kỷ luật, tổ chức thực hiện các biện pháp phòng chống quan liêu, tham nhũng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chịu trách nhiệm về việc để xảy ra quan liêu, lãng phí trong cơ quan, tổ chức đơn vị, phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư trong hoạt động cơng vụ”.

Về văn hóa giao tiếp ở cơng sở theo Điều 16, Luật CBCC: “Trong giao tiếp ở cơng sở, CBCC phải có thái độ lịch sự, tơn trọng đồng nghiệp; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc. CBCC phải biết lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; công bằng, vô tư, khách quan khi nhận xét, đánh giá; thực hiện dân chủ và đoàn kết nội bộ. Khi thi hành công vụ, CBCC phải mang phù hiệu hoặc thẻ cơng chức, có tác phong lịch sự, giữ gìn uy tín, danh dự cơ

quan, tổ chức, đơn vị và đồng nghiệp”.

Về văn hóa giao tiếp với nhân dân theo Điều 17, Luật CBCC: “CBCC phải gần gũi với nhân dân, có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn, ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng mạch lạc. CBCC khơng được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ”. Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã thông qua việc việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cơng vụ và hiệu quả thực thi công vụ của đội ngũ CBCC cấp xã ln là u cầu địi hỏi bức thiết, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay mà Đảng và Nhà nước ta đã và đang thực hiện đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới phát triển đất nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế -xã hội, triển khai mạnh mẽ công tác CCHC; thực hiện rà sốt, đơn giản hóa và cơng khai thủ tục hành chính ở tất cả các nghành, lĩnh vực theo quy định của Chính phủ về kiểm sốt thủ tục hành chính, thực hiện có hiệu quả việc giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa và một cửa liên thông”, “một cửa liên thơng hiện đại”…nhằm xây dựng, một nền hành chính phục vụ nhân dân thì cấp xã, phường, thị trấn là một cấp gần dân, đã và đang còn nhiều những vấn đề gây nhiều bức xúc trong nhân dân.

Chính vì vậy, việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cơng vụ chính là việc xây dựng đội ngũ cán bộ CBCC cấp xã có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu lý tưởng cách mạng của Đảng, Nhà nước ta, khơng chao đảo trước những khó khăn, những tác động từ các yếu tố bên ngoài, trung thành với Tổ quốc, với nhân dân, hết lòng, hết sức phụng sự nhân dân, có ý thức, trách nhiệm với nhiệm vụ được giao, liêm khiết, trung thực, khách quan, công minh, thường xuyên rèn luyện đạo đức công vụ, tuân thủ và có thái độ tích cực trong văn hóa giao tiếp nơi cơng sở, văn hóa giao tiếp với nhân dân, tác phong và ý thức tổ chức kỉ luật; thực hiện phịng, chống tham nhũng, lãng phí.

Để nâng cao tâm lực của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã cần phải thực hiện công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá hiệu quả thực thi công vụ của cán bộ, công chức cấp xã. Hiệu quả thực thi công vụ phản ánh kết quả cuối cùng của quá trình thực thi hoạt động quản lý nhà nước, phản ánh năng lực thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Kiểm tra, giám sát là hoạt động nhằm nắm bắt thông tin, diễn biến về tư tưởng, hoạt động của cán bộ, công chức cấp xã nhằm kịp thời phát hiện những mặt mạnh để động viên, khuyến khích họ phát huy. Đồng thời, cũng nhờ kiểm tra mà tìm ra những điểm hạn chế, thiếu sót để bổ sung, uốn nắn kịp thời cho họ, giúp họ không bị nhấn sâu vào những sai lầm. Thực tế cho thấy, nhiều cán bộ, công chức cấp xã khi mới được đề bạt, bổ nhiệm, mới được bầu cử đều là những người tốt, có đạo đức, trung thành, tận tụy và có uy tín đối với quần chúng nhân dân. Song do thiếu sự quản lý, kiểm tra, giám sát thường xuyên nên nhiều cán bộ, cơng chức cấp xã đã dần thối hóa, biến chất và sa ngã làm giảm niềm tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước ta. Như vậy có thể thấy cơng tác kiểm tra, giám sát có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cán bộ, công chức cấp xã.

Việc đánh giá chính xác hoạt động của cán bộ, cơng chức cấp xã cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Đánh giá đúng cán bộ thì tồn bộ quy trình cơng tác cán bộ sẽ chính xác, hiệu quả trong chọn người xếp việc được chính xác, giúp cán bộ phát huy tốt sở trường, đồng thời khơng bỏ sót người tốt, chọn nhầm người xấu... Vì vậy sẽ đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, sẽ tốt cho công việc chung. Ngược lại, nếu đánh giá khơng đúng cán bộ thì các khâu tiếp theo trong cơng tác cán bộ sẽ chệch hướng như sử dụng sai, đề bạt sai, bản thân cán bộ được đánh giá khơng thực chất, có thể sinh ra chủ quan, tự cao tự mãn hoặc trái lại sinh ra bất mãn, tự ti, nhụt chí phấn đấu, làm thiệt cho cán bộ và thậm chí có hại lớn cho Đảng, gây mâu thuẫn, mất đồn kết nội bộ,

làm xói mịn lịng tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng.

Trên cơ sở kết quả đánh giá mới có thể đưa ra các hình thức sử dụng, đãi ngộ, bố trí, cất nhắc, khen thưởng, kỷ luật đối với CBCC một cách hợp lý.

1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã

Một phần của tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w