Văn hóa địa phương

Một phần của tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội (Trang 43 - 44)

6. Kết cấu của luận văn

1.5.5. Văn hóa địa phương

Nền văn hóa của một địa phương được kết tinh từ nhiều yếu tố như những giá trị, niềm tin, thói quen, phong tục tập quán truyền thống…Văn hóa địa phương tuy khơng ảnh hưởng trực tiếp nhưng nó ảnh hưởng gián tiếp đến nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Hiện nay, hầu hết đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã là người địa phương, sinh sống tại địa phương, có quan hệ dịng tộc và gắn bó với dân làng. Thực tế, ở đâu có truyền thống hiếu học thì ở đó có mặt bằng dân trí cao, có nguồn nhân lực trình độ cao nên sẽ tuyển dụng và lựa chọn được đội ngũ cán bộ, cơng chức có chất lượng, nhân dân cùng đồn kết giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, có lối sống văn minh tiến bộ và phát triển thì sẽ tác động tích cực tới chất lượng hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã cũng như đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã. Ngược lại ở đâu có thói quen, phong tục tập quán văn hóa lạc hậu, bảo thủ, cục bộ, địa phương, trông chờ, ỷ lại... sẽ là những nhân tố gây ảnh hưởng xấu đến việc triển khai các chính sách phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, tác động đến việc quản lý, hiệu quả thực thi công vụ của CBCC cấp xã. Đồng thời, làm nảy sinh các hiện tượng tiêu cực, mất dân chủ, bè phái, gây cục bộ, chia rẽ, mất đoàn kết, quan liêu, tham nhũng, hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân. kinh nghiệm của một số huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

Một phần của tài liệu Luận văn Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(127 trang)
w