Kết quả điều tra với 360 cán bộ hiện đang làm trong lĩnh vực này cho thấy hầu hết là không tham gia, đặc biệt với các hội nghề nghiệp (85,2%), các tổ chức, nhóm chun mơn của cơ quan khác cũng chỉ có 21,9% là tham gia. Tuy nhiên có tới 40,3% số họ tham gia vào các hội trợ giúp từ thiện. Như vậy vấn đề đặt ra là khơng phải cán bộ khơng có tấm lịng và ý muốn tham gia tốt, nhiều hơn vào các tổ chức, mạng lưới chuyên môn. Đây là một điều rất cần đặc biệt chú ý ở nước ta. Khi chúng ta đang muốn phát triển chuyên mơn nghề CTXH thì việc ngồi sự tham gia nâng cao chuyên môn trong cơ quan đang làm việc, việc tạo sân chơi cho các cá nhân tổ chức tăng cường chun mơn của mình qua các tổ chức hội nghề nghiệp rất là quan trọng và cần thiết. Khi được hỏi về hình thức tham gia các cá nhân cho rằng họ chủ yếu tham gia trao đổi liên lạc qua hội thảo, tập huấn (50,9%), cùng tổ chức hoạt động (47,7%) và họp bàn để thảo luận chiếm tỷ lệ ít nhất (39,9%).
4.3 Các yếu tố khó khăn ảnh hưởng đến hoạt động mạng lưới NV CTXH
Một khó khăn nổi trội mà đại đa số cán bộ đề cập tới đó là yếu tố tài chính (78,8%). Có thể điều này được đề cập tới như một thói quen song cũng có thể khi tham gia vào các hội, nhóm việc đóng phí hay những chia sẻ nguồn lực cũng là một yếu tố cần cân nhắc. Thời gian eo hẹp cũng được đại đa số người được hỏi (55,5%) cho là nguyên nhân cản trở sự tham gia của họ vào các hoạt động mạng lưới, giao lưu chia sẻ và hợp tác. Cũng do thiếu thông tin cũng có tới trên 50% ý kiến nhận định như một nguyên nhân gây khó khăn hay lý do về các hoạt động của tổ chức, mạng lưới chưa phong phú (48,8%) và cơ chế hoạt động của mạng lưới chưa rõ ràng (45,2%), thậm chí yếu tố chuyên môn của bản thân cũng được xem như một rào cản với 44,9%.
CHƯƠNG III.
ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI CUNG CẤP DỊCH VỤ XÃ HỘI VÀ MẠNG LƯỚI NHÂN VIÊN CTXH DỊCH VỤ XÃ HỘI VÀ MẠNG LƯỚI NHÂN VIÊN CTXH
1. Quan điểm và định hướng về phát triển mạng lưới dịch vụ xã hội và nhân viên CTXH ở Việt Nam xã hội và nhân viên CTXH ở Việt Nam
Trong Mục 2 của nội dung các hoạt động chủ yếu của Đề án 32 có ghi: củng cố, phát triển mạng lưới cán bộ, viên chức, cộng tác viên CTXH. Đây là một trong nội dung quan trọng của đề án bởi việc phát triển mạng lưới sẽ giúp tạo nên cơ hội cho chia sẻ nguồn lực trong bối cảnh chúng ta cịn đang thiếu các cán bộ có chun mơn CTXH, thiếu nguồn lực cả về tài chính và cơ sở vật chất. Việc có những con người có trình độ sẽ là một cách thức biến những thách thức thành cơ hội, biến cái “khó” thành cái “khơn”. Tuy nhiên như thực tế cho thấy chúng ta còn hẫng hụt rất nhiều cán bộ cả về số lượng và chất lượng. Sự liên kết, hợp tác sẽ giúp cho các cán bộ tìm kiếm được sự trợ giúp, chia sẻ của đồng nghiệp, của các cơ quan bạn từ đó nâng cao trình độ của bản thân và làm tốt cơng tác chuyên môn.
2. Các giải pháp phát triển mạng lưới dịch vụ xã hội và nhân viên Công tác xã hội viên Cơng tác xã hội
Về loại hình và quy mơ dịch vụ
Cần phát triển các loại hình dịch vụ khác nhau từ các dịch vụ chăm sóc y tế, sức khỏe cũng cần hướng tới mở rộng các dịch vụ phát triển về tâm lý, tinh thần và hòa nhập xã hội. Các dịch vụ trên cần được phát triển rộng rãi về quy mơ tồn quốc nhưng lại gần gũi với người sử dụng gần dân càng tốt, càng gần cơ sở địa bàn sinh sống của nơi đông dân cư. Dịch vụ cần được điều tiết bởi thị trường có nghĩa là vừa của Nhà nước vừa của tư nhân, các tổ chức xã hội dân cư tham gia cung cấp. Vai trò của Nhà nước quan trọng trong khía cạnh quản lý, giám sát chất lượng dịch vụ chuyên môn của người cung cấp dịch vụ.
Về hệ thống tổ chức của mạng lưới
Thành lập các mạng lưới: a/ Mơ hình mạng lưới cung cấp dịch vụ chuyên sâu cho những nhóm đối tượng đặc thù. b/ Mơ hình mạng lưới Trung tâm cơng tác xã hội); c/ Mơ hình mạng lưới của các cơ sở vừa tham gia quản lý nhà nước, vừa tham gia cung cấp dịch vụ/ trợ giúp xã hội tại địa phương d/ Mơ hình mạng lưới tổng hợp ở tầm vĩ mô (quốc gia, liên ngành). Các mơ hình mạng lưới chun biệt trên cũng như các sơ sở dịch vụ do các tổ chức dân sự xã hội, các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội ở các ngành có liên quan cũng cần được nối kết với nhau qua một cơ quan đầu mối tại cấp Trung ương và cấp tỉnh, thành.
Về cơ chế hoạt động và điều phối mạng lưới
Cơ quan đầu mối điều phối: chúng tôi đề xuất nên để 1 cơ quan công lập
trực thuộc Bộ LĐ TBXH đứng ra làm cơ quan đầu mối để điều phối. Cần có
một trung tâm thơng tin để theo dõi cập nhật thường xuyên các hoạt động,
số lượng đối tượng trợ giúp, các loại hoạt động trợ giúp của các cơ sở.
Cơ chế chính sách: cần có những văn bản khuyến khích thành lập các cơ sở
cung cấp dịch vụ tại địa phương và là các cơ sở ngồi cơng lập.
Về kinh phí hoạt động
Nguồn kinh phí nên xem xét từ nhiều nguồn: Một phần kinh phí do Nhà nước hỗ trợ: Một phần kinh phí do thu phí; Kinh phí từ các nguồn tài trợ khác.
2 .2 Giải pháp về phát triển mạng lưới nhân viên CTXH
Kiện toàn và phát triển tổ chức Hội nghề CTXH và Hội các trường đào tạo CTXH.
Hội nghề CTXH
Mục tiêu của Hội: tiến tới thúc đẩy tính chuyên nghiệp và phát triển
thành viên xây dựng các tiêu chuẩn nghề nghiệp tham gia vào xây dựng và thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội.
Vai trò của các Hội
- Tuyên truyền mục đích của Hội: trong bối cảnh nhận thức xã hội về nghề CTXH chưa đầy đủ, Hội là kênh thông tin quan trọng trong tuyên truyền về nghề CTXH cũng như vai trò của hội trong phát triển nghề nghiệp này
- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội và hội viên
- Đảm bảo chất lượng nghề nghiệp và các dịch vụ CTXH đáp ứng có chất lượng nhu cầu của người dân và uy tín nghề nghiệp CTXH
- Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội
- Tạo cơ hội cho các thành viên hội học tập nâng cao trình độ, tiếp cận thông tin, kiến thức kỹ năng nghề nghiệp
- Tư vấn tham mưu cho cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực CTXH và an sinh xã hội cũng như liên quan tới chiến lược phát triển kinh tế và xã hội.
Về tổ chức Hội:
Hiện nay Hội nghề CTXH Việt Nam đang trực thuộc Hiệp Hội Dạy nghề và Nghề CTXH theo Quyết định 239 của Bộ Nội vụ. Tại thời điểm này Hội vẫn đang hoạt động tốt dưới sự dẫn dắt của Chủ tịch Hiệp Hội Dạy nghề và Nghề CTXH. Tuy nhiên sẽ là tốt hơn khi có một hội độc lập để có
thể bàn bạc, chủ động xây dựng thiết kế về tổ chức cũng như về nội dung hoạt động của Hội. Bên cạnh đó việc này cũng thuận lợi hơn khi chúng ta muốn hội nhập quốc tế bởi trên thế giới việc gia nhập Hiệp hội quốc tế chúng ta có hội độc lập sẽ thuận lợi hơn và có sự ủng hộ mạnh mẽ hơn của Hiệp hội quốc tế.
Do vậy trong một thời gian tới nên tách Hội nghề CTXH thành một Hội độc lập chuyên về CTXH.
Việc tách Hội nghề CTXH thành một hội độc lập sẽ tạo điều kiện cho tổ chức của Hội mạnh hơn khi nó là một tổ chức độc lập với những cơ cấu tổ chức chuyên sâu về CTXH với những ban hay những bộ phận chuyên biệt của Hội phụ trách những mảng cụ thể.
Trong tổ chức hội cần có các ban chun mơn: an phụ trách về vấn đề pháp luật, chính trị, ban phát triển thành viên và dịch vụ cộng đồng, ban phụ trách phát triển nghề nghiệp; ban chuyên phụ trách về xây dựng và duy trì bộ tiêu chuẩn đạo đức hành nghề CTXH: ban này chịu trách nhiệm việc xây dựng và kiểm tra đạo đức nghề nghiệp của những người thực hành nghề nghiệp, cung ứng dịch vụ nghề nghiệp; Ban phát triển nghề nghiệp.
Kinh phí hoạt động: từ các nguồn: tự thu tự chi. Nguồn do các
thành viên đóng phí hàng tháng hay hàng q; Từ hoạt động ban hành các ấn phấm; Hoat động tập huấn, đào tạo nâng cao nghề nghiệp; Từ các nguồn khác (chương trình, dự án).
Các chi Hội: Các chi Hội ở địa phương (hay nhóm địa bàn bao gồm
của một số tỉnh) và có kết cấu tương tự như trên, tuy nhiên các phó chủ tịch chỉ dừng lại ở 1-2. Có thể trước mắt thành lập chi hội theo 3 khu vực: miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Mục tiêu của chi Hội: đẩy tính chuyên
nghiệp và phát triển thành viên trên địa bàn được xác định và tham gia vào xây dựng và thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội tại địa phương cũng như trên toàn quốc.
Phương hướng thực hiện
- Kiện toàn các thành viên: tập trung hơn nữa những người hiện
đang làm việc và tham gia hoạt động trong lĩnh vực CTXH. Vẫn có một số cán bộ đã về nghỉ hưu nhưng làm ban cố vấn hoặc làm các cơng tác hành chính. Những ban chun mơn cần có những người có am hiểu tham gia điều hành và quản lý. Trừ những cá nhân có kinh nghiệm lãnh đạo tầm ảnh hưởng có thể là chủ tịch.
- Hình thành các ban chuyên môn như mục trên đề cập: Ban phụ trách về Vấn đề pháp luật, chính trị, ban phát triển thành viên và Dịch vụ cộng đồng, ban phụ trách phát triển nghề nghiệp, ban phụ trách về xây dựng duy trì tiêu chuẩn nghề nghiệp
Kiện toàn hoạt động
- Thành lập các ban hoạt động chuyên môn sâu đặc biệt là ban xây dựng đạo đức tiêu chuẩn nghề nghiệp và ban phát triển nghề như đào tạo, bồi dưỡng tiến tới cấp phép hành nghề hay cấp giấy chứng nhận về chuyên môn đạo đức nghề nghiệp cho người đủ tiêu chuẩn dựa trên chuẩn mực nghề nghiệp được xây dựng
- Xây dựng tiêu chuẩn nghề nghiệp: kiến thức, kỹ năng, đạo đức ứng với từng cương vị: cung cấp dịch vụ, quản lý và nghiên cứu và hoạch định chính sách
- Thúc đẩy công tác thông tin: trang mạng của hội, bản tin hàng tháng, tạp chí hàng quý...
Thúc đẩy công tác xây dựng quỹ hội
Thành lập Hiệp hội các trường đại học Công tác xã hội Việt Nam
Tên Hội: Hội các trường đào tạo CTXH Việt Nam Mục đích của Hội:
Thúc đẩy sự phát triển đào tạo CTXH ở Việt Nam. Tăng cường tạo ra cơ hội để các trường, các nhà giảng dạy trao đổi thông tin và kiến thức giữa các trường đại học; Tạo diễn đàn cho việc chia sẻ các kết quả nghiên cứu CTXH; Tham gia vào xây dựng và hồn thiện chính sách an sinh xã hội.
Vai trò của các chi Hội: Đảm bảo chất lượng đào tạo nghề CTXH
đáp ứng có chất lượng; Thực hiện đối nội, đối ngoại; Tạo cơ hội cho các trường đào tạo CTXH thành viên giao lưu chia sẻ và nâng cao năng lực; Đảm bảo cho chương trình đào tạo CTXH đạt chuẩn quốc tế và phù hợp ở Việt Nam; Chứng nhận sự đảm bảo chất lượng của các trường đạt tiêu chuẩn; Tư vấn tham mưu cho cơ quan quản lý nhà nước liên quan tới chiến lược phát triển kinh tế và xã hội nói chung và CTXH, an sinh xã hội nói riêng.
Cơ cấu tổ chức: ngoài ban chấp hành cũng cần có các ban chun mơn như: Đào tạo tập huấn; Văn hóa- xã hội thể thao; Truyền thông; Xây dựng quy định, chất lượng, kiểm định chất lượng đào tạo; Dự án quốc tế (Hợp tác quốc tế); Tạp chí đào tạo.
Kinh phí hoạt động: từ các nguồn: tự thu tự chi: Nguồn do các
trường thành viên đóng góp phí hàng tháng hay hàng q; Từ hoạt động ban hành các ấn phẩm; Hoat động tập huấn, đào tạo nâng cao nghề nghiệp; Từ các nguồn khác (chương trình, dự án và địa phương).
2.2.3 Giải pháp khác thúc đẩy chun mơn hóa lĩnh vực CTXH góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và mạng lưới DVXH ở Việt Nam góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và mạng lưới DVXH ở Việt Nam
Giải pháp về phát triển chính sách
- Tiếp tục phát triển các chính sách mở rộng cơ sở cung cấp dịch vụ bởi sự tham gia của nhiều tổ chức trong xã hội các dịch vụ có thu các quy định về sự phối hợp, chuyển tuyến giữa các cơ sở cung cấp dịch vụ…
- Hồn thiện chính sách, quy định hướng dẫn cho phát triển trung tâm hay ban CTXH tại cấp cơ sở hoặc điều chỉnh từ mơ hình hiện có.
- Phát triển cơ chế giám sát dịch vụ và vai trò kiểm huấn viên. - Chính sách, quy định về thống nhất hồ sơ mẫu biểu dịch vụ được cung cấp trong đó cần có ý kiến của các cơ sở có tham gia, ý kiến của các chuyên gia tham gia vào can thiệp.
- Phát triển các chính sách, quy định về sự phối kết hợp giữa các cơ sở cung cấp dịch vụ và các cơ sở đào tạo.