lương và chính sách sử dụng tuyển dụng
Giải pháp về nâng cao nhận thức vai trò của mạng lưới DVXH
- Tăng cường thơng tin tun truyền về tính hữu ích cũng như việc sử dụng các dịch vụ xã hội
- Tăng cường nâng cao nhận thức sử dụng dịch vụ chuyên nghiệp. - Nâng cao nhận thức trách nhiệm với việc cung ứng dịch vụ. - Nâng cao nhận thức ý nghĩa của mạng lưới đối với dịch vụ xã hội
Giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn CTXH
- Đánh giá chất lượng đào tạo, bồi dưỡng CTXH để định hướng đổi mới giáo dục toàn diện hiện nay của nước ta
- Sớm hình thành mạng lưới chính thức đó là Hội các trường đào tạo CTXH để kiểm soát chất lượng chương trình cũng như nội dung và phương pháp đào tạo, phương pháp đánh giá người học dự trên chuẩn đầu ra và năng lực cần có của NVCTXH.
- Thúc đẩy công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn CTXH cho các nhân viên CTXH và cộng tác viên gắn với sử dụng, bổ nhiệm
- Nâng cao nhận thức cho các cơ sở cung cấp dịch vụ cũng như các NVCTXH về đào tạo nâng cao tính chuyên nghiệp trong cung cấp dịch vụ.
- Phát triển các tài liệu về dịch vụ xã hội và đào tạo CTXH và chuyển tải qua nhiều hình thức để các nhà quản lý cũng như người dân được nắm bắt và sử dụng
Đề tài cũng đưa ra đề xuất cho lộ trình và các điều kiện thực hiện như cơ sở pháp lý, kinh phí, nhân sự.
Khuyến nghị và kết luận
Khuyến nghị 1. Với Nhà nước
- Nhà nước cần đẩy mạnh hoàn thiện khung pháp lý và các văn bản để tạo hành lang pháp lý cho việc hình thành và phát triển các loại hình dịch vụ CTXH - Nhà nước cần đảm bảo nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) để phát triển các loại hình dịch vụ CTXH khác nhau tại địa phương và cộng đồng
- Phát triển các văn bản để đảm bảo cho sự phối hợp giữa các cơ quan cung cấp dịch vụ đặc biệt giữa các ngành có liên quan mật thiết như ngành y tế, lao động – xã hội, giáo dục...
- Tăng cường hợp tác quốc tế để chia sẻ học hỏi kinh nghiệm từ các nước trên thế giới để xây dựng và hoàn thiện khung luật pháp cũng như thiết lập các mơ hình dịch vụ, mạng lưới cơ quan tổ chức, nâng cao năng lực cán bộ tham gia cung cấp dịch vụ xã hội và đào tạo CTXH
- Thúc đẩy công tác tuyên truyền về nghề CTXH, đào tạo CTXH và tính hữu ích của các loại hình dịch vụ CTXH/ xã hội.
2. Với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Đẩy nhanh cơng tác chuyển đổi các hình thức chăm sóc tập trung sang hình thức mở với các loại hình dịch vụ khác nhau tại cộng đồng để thúc đẩy các loại hình dịch vụ mới ra đời và đi vào hoạt động để tạo nên mạng lưới dịch vụ xã hội cho người dân
- Nhanh chóng thiết lập mới các trung tâm CTXH, hoặc chuyển đổi các mơ hình trung tâm, chăm sóc tập trung sang hướng ở cung cấp dịch vụ khác nhau trong cộng đồng
- Tiếp tục trợ giúp cho sự phát triển của Hội nghề CTXH và Hội Đào tạo CTXH trong 1-2 năm tới để khi hội có đủ mạnh để tạo sự hoạt động độc lập
- Tiếp tục hỗ trợ Hội và các trường phát triển tạo cơ hội để cùng hoạt động tạo mạng lưới liên kết
- Tham mưu Chính phủ phát triển các chính sách liên quan về CTXH như các luật pháp, chính sách an sinh xã hội làm nền tảng pháp lý cho sự phát triển dịch vụ và mạng lưới, liên kết và phối hợp của các nhân viên xã hội
- Hoàn thiện hệ thống cơ sở xã hội, trung tâm bảo trợ xã hội với các mơ hình phong phú, nhiều dạng dịch vụ thuận lợi với cơ chế hoạt
động linh hoạt, những văn bản quy định về thực hiện triển khai nhiệm vụ này, hướng dẫn cụ thể về cung cấp dịch vụ xã hội như quản lý ca, tham vấn, tiếp nhận, can thiệp đối tượng có nhu cầu. - Tăng cường thúc đẩy nghề Công tác xã hội và đào tạo nghề Công
tác xã hội để đảm bảo chun mơn hố cung cấp dịch vụ xã hội và CTXH
- Tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng về CTXH cho cán bộ của ngành ở các cấp
- Xây dựng các văn bản pháp lý làm căn cứ và thúc đẩy sự tham gia trao đổi chia sẻ của các nhân viên xã hội, cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội, các trường đào tạo trong mạng lưới.
3. Đối với Hội nghề CTXH và Hội các trường đào tạo CTXH
- Kiện toàn cơ cấu tổ chức và thành viên tham gia Hội - Hoàn thiện cơ chế quản lý, tạo nguồn hoạt động của Hội
- Mở rộng đa dạng hóa chức năng nhiệm vụ và hoạt động của Hội - Chuẩn bị đầy đủ điều kiện để trở thành một Hội Nghề CTXH độc
lập và gia nhập Hiệp hội quốc tế
- Nhanh chóng thành lập Hội các tường đào tạo CTXH trực thuộc Hiệp Hội dạy nghề và nghề CTXH, tiến tới tách Hội này thành một hội độc lập và gia nhập Hiệp hội các trường đào tạo nghề CTXH - Các trường đào tạo CTXH tăng cường chuẩn bị các điều kiện thành
lập Hội các trường đào tạo CTXH trực thuộc Hiệp Hội trong một thời gian và chuẩn bị điều kiện để trở thành hội độc lập
- Tranh thủ sự trợ giúp của cơ quan MOLISA, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng như cơ quan quốc tế để tạo nguồn lực cho sự phát triển của Hội.
Kết luận
Nghiên cứu cho thấy Hội mạng lưới dịch vụ xã hội và nhân viên xã hội có vai trị vơ cùng quan trọng trong phát triển an sinh xã hội nói chung và nghề CTXH nói riêng. Nhu cầu này khơng chỉ có ở những người có hồn cảnh khó khăn mà cả ở bộ phận dân cư đông đảo trong xã hội. Việc phát triển nghề CTXH được thể hiện đúng đắn với mục tiêu của nó hay khơng là phụ thuộc vào sự có mặt của hệ thống dịch vụ và nó được cung cấp chuyển tải với người sử dụng nó một cách hiệu quả, đó chính là bởi những nhân viên xã hội. Tuy nhiên với vai trò là người điều phối, đầu mối cho việc cung cấp dịch vụ, nhân viên xã hội. Thực tế cho thấy hiện có nhiều loại hình dịch vụ khác nhau nhưng ở Việt Nam hiện mới chỉ sử dụng một số loại hình dịch vụ truyền thống nghiêng về chăm sóc ni dưỡng, và đầu tư chủ yếu được tập trung cho các cơ quan cung cấp dịch vụ công lập. Những dịch vụ hiện đại chưa được sử dụng hay hầu như không tồn tại ở các địa phương nhất là nơi chưa có nền CTXH phát triển. Một trong những khó khăn cho sự chuyển tải các dịch vụ có hiệu quả tới nhóm đối tượng đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi và NKT đó là sự liên kết phối hợp giữa các nhân viên xã hội để cung cấp chưa được hiệu quả, chưa phong phú về hình thức và chưa thường xuyên về mức độ. Thực tế này bị chi phối bởi nhiều yếu tố trong đó có chính sách, có trình độ của nhân viên xã hội, có nhận thức của xã hội về nghề CTXH về dịch vụ xã hội cũng như sự tồn tại của các tổ chức nghề nghiệp của CTXH tại Việt Nam. Sự chưa đủ lớn mạnh của các tổ chức này cũng khiến cho mạng lưới dịch vụ hay các thành viên xã hội chưa phát triển. Bởi vậy việc phát triển tổ chức nghề nghiệp CTXH là một trong các yếu tố tất yếu cho mục tiêu phát triển mạng lưới dịch vụ và tăng cường chất lượng dịch vụ CTXH ở Việt Nam trong thời gian tới.
Để thúc đẩy vấn đề này rất cần có sự ủng hộ của Nhà nước, sự vào cuộc của các Bộ, Ban ngành liên quan trong đó đặc biệt là Bộ LĐTB và XH, Bộ Giáo dục Đào tạo và cơ quan xây dựng luật pháp chính sách của Việt Nam. Và sự tham gia của các tổ chức xã hội như tư nhân, NGOs…