Các nhóm thuốc điều trị

Một phần của tài liệu KHẢO sát TÌNH HÌNH sử DỤNG THUỐC điều TRỊ TIÊU CHẢY cấp ở TRẺ EM dưới 6 TUỔI tại TRUNG tâm y tế HUYỆN TRIỆU PHONG TỈNH QUẢNG TRỊ năm 2020 (Trang 25 - 32)

1.1.5 .Phân loại

1.3. Điều trị

1.3.3. Các nhóm thuốc điều trị

Cần ghi nhớ 4 điều quan trọng trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em: bù nước và bù điện giải, bổ sung kẽm, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, và chỉ sử dụng kháng sinh khi cần thiết theo chỉ định của bác sĩ.

1.3.3.1. Nhóm thuốc bù nước và điện giải:

- Khi trẻ bị tiêu chảy (đi ngoài liên tục), nhiều tác nhân gây nhiễm làm thay đổi hoạt động ở ruột non, ức chế hấp thu hoặc kích thích xuất tiết. Lượng lớn dịch xuất tiết ra này không được đại tràng hấp thu hết và bị tống ra ngồi dưới dạng phân lỏng nhiều nước, gây tình trạng phân lỏng và mất nước, điện giải của trẻ. Ngoài ra, bù kali trong tiêu chảy đặc biệt quan trọng ở trẻ em (bé sơ sinh bị tiêu chảy), vì trẻ mất kali trong phân cao hơn người lớn.

- Sử dụng Oresol có độ thẩm thấu thấp trong điều trị tiêu chảy làm giảm khối lượng tiêu chảy và nơn.

- An tồn, hiệu quả trong điều trị và phịng mất nước bất kể ngun nhân gì.

Bảng 1.6: Thành phần dung dịchOresol chuẩn và Oresol nồng độ thẩm thấu thấp

Thành phần Dung dịch Oresol chuẩn trước đây (mEq hay mmol/L) Dung dịch Oresol có nồng độ thẩm thấu thấp (mEq hay mmol/L) Glucose 111 75 Natri 90 75 Chloride 80 65 Kali 20 20 Citrate 10 10 Độ thẩm thấu 311 245

Lưu ý khi sử dụng:

- Tùy vào tình trạng mất nước của trẻ mà điều chỉnh liều bù nước, điện giải phù hợp.

- Khi pha gói bù nước, khơng được pha nửa gói với 1 nửa lượng nước .

- Nên thực hiện cho trẻ uống sau khi đi lỏng hoặc nơn trớ, ói với lượng từ 50 - 100ml.

- Dịch pha uống sau 24h không được tiếp tục sử dụng mà nên bỏ.

- Nếu trẻ bị ói sau khi uống thì nên cho trẻ nghỉ ngơi khoảng 15 phút. Sau đó, cho uống chậm hơn.

Hình 1.5: Thuốc bột uống Oresol

1.3.3.2. Nhóm kháng sinh điều trị tiêu chảy:

- Tuyệt đối không được sử dụng kháng sinh cho những trường hợp tiêu chảy thơng thường, điều này khơng hiệu quả và có thể gây nguy hiểm.

- Chỉ sử dụng kháng sinh trong những trường hợp đặc biệt sau: Có tiêu chảy phân máu.

Nghi ngờ tả có mất nước nặng.

Có xét nghiệm xác định nhiễm Gardia duoedenalis, Amip.

- Với những trường hợp tiêu chảy phối hợp với nhiễm khuẩn khác như viêm phổi, viêm đường tiết niệu cần được điều trị đặc hiệu với những kháng sinh cho những nhiễm khuẩn kèm theo đó.

Bảng 1.7: Kháng sinh sử dụng trong điều trị các nguyên nhân đặc biệt gây tiêu

chảy:

Nguyên nhân Kháng sinh lựa chọn Kháng sinh thay thế

Tả Azithromycin 6 – 20mg/kg x 1 lần/ngày x 1-5 ngày Erythromycin 1g(trẻ em 40mg/kg cân nặng), uống 3 ngày Doxycyclin 100mg x 3 viên uống 1 liều (dùng trong trường hợp vi khuẩn còn nhạy cảm)

Lỵ trực khuẩn Cotrimoxazol

6-8mg/kg/ngày chia 2 lần Pimvecillinam 20mg/kg/lần x 4 lần/ngày x 5 ngày

Ciprofloxacin 15mg/kg/lần x 2 lần/ngày x 3 ngày (chú ý sử dụng liều thấp và ít ngày cho trẻ)

Ceftriaxon tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 50 -

100mg/kg/ngày x 2 – 5 ngày

Campylorbacter Azithromycin 6 – 20mg/kg x 1 lần/ngày x 1-5 ngày Lỵ A míp Metronidazole 10 mg/kg/lần x 3 lần/ngày x 5 – 10 ngày

đường uống

1.3.3.3. Nhóm thuốc hấp phụ và bao niêm mạc ruột:

- Nhóm thuốc này có khả năng gắn với protein của niêm mạc đường tiêu hóa, tạo thành một lớp mỏng bao phủ, bảo vệ niêm mạc. Các tác nhân gây tiêu chảy vì thế khơng thể bám tiếp vào niêm mạc ống tiêu hóa. Nhờ đó, giúp cải thiện khuôn phân, giảm lượng phân thải ra và rút ngắn thời gian tiêu chảy. Ngồi ra, thuốc cịn hấp phụ các độc tố của vi khuẩn, các khí trong ruột.

- Thuốc ưu tiên sử dụng: chứa các hoạt chất bao gồm Nhôm kép và magie silicat: Diosmectite (Smecta)

Trẻ từ 1 đến 2 tuổi dùng 1-2 gói một ngày. Trên 2 tuổi dùng 2-3 gói một ngày.

Thuốc có thể hịa trong bình nước 50 ml, chia ra uống nhiều lần trong ngày hay trộn đều vào thức ăn sệt: bột, trái cây hầm nhừ, rau nghiền, thức ăn của trẻ em.

Hình 1.6: Thuốc bột uống Smecta

1.3.3.4. Nhóm thuốc cầm tiêu chảy:

- Ức chế enzym enkephalinase và qua đó làm bền chất enkephalin dẫn đến giảm tiết dịch khi có sự tăng tiết, giảm mất dịch chất điện giải, giảm thể tích phân và cũng cho kết quả của việc tiêu chảy.

- Thuốc ưu tiên sử dụng: Hidrasec, Racecadotril

Liều dùng được xác định theo trọng lượng cơ thể của trẻ: 1,5 mg/kg thể trọng/liều (tương đương 1 đến 2 gói), ngày uống 3 lần cách đều nhau.

Trẻ nhỏ dưới 9 kg: 1 gói 10 mg x 3 lần/ngày. Trẻ nhỏ từ 9 kg - 13 kg: 2 gói 10 mg x 3 lần/ngày.

- Racecadotril được sử dụng rộng rãi để điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em tại các nước Châu Âu và một số nước khác (kết hợp với liệu pháp bù dịch đường uống), (CDC recommendations and reports , 21/11/2003/52).

Hình 1.7 : Thuốc bột uống Hidrasec

1.3.3.5. Kẽm:

- Kẽm là một vi chất rất quan trọng cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ em. Kẽm cũng có vai trị rất quan trọng cho hệ thống miễn dịch của trẻ.

- Kết quả của các nghiên cứu đều đã chứng minh, khi bệnh nhân bị tiêu chảy mà được bổ sung kẽm sẽ làm giảm thời gian tiêu chảy, giảm số lượng nước trong phân, số lần đi ngồi, góp phần lặp lại quá trình hấp thu bình thường của ruột vốn bị rối loạn trong thời gian tiêu chảy; kẽm làm tăng cảm giác ngon miệng ở trẻ suy dinh dưỡng, giảm mức độ nặng và giảm thời gian mắc bệnh so với những trẻ bị tiêu chảy mà không được dùng kẽm.

- Trong điều trị dự phòng, bổ sung đủ kẽm cũng làm giảm tỷ lệ mắc tiêu chảy.

- Điều trị tiêu chảy cấp hay tiêu chảy kéo dài - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo bổ sung kẽm với liều lượng như sau:

Trẻ em > 6 tháng tuổi: 20 mg /ngày trong 10 đến 14 ngày.

Hình 1.8: Bột cốm bổ sung Kẽm cho trẻ

1.3.3.6. Men vi sinh:

- Ngoài ra, nên bổ sung men vi sinh (lợi khuẩn) cho trẻ tiêu chảy giúp cân bằng hệ vi sinh, bảo vệ hệ tiêu hóa tồn diện - giải pháp an tồn khơng phải là thuốc.

- Theo nhiều nghiên cứu, các yếu tố gây bệnh khơng chỉ làm tổn thương đường tiêu hóa, mà cịn gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, từ đó làm suy giảm chức năng tiêu hóa, gây nên tình trạng tiêu chảy của trẻ.

- Vì vậy, men vi sinh (probiotics) cũng được đóng một vai trị quan trọng trong hỗ trợ giúp rút ngắn thời gian tiêu chảy cũng như giảm các triệu chứng.

Hình 1.9: Men vi sinh bổ sung lợi khuẩn cho trẻ

1.3.3.7. Một số loại thuốc khác không sử dụng điều trị tiêu chảy ở trẻ:

Mặc dù một số thuốc đã được sử dụng phổ biến, nhưng khơng có hiệu quả và khơng nên sử dụng trong điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em, một số thuốc có thể gây nguy hiểm. Những sản phẩm đó gồm:

- Thuốc hấp phụ: Kaolin, attapulgite, smectit, than hoạt cholestyramine,... Các thuốc này làm cải thiện việc điều trị tiêu chảy dựa trên khả năng làm săn gây táo và bất hoạt độc tố của vi khuẩn hoặc những chất khác ra tiêu chảy. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng làm sàng nào trong chỉ định điều trị thường quy tiêu chảy cấp ở trẻ em. - Thuốc giảm nhu động: Loperamid, opium, diphenoxilate, atropine, paregoric. Những thuốc này có thể làm giảm số lần đi tiêu chảy ở người lớn nhưng không làm giảm đáng kể mức độ tiêu chảy ở trẻ em, hơn thế nữa những thuốc này còn gây ra liệt ruột, làm cho thời gian bị tiêu chảy kéo dài. Thuốc cịn có tác dụng an thần, làm cho trẻ khó uống dung dịch Oresol và thậm chí gây các tổn thương hệ thần kinh trung ương.

- Bismuth subsalicylate: Thuốc làm giảm lượng phân tiêu chảy trên người lớn bị tiêu chảy do ăn thức ăn lạ như khi đi du lịch. Trong thực tế, thuốc này ít có tác dụng với trẻ bị tiêu chảy.

- Các thuốc hỗn hợp: những thuốc phối hợp các tính năng ở trên (hấp phụ, chống nhu động, kháng sinh và những thuốc khác) đều không phù hợp, nhiều tác dụng phụ. Vì vậy, khơng nên dùng cho trẻ bị tiêu chảy.

- Thuốc chống nôn: Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng nơn sẽ chấm dứt khi trẻ được uống đủ nước. Khi bệnh nhân nơn ít, khơng chỉ định dùng thuốc chống nơn. Thuốc chống nơn có khả năng tăng tác dụng phụ ở những bệnh nhi, gây mất nước hoặc rối loạn điện giải và gây ức chế thần kinh.

Một phần của tài liệu KHẢO sát TÌNH HÌNH sử DỤNG THUỐC điều TRỊ TIÊU CHẢY cấp ở TRẺ EM dưới 6 TUỔI tại TRUNG tâm y tế HUYỆN TRIỆU PHONG TỈNH QUẢNG TRỊ năm 2020 (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)