3.1.6 .Phân loại tác nhân gây tiêu chảy cấp
3.2. Đặc điểm dùng thuốc
3.2.7. Nhóm hỗ trợ điều trịtiêu chảy
kẽm men vi sinh 88% 90% 92% 94% 96% 98% 100% 100% 92% Tỷ lệ
Biểu đồ 3.8: Nhóm hỗ trợ điều trị tiêu chảy
Nhận xét: Qua khảo sát bệnh án tỉ lệ sử dụng kẽm (100%) và men vi sinh (92%)
chiếm tỉ lệ gần như tuyệt đối trong các phác đồ điều trị. Đây được xem như là lựa chọn đầu tay trong điều trị cho bệnh nhi tiêu chảy cấp. Kẽm có nhiều tác dụng hỗ trợ điều trị, làm tăng cảm giác ngon miệng ở trẻ suy dinh dưỡng, giảm mức độ nặng và giảm thời gian mắc bệnh so với những trẻ bị tiêu chảy mà không được dùng kẽm. Men vi sinh (probiotics) cũng được đóng một vai trò quan trọng trong hỗ trợ giúp rút ngắn thời gian tiêu chảy cũng như giảm các triệu chứng.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu của 196 bệnh nhi dưới 6 tuổi mắc bệnh tiêu chảy cấp điều trị nội trú tại Trung tâm y tế huyện Triệu Phong tỉnh Quảng Trị năm 2020, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:
1. Đặc điểm của bệnh nhi dưới 6 tuổi mắc tiêu chảy cấp:
- Tỉ lệ mắc tiêu chảy cấp ở bé trai (52,53%) và bé gái (48,47%) là xấp xỉ bằng nhau. - Tỉ lệ trẻ dưới 3 tuổi (82,24%) dễ dàng mắc bệnh. Trong đó, trẻ dưới 1 tuổi tỷ lệ mắc cao nhất trong các nhóm tuổi (35,71%).
- Tỉ lệ trẻ em sinh sống ở vùng ven biển cao nhất (44,39%) do điều kiện thời tiết và sinh hoạt của gia đình.
- Tỉ lệ thời gian điều trị nội trú tại Trung tâm y tế trung bình từ 3 - 7 ngày là cao nhất (62,67%).
- Trẻ chủ yếu đi phân nước (77,04%), tình trạng có mất nước phân độ nhẹ và vừa ( 50,51%), các tình trạng thường gặp là nôn mửa (32,65%), đau bụng (28. 57%). - Trẻ bị tiêu chảy cấp nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn (54,08%), tiếp theo là do virus (23,46%).
2.Tình hình sử dụng thuốc trong điều trị tiêu chảy cấp ở bệnh nhi dưới 6 tuổi:
- Số lượng thuốc được kê tùy theo tình trạng của từng bệnh nhi, chủ yếu chiếm trong khoảng 2-4 thuốc (79%).
- Tỉ lệ bệnh nhi sử dụng nhóm bù nước và điện giải (93% sử dụng Oresol), nhóm thuốc hỗ trợ điều trị tiêu chảy (kẽm, probiotics: 99%) gần như là tuyệt đối và là sự lựa chọn đầu tay trong điều trị.
- Tỉ lệ bệnh nhi sử dụng nhóm thuốc hấp phụ và bao niêm mạc ruột chủ yếu sử dụng Smecta (Diosmectite) chiếm cao nhất (89%).
- Tỉ lệ bệnh nhi sử dụng nhóm thuốc cầm tiêu chảy chiếm 46%, chủ yếu sử dụng Hidrasec.
- Tỉ lệ sử dụng kháng sinh (47%) thấp hơn tỉ lệ không sử dụng kháng sinh ( 67%). Kháng sinh sử dụng nhiều nhất là Ciprofloxaxin ( 35%).
KIẾN NGHỊ
Qua kết quả nghiên cứu trên, chúng tơi nhận thấy vẫn cịn một số vấn đề cần được cải thiện và đề xuất những ý kiến sau:
- Trẻ từ 6 tháng đến 12 tháng là thời điểm tập ăn dặm, người chăm sóc trẻ cần lưu ý
nguồn thức ăn phải bảo đảm tươi, không bị nhiễm khuẩn, được đun nấu kỹ và ăn nóng, nước cho trẻ sử dụng phải là nước tinh khiết.
- Đối với trẻ sinh sống trong gia đình vùng ven biển, vì thói quen ăn uống hải sản và thay đổi nhiệt độ dẫn đến sự sinh sơi vi khuẩn và virus, nên gia đình lưu ý điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học hợp lý và hợp vệ sinh.
- Trẻ tiêu chảy do virus, chủ yếu là Rotavirus nên cách phòng bệnh tiêu chảy do virus Rota tốt nhất hiện nay là uống dự phòng vắc xin phòng ngừa rota virus, đây là biện pháp phòng bệnh chủ động được Tổ chức Y tế Thế giới WHO khuyến cáo cho các bậc phụ huynh.
- Lưu ý trong trường hợp, trẻ có dấu hiệu khơng đáp ứng các loại khác sinh khác trong điều trị tiêu chảy do nhiễm khuẩn đường ruột, nên cân nhắc lựa chọn Ciprofloxacin (thuộc nhóm Quinolon thế hệ II), đây là nhóm kháng sinh gây tác dụng phụ ở trẻ (ảnh hưởng đến phát triển sụn xương) nên chú ý về hàm lượng, số ngày sử dụng cho trẻ và sử dụng đúng bệnh.Tìm hiểu chi tiết về hàm lượng
- Nên ưu tiên sử dụng Cotrimoxazol trong trường hợp trẻ bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn đường ruột trên 2 tháng tuổi.
2. Bộ Y tế Cục Y tế dự phòng (11/07/2016), Bệnh Tiêu chảy ở trẻ em.
3. Nguyễn Tuấn Khiêm (2015), Bài giảng nhi khoa: Tiêu chảy cấp ở trẻ em, Nhà xuất bản Y học.
4. Nguyễn Thị Vĩnh, Đào Ngọc Diễn và cộng sự (1999), “Đặc điểm lâm sàng bệnh tiêu chảy kéo dài ở trẻ nhỏ”, Tạp chí Y học thực hành, số kỷ yếu viện bảo vệ sứ khoẻ trẻ em (1991- 1995), trang 201-205.
5. Trương Ngọc Lan, Trần Tố Anh, Phạm Thị Oanh, Trần Như Luận và cộng sự (1994), “Bù dịch bằng đường uống trong ỉa chảy cấp ở trẻ em tại bệnh viện đa khoa Tỉnh Bình Định qua khảo sát 3065 ca từ 1986 đến tháng 6 năm 1992”, Kỷ yếu Nhi khoa, Hội nghị Nhi khoa miền Trung lần thứ 3, trang 14-18.
Tài liệu Tiếng Anh:
6. UNICEF (2016), One is too many, Ending child deaths from pneumonia and diarrhoea, Unicef.
7. World Health Organization (2005), The treatment of diarrhoea: a manual for physicians and other senior health workers.
Tài liệu Internet:
9. Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Gia Khánh và Các thành viên hội nghị “Báo cáo hội nghị đồng thuận khuyến cáo về chẩn đoán và điều trị tiêu cháy cấp ở trẻ em”, Bệnh viện Nhi Trung Ương: http://benhviennhitrunguong.org.vn/bao-cao-hoi-nghi- dong-thuan-khuyen-cao-ve-chan-doan-va-dieu-tri-tieu-chay-cap-o-tre-em.html. 10. https://syt.thuathienhue.gov.vn/?gd=27&cn=96&tc=4336. 11. https://tuyengiao.vn/y-te-cong-dong/moi-nam-tren-the-gioi-co-1-1-trieu-tre-em- tu-vong-do-tieu-chay-117661. 12. https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/308103/CVv482S182019019.pdf
LỜI CAM KẾT
Chúng em xin cam kết đây là đồ án mơn học độc lập của riêng nhóm chúng em. Cácthơng tin được tổng hợp, phân tích khách quan và chính xác từ các tài liệu được cơng bố. Các kết quả này đều trung thực và chính xác từ các nguồn tài liệu do nhóm tổng hợp.
Nhóm sinh viên Nhóm 6