KHÁI NIỆM, MỤC TIÊU VÀ CƠNG CỤ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của chính sách tiền tệ đến sản lượng và lạm phát ở việt nam trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2021 (Trang 39)

1.2.1. Khái niệm chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ là chính sách kinh tế vĩ mơ của Chính phủ được thực hiện bởi NHTW. Chính sách tiền tệ liên quan đến quản lý về mức cung tiền và lãi suất được Chính phủ của một quốc gia sử dụng nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế vĩ mô như tăng trưởng, lạm phát…

Luật NHNN 2010 của Việt Nam định nghĩa: “Chính sách tiền tệ quốc gia là các

quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra".

Tùy thuộc điều kiện kinh tế của mỗi quốc gia mà chính sách tiền tệ có thể được xác lập theo hai hướng: Chính sách tiền tệ mở rộng (tăng cung tiền, giảm lãi suất để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giảm thất nghiệp nhưng lạm phát tăng – chính sách tiền tệ chống thất nghiệp); hoặc chính sách tiền tệ thắt chặt (giảm cung tiền, tăng lãi suất làm giảm đầu tư vào sản xuất kinh doanh từ đó làm giảm lạm phát nhưng thất nghiệp tăng – chính sách tiền tệ ổn định giá trị đồng tiền).

1.2.2. Mục tiêu của CSTT

Bất kỳ một chính sách kinh tế vĩ mơ nào của Chính phủ khi để ra thường hướng tới các mục tiêu kinh tế vĩ mô cơ bản như đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, giá cả ổn định, thất nghiệp thấp, cân bằng cần cần thanh tốn quốc tế. Chính sách tiền tệ được đưa ra cùng với mục tiêu như trên nhưng mục tiêu chính thường được xác định là ổn định giả cả và lạm phát. Ngồi ra, CSTT cịn được thiết kế nhằm để duy trì sự ổn định của hệ thống tài chính và các tổ chức tài chính. Mục tiêu cơ bản của CSTT gồm:

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chống suy thối: Do CSTT có thể ảnh hưởng tới của cải và chi tiêu của xã hội nên có thể sử dụng nó làm địn bẩy kích thích tăng trưởng kinh tế. Tăng trưởng kinh tế phải được hiểu cả về khối lượng và chất lượng. CSTT phải đảm bảo sự tăng lên của GDP thực tế, tức là tỷ lệ tăng trưởng có được sau khi trừ đi tỷ lệ tăng giá cùng thời kỳ. Chất lượng tăng trưởng được biểu hiện ở một cơ cấu kinh tế cân đối và khả năng cạnh tranh quốc tế của hàng hoá trong nước tăng lên.

Một nền kinh tế phồn thịnh với tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định là nền tảng cho mọi sự ổn định, là căn cứ để ổn định tiền tệ trong nước, cải thiện tình trạng cán cân thanh tốn quốc tế và khẳng định vị trí của nền kinh tế trên thị trường quốc tế.

Ổn định giá cả, kiểm soát lạm phát: Ổn định giá cả hay kiểm soát lạm phát là

mục tiêu hàng đầu và là mục tiêu dài hạn của CSTT. Các NHTW thường lượng hóa mục tiêu này bằng tốc độ tăng của chỉ số giá cả tiêu dùng xã hội. Việc công bố công khai chỉ tiêu này là cam kết của NHTW nhằm ổn định giá trị tiền tệ về mặt dài hạn.

Cụ thể:

Thứ nhất, điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ CSTT nhằm ổn định thị trường, kiểm soát lạm phát và hỗ trợ kinh tế ứng phó với tác động bất lợi của đại dịch Covid-19. Các công cụ CSTT được điều hành đồng bộ, linh hoạt; đồng thời, CSTT cũng được phối hợp chặt chẽ với các chính sách kinh tế vĩ mơ khác để điều tiết thanh khoản, kiểm soát tiền tệ, giảm thiểu áp lực gia tăng lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Lạm phát cơ bản bình quân ổn định ở mức 2,31% (năm 2019 là 2,01%) cho thấy sự phù hợp của cơng tác điều hành CSTT, đóng góp tích cực đến việc ổn định lạm phát bình qn chung. Lạm phát được kiểm sốt ổn định đã tạo lập nền tảng vững chắc, duy trì niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp đối với mơi trường kinh doanh Việt Nam, góp phần thu hút đầu tư nước ngoài.

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Thứ hai, liên tục điều chỉnh giảm đồng bộ các mức lãi suất với quy mô lớn, để

hỗ trợ nền kinh tế. Tính chung trong năm 2020 và 2 tháng đầu năm 2021, NHNN đã điều chỉnh giảm 1,5 - 2,0%/năm lãi suất điều hành, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng (TCTD) tiếp cận nguồn vốn chi phí thấp từ NHNN; giảm 1,5%/năm trần lãi suất cho vay ngắn hạn VND đối với các lĩnh vực ưu tiên để hỗ trợ giảm chi phí vay vốn của doanh nghiệp, người dân. Đồng thời, chỉ đạo các TCTD chủ động cân đối khả năng tài chính để áp dụng lãi suất cho vay hợp lý; triệt để tiết giảm chi phí hoạt động, tập trung mọi nguồn lực để giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn. So với các nước trong khu vực, Việt Nam là một trong các quốc gia có mức giảm lãi suất điều hành mạnh nhất.

Nhờ đó, mặt bằng lãi suất thị trường giảm, lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên của TCTD giảm 1,5%/năm so với cuối năm 2019

Hình 2. 6. Biểu đồ diễn biến lạm phát Việt Nam từ năm 2008 đến tháng 2 năm 2021

Hình 2. 7. Mức giảm lãi suất điều hành của một số NHTW châu Á trong năm 2020 và 2 tháng đầu năm 2021

(cuối năm 2020 là 4,5%/năm); lãi suất cho vay bình quân của các NHTM áp dụng cho các khoản vay mới phát sinh giảm hơn 1%/năm trong năm 2020 và tiếp tục giảm 0,07%/năm đến hết tháng 01/2021.

Thứ ba, song song với định hướng giảm lãi suất cho vay đối với nền kinh tế, để

kịp thời tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, NHNN đã ban hành Thông tư số 01/2020/TT-NHNN ngày 13/3/2020 quy định về việc TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ ngun nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19, tạo hành lang pháp lý, cơ chế đột phá để các TCTD tháo gỡ khó khăn về vốn vay cho khách hàng (cơ cấu lại nợ gốc và lãi, khơng chuyển nhóm nợ, khơng tính lãi phạt, miễn, giảm lãi, phí), đồng thời liên tục tổ chức các hội nghị kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp trên toàn quốc, khảo sát thực địa, tiếp nhận và giải quyết kịp thời khó khăn, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp.

Đến 22/02/2021, hệ thống các TCTD đã: (1) Cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho 265.191 khách hàng bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 với dư nợ 366.309 tỷ đồng; (2) Miễn, giảm, hạ lãi suất cho 625.064 khách hàng với dư nợ 1.061.522 tỷ đồng; (3) Cho vay mới lãi suất ưu đãi với doanh số lũy kế từ 23/01/2020 đến 22/02/2021 đạt 2.655.887 tỷ đồng cho 426.134 khách hàng. Ngồi ra, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đã thực hiện gia hạn nợ cho 169.770 khách hàng với dư nợ 4.230 tỷ đồng, cho vay mới đối với 2.258.413 khách hàng với số tiền 81.000 tỷ đồng. (Bảng 1)

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

2.4. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ ĐẾN SẢN LƯỢNG VÀ LẠM PHÁT GIAI ĐOẠN TỪ 2020 ĐẾN 2021

Bảng 2. 3. Mục tiêu, kế hoạch và thực tế đạt được về các chỉ tiêu sản lượng, giá cả năm 2020 và 2021 Năm 2020 2021 Mục tiêu, kế hoạch

- Mục tiêu tổng quát là tập trung ổn định kinh tế vĩ mơ; kiểm sốt lạm phát; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, tính tự chủ và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

- Mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2020 là khoảng 6,8% trong khi mục tiêu tốc độ tăng giá tiêu dùng bình qn (CPI) dưới 4%.

- Thực hiện kiểm sốt chặt chẽ và bình ổn giá cả thị trường trong nước.

- Mục tiêu tăng trưởng GDP đạt khoảng 6%, CPI bình quân năm 2021 so với năm 2020 tăng khoảng 2,07% - 2,18%.

Thực tế đạt được

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2020 ước tính tăng 2,91% so với năm trước do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.

- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2021 ước tính tăng 2,58% so với năm trước do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế.

- Bình quân năm 2020, chỉ số giá tiêu dùng CPI tăng 3,23% so với năm 2019 đạt mục tiêu Quốc hội đề ra là dưới 4%.

- Bình quân năm 2021 CPI tăng 1,84% so với bình quân năm 2020, mức tăng bình quân năm thấp nhất kể từ năm 2016.

- Lạm phát cơ bản bình quân năm 2020 tăng 2,31% so với bình quân năm 2019.

- Lạm phát cơ bản bình quân năm 2021 tăng 0,81% so với bình quân năm 2020.

Hình 2. 8. Kết quả các giải pháp tín dụng ứng phó đại dịch Covid-19 (số liệu tính đến ngày 22/12/2021)

Trong hai năm 2020 và 2021, dịch bệnh Covid-19 kéo dài và diễn biến phức tạp trên toàn thế giới và trong nước khiến triển vọng phục hồi kinh tế còn nhiều bất trắc. Trong bối cảnh đó, với sự chủ động, linh hoạt, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện tốt các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ; chủ động bám sát tình hình, góp phần thúc đẩy phục hồi tăng trưởng kinh tế.

2.4.1. Năm 2020

Năm 2020 được xem là một năm của những khó khăn và thách thức lớn đối với kinh tế thế giới nói chung, với Việt Nam nói riêng. Trong khi nền kinh tế thế giới được dự báo suy thoái nghiêm trọng nhất trong lịch sử, tăng trưởng của các nền kinh tế lớn đều giảm sâu do ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19. Tuy nhiên, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì tăng trưởng với tốc độ tăng GDP ước tính đạt 2,91%. Mặc dù tăng trưởng GDP năm 2020 đạt thấp nhất trong giai đoạn 2011 - 2020 và chưa đạt được mục tiêu đã đề ra trước đó nhưng trước những tác động tiêu cực của dịch Covid-19 thì đó là một thành cơng của nước ta với tốc độ tăng thuộc nhóm nước cao nhất thế giới.

Để đối phó với dịch Covid-19, Chính phủ đã áp dụng CSTT nới lỏng, tăng mức cung tiền nhằm giảm thiểu lãi suất. Cụ thể đến ngày 18/12/2020, tổng phương tiện thanh toán M2 tăng 12,83% so với cuối năm 2019 và tăng 14,62% so với cùng kỳ 2019. Lãi suất cơ bản được điều hành linh hoạt, duy trì ổn định ở mức thấp trên nền tảng 3 lần giảm trong năm 2020 nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người dân ứng phó với đại dịch Covid-19. Lãi suất giảm, hiện tượng vay nhiều hơn so với gửi xuất hiện. Từ đó, nhu cầu tiêu dùng tăng và góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trưởng. Nhờ đó, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh nhưng điều hành CSTT và hoạt động ngân hàng vẫn đạt được nhiều kết quả tích cực trên các mặt hoạt động, thanh khoản của hệ thống TCTD về cơ bản thông suốt.

Đơn vị: % Nguồn: finance.vietstock.vn Đơn vị: % Nguồn: Tổng cục Thống kê

Chính phủ triển khai các gói hỗ trợ cho người dân và người sản xuất gặp khó khăn do dịch Covid-19 như gói hỗ trợ của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) triển khai giảm giá điện, tiền điện cho khách hàng đã góp phần kiềm chế tốc độ tăng của CPI qua từng tháng. Kết quả chỉ số CPI bình quân năm 2020 tăng 3,23% so với năm 2019. CPI tháng 12 năm 2020 tăng 0,19% so với tháng 12 năm 2019, là mức tăng thấp nhất trong giai đoạn 2016 - 2020. Như vậy, mục tiêu kiểm sốt lạm phát, giữ CPI bình

Hình 2. 9. Mức tăng trưởng cung tiền M2 của Việt Namtrong năm 2020 - 2021 trong năm 2020 - 2021

quân đạt dưới 4% của Quốc hội đề ra đã đạt được trong bối cảnh một năm với nhiều biến động khó lường.

2.4.2. Năm 2021

Năm 2021, đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu với những biến thể mới, cản trở đà phục hồi của kinh tế thế giới. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, tăng trưởng kinh tế năm 2021 chỉ ở mức 2,58%, thấp nhất trong vòng 30 năm qua.

Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, tăng mức cung tiền, giảm lãi suất nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục khó khăn do dịch Covid-19.

Tác động từ đại dịch Covid-19 khiến mặt bằng giá cả thị trường trong nước có nhiều diễn biến phức tạp. Nhưng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2021 của Việt Nam chỉ tăng 1,84% so với năm trước, thấp nhất trong 6 năm qua, là một dấu ấn trong công tác quản lý điều hành giá của Chính phủ.

Đơn vị: %

Nguồn: VnEconomy.vn

Nhờ có sự theo dõi chặt chẽ, sát sao diễn biến giá cả thị trường, xây dựng các kịch bản dự báo xu hướng giá của các mặt hàng thiết yếu mà Chính phủ đã có những biện pháp điều hành giá phù hợp, linh hoạt, hiệu quả, góp phần tích cực trong kiểm sốt chỉ số lạm phát, giữ ổn định kinh tế vĩ mơ.

Hình 2. 11. Tốc độ tăng/giảm CPI tháng 12, quý IV và bình quân các năm giai đoạn 2017 - 2021

Những kết quả tích cực về ổn định vĩ mơ, thị trường tài chính tiền tệ, tạo lập mơi trường kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế... cho thấy, các giải pháp ngành Ngân hàng thực thi thời gian qua là đúng hướng, có tác dụng thiết thực đối với các doanh nghiệp và người dân, góp phần thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép” và đóng góp lớn vào thành tựu chung về các chỉ số phát triển kinh tế - xã hội của cả nước mà Đảng và Quốc hội đã đề ra, tạo nền tảng vững chắc tiếp tục thực hiện các mục tiêu trong giai đoạn tới.

2.5. THÀNH CƠNG VÀ HẠN CHẾ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆTNAM GIAI ĐOẠN 2020 – 2021 NAM GIAI ĐOẠN 2020 – 2021

2.5.1. Thành công

Về lạm phát: Lạm phát trong 2 năm 2020 và 2021 đều nằm trong mức cho phép

lần lượt là 2,31% và 0,81%. Đặc biệt là năm 2021, trong bối cảnh áp lực lạm phát toàn cầu ngày càng tăng cao, giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất, giá cước vận chuyển liên tục tăng nhưng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2021 của Việt Nam chỉ tăng 1,84% so với năm trước, thấp nhất trong 6 năm qua, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra, tiếp tục là năm kiểm sốt lạm phát thành cơng.

Tuy nhiên, bước sang năm 2022, áp lực lạm phát được đánh giá là rất lớn. Nếu dịch Covid-19 được kiểm soát trong năm 2022, nhu cầu sản xuất và tiêu dùng tăng lên; lạm phát sẽ chịu tác động của vấn đề tăng giá nguyên nhiên vật liệu trên thế giới như xăng dầu, than và giá cước vận chuyển. Việc nhập khẩu nguyên liệu với mức giá cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước lên cao, tạo áp lực cho lạm phát.

Về chỉ số GDP: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2020 ước tính tăng

2,91% so với năm trước do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.Trong khi chỉ tiêu do chính phủ đề ra là khoảng 6.8%. Đến năm 2021 tăng trưởng GDP của nước ta là 2.58% nhưng mục tiêu mà chính phủ đề ra là khoảng 6%. Như vậy về tăng trưởng GDP cả 2 năm 2020 và 2021 thì nước ta đều khơng đạt được mục tiêu đề ra.

Về thất nghiệp: Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý IV năm 2021

là hơn 1,6 triệu người, giảm 113,1 nghìn người so với quý trước và tăng 369,2 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý IV năm

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của chính sách tiền tệ đến sản lượng và lạm phát ở việt nam trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2021 (Trang 39)