THÀNH CÔNG VÀ HẠN CHẾ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ CỦA VIỆT

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của chính sách tiền tệ đến sản lượng và lạm phát ở việt nam trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2021 (Trang 47)

NAM GIAI ĐOẠN 2020 – 2021

2.5.1. Thành công

Về lạm phát: Lạm phát trong 2 năm 2020 và 2021 đều nằm trong mức cho phép

lần lượt là 2,31% và 0,81%. Đặc biệt là năm 2021, trong bối cảnh áp lực lạm phát toàn cầu ngày càng tăng cao, giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào cho sản xuất, giá cước vận chuyển liên tục tăng nhưng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân năm 2021 của Việt Nam chỉ tăng 1,84% so với năm trước, thấp nhất trong 6 năm qua, đạt mục tiêu Quốc hội đề ra, tiếp tục là năm kiểm sốt lạm phát thành cơng.

Tuy nhiên, bước sang năm 2022, áp lực lạm phát được đánh giá là rất lớn. Nếu dịch Covid-19 được kiểm soát trong năm 2022, nhu cầu sản xuất và tiêu dùng tăng lên; lạm phát sẽ chịu tác động của vấn đề tăng giá nguyên nhiên vật liệu trên thế giới như xăng dầu, than và giá cước vận chuyển. Việc nhập khẩu nguyên liệu với mức giá cao sẽ ảnh hưởng đến chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm, từ đó đẩy giá hàng hóa tiêu dùng trong nước lên cao, tạo áp lực cho lạm phát.

Về chỉ số GDP: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2020 ước tính tăng

2,91% so với năm trước do dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp.Trong khi chỉ tiêu do chính phủ đề ra là khoảng 6.8%. Đến năm 2021 tăng trưởng GDP của nước ta là 2.58% nhưng mục tiêu mà chính phủ đề ra là khoảng 6%. Như vậy về tăng trưởng GDP cả 2 năm 2020 và 2021 thì nước ta đều khơng đạt được mục tiêu đề ra.

Về thất nghiệp: Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý IV năm 2021

là hơn 1,6 triệu người, giảm 113,1 nghìn người so với quý trước và tăng 369,2 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý IV năm 2021 là 3,56%, giảm 0,42 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,93 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi của khu vực thành thị là 5,09%, giảm 0,45 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 1,39 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên 15 - 24 tuổi quý IV năm 2021 là 8,78%, giảm 0,11 điểm phần trăm so với quý trước và tăng 0,84 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên khu vực thành thị là 13,23%, cao hơn 6,52 điểm phần trăm so với khu vực nông thơn.

Hai năm 2020 và 2021 là hai năm đầy khó khăn của kinh tế nước ta đặc biệt là năm 2020 khi mà dịch Covid-19 hồnh hành trong khi chưa có vaccine. Các chỉ số GDP ở cả hai năm đều chưa đạt chỉ tiêu tuy nhiên thì tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thuộc nhóm nước có tốc độ tăng cao nhất thế giới. Lạm phát luôn được giữ ở mức cho phép mặc dù áp lực gây lạm phát là rất lớn, thất nghiệp được giữ ở mức ổn định.

NHNN cũng đã rất nỗ lực trong công tác quản lý và điều tiết tiền tệ thông qua việc điều hành công cụ CSTT theo cách linh hoạt, phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng với công tác quản lý ngoại hối, từng bước gỡ bỏ các nút thắt của thị trường, bảo đảm sự ổn định của thị trường tiền tệ. Sự chủ động, linh hoạt trong công tác điều hành của NHNN trong thời gian qua truyền dẫn chính sách vào thực tế một cách hiệu quả, cơ bản đã thực hiện được mục tiêu đề ra, góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ.

2.5.2. Hạn chế

CSTT của nước ta còn gặp một số hạn chế như: Mặt bằng lãi suất quá cao, có phần chưa được hợp lý; Thị trường liên ngân hàng chưa được tổ chức và kiểm soát tốt, kỷ luật thị trường chưa được nghiêm minh, hoạt động ngân hàng còn thiếu minh bạch; Thị trường chứng khốn phụ thuộc nhiều vào dịng vốn tài trợ từ hệ thống ngân hàng và hiện nay đang suy giảm mạnh… Nguyên nhân là do huy động vốn NHTM khó

Hình 2. 12. Số người và tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động các quý năm 2020 và 2021

khăn, thanh khoản trong hệ thống ngân hàng thường căng thẳng, nhưng về tốc độ tăng dư nợ của các NHTM vẫn cao, do dịch vụ ngân hàng ngoài hoạt tín dụng chưa được mở rộng và phát triển tốt, thu lãi từ hoạt động tín dụng vẫn là nguồn thu chủ yếu của các NHTM, cơ chế chính sách và mơi trường kinh doanh nói chung lại tạo động lực và có dư địa để các ngân hàng tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ: huy động vốn với lãi suất cao; lãi suất cho vay không bị khống chế. Trong những năm trước đây, khi lạm phát có xu hướng tăng cao, NHNN vẫn điều hành CSTT theo hướng tiếp tục giữ nguyên mức lãi suất điều hành của NHNN, chỉ tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc với VND và ngoại tệ nhằm hạn chế gia tăng tín dụng, hút tiền từ lưu thơng.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN HIỆU QUẢ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ Ở VIỆT NAM TRONG NĂM 2022 3.1. TRIỂN VỌNG KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM NĂM 2022 3.1.1. Thế giới

3.1.1.1. Triển vọng kinh tế thế giới 2022

Bước sang năm 2022, theo dự báo của các tổ chức quốc tế, kinh tế thế giới sẽ phục hồi tương đối tích cực, tốc độ tăng trưởng trong khoảng 4,1 - 4,6%. Tuy vậy, vẫn thấp hơn dự báo tăng trưởng năm 2021.

Ngày 11/1/2022, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ đi xuống rõ rệt trong năm 2022 trong bối cảnh dịch COVID-19 phức tạp và chuỗi cung ứng chưa hồi phục. Trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu, WB dự báo mức tăng trưởng kinh tế tồn cầu sẽ giảm xuống cịn 4,1% trong năm 2022, thấp hơn so với mức 5,5% của năm 2021, thậm chí có thể giảm tiếp xuống cịn 3,2% trong năm tới. WB cảnh báo lạm phát kéo dài, các vấn đề về chuỗi cung ứng và lực lượng lao động cùng với sự xuất hiện của các biến thể mới có khả năng cản đà tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Ngày 25/1/2022, trong báo cáo Triển vọng Kinh tế thế giới, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2022 xuống mức 4,4%, thấp hơn 0,5% so với dự báo công bố tháng 10 năm 2021.

Đơn vị: %

Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)

Trong Báo cáo Triển vọng và tình hình kinh tế thế giới 2022 đưa ra ngày 13/1/2022, Liên hợp quốc cho rằng động lực tăng trưởng có được trong năm 2021 bắt

đầu chậm lại từ cuối năm ngối. Nền kinh tế tồn cầu dự kiến sẽ tăng trưởng 4% trong năm 2022, thấp hơn so với mức 5,5% của năm 2021 và tới năm 2023 sẽ chỉ cịn 3,5% trong bối cảnh nhiều làn sóng lây nhiễm Covid-19 đang xảy ra cộng với những thách thức về thị trường lao động, chuỗi cung ứng và lạm phát tăng cao.

3.1.1.2. Xu hướng CSTT của các nước trên thế giới

CSTT của các nước năm 2022 sẽ có sự phân hóa. Đại dịch Covid-19 vẫn là một nguy cơ lớn đối với nhu cầu trên toàn thế giới khiến áp lực lạm phát gia tăng, từ đó đặt ra một thách thức đối với các nhà hoạch định CSTT. Các NHTW trên tồn cầu dự kiến sẽ có những hướng đi chính sách khác nhau trong năm 2022, khi một số NHTW tập trung ứng phó với lạm phát, trong khi số khác lại thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Ví dụ: Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) có thể sẽ tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2018 giữa lúc nước Mỹ đang chống chọi với mức lạm phát cao nhất trong gần 40 năm qua. Các NHTW của Anh và Canada có thể cịn hành động sớm hơn. Ngược lại, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) có thể sẽ giữ nguyên lãi suất ở mức thấp lịch sử trong năm nay nhằm bảo toàn đà tăng trưởng kinh tế.

3.1.2. Việt Nam

3.1.2.1. Triển vọng kinh tế Việt Nam 2022

Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kinh tế Việt Nam 2022 tăng trưởng 5,3% sau đó ổn định lại quanh mức 6,5% theo kịch bản các biện pháp hạn chế đi lại được nới lỏng trong và ngoài nước. Mức dự báo 5,3% của WB dựa vào chính sách sống chung với Covid-19, kết quả của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và nhu cầu trong nước. Dự báo tăng trưởng của Việt Nam được Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 5/4/2022 thấp hơn 0,2 điểm phần trăm so với hồi đầu năm và thấp hơn nhiều so với mức 6,5% được đưa ra tháng 10/2021. Nguyên nhân là do những khó khăn mà nền kinh tế phải đối phó trước các ca nhiễm tăng cao và khả năng dễ bị tổn thương từ các cú sốc bên ngoài do độ mở kinh tế lớn.

Ngày 6/4/2022, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố Báo cáo Triển vọng phát triển châu Á trong đó nhận định kinh tế Việt Nam sẵn sàng phục hồi mạnh mẽ trong bối cảnh kinh tế toàn cầu bất ổn định và giữ nguyên nhận định tăng trưởng kinh tế Việt Nam so với dự báo trước. Theo đó, ADB nhận định kinh tế Việt Nam dự kiến phục hồi ở mức 6,5% trong năm nay, tăng trưởng mạnh mẽ hơn ở mức 6,7% trong năm 2023 do tỉ lệ tiêm chủng cao, đẩy mạnh các hoạt động thương mại và tiếp tục thực hiện các chính sách tài khóa, tiền tệ mở rộng.

Nguồn: Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB)

Văn phịng Nghiên cứu kinh tế vĩ mơ ASEAN + 3 (AMRO) dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam đạt 6,5% và đạt mức 7% vào năm 2023. Trong khi đó, lạm phát ở mức 3,4% trong năm nay và năm 2023 là 3%. Tuy nhiên, các chuyên gia AMRO cảnh báo rằng rủi ro tài chính vẫn cịn cao do đại dịch. Các chính sách tài chính vĩ mơ cần tiếp tục được tập trung vào việc giảm nhẹ tác động của dịch bệnh đối với các hộ gia đình, doanh nghiệp và hỗ trợ phục hồi kinh tế. Nếu sự phục hồi bị trì hỗn, nhiều doanh nghiệp và cá nhân hơn có thể gặp khó khăn về tài chính.

Đơn vị: %

Hình 3. 2. Dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2022 và 2023

Bảng 3. 1. Dự báo tăng trưởng GDP và mức tăng lạm phát của ASEAN+3 năm 2022 - 2023

Nguồn: Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN + 3 (AMRO)

3.1.2.2. Dự báo lạm phát, thất nghiệp ở Việt Nam 2022

Lạm phát

Tại buổi họp báo cập nhật tổng quan kinh tế Việt Nam và triển vọng năm 2022- 2023 diễn ra sáng 6/4/2022, đại diện Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã nhận định, cùng với sự phục hồi kinh tế và tình trạng bất ổn của giá dầu tồn cầu, lạm phát của Việt Nam dự kiến sẽ tăng lên 3,8% vào năm 2022 và 4,0% vào năm 2023.

Standard Chartered dự báo lạm phát Việt Nam năm nay vượt mục tiêu 4% Quốc hội đề ra và có thể lên cao hơn nữa trong năm kế tiếp. Dự báo này là một trong những nội dung trong báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam vừa được Ngân hàng Standard Chartered công bố. Mức lạm phát này tăng cao so với con số 1,84% vào năm ngoái. Các yếu tố về nguồn cung sẽ mang đến rủi ro làm gia tăng lạm phát, đặc biệt là tình hình căng thẳng địa chính trị. Trong khi đó, kết quả dự báo từ giữa tháng 2 của HSBC lạc quan hơn khi đánh giá lạm phát Việt Nam năm nay có tăng lên mức 3% - vẫn thấp hơn mục tiêu 4% của Chính phủ.

Thất nghiệp

Năm 2022, dự báo tình hình lao động việc làm sẽ tiếp tục gặp nhiều khó khăn do tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp. Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đã hạ mức dự báo về khả năng phục hồi của thị trường lao động trong năm 2022. Đặc biệt, ILO dự báo số người thất nghiệp tại Việt Nam sẽ tăng lên. Đến năm 2023, số lượng thất nghiệp sẽ giảm về mức tương tự năm 2021 nhưng vẫn cao hơn thời điểm năm 2019 (khoảng 1,1 triệu người).

Đơn vị: người

Nguồn: Tổ chức Lao động quốc tế (ILO)

3.1.2.3. Những thách thức và khó khăn Việt Nam sẽ phải đối diện trong năm 2022

Trong năm 2022, nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với khơng ít những khó khăn, thách thức.

Thứ nhất, nguy cơ rủi ro lạm phát do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan,

trong nước và ngồi nước, tác động của chính sách thương mại, chính sách thắt chặt tiền tệ, sự dịch chuyển dòng vốn đầu tư của một số nước lớn… Trong khi đó, kinh tế dự kiến phục hồi trong năm 2022 khiến nhu cầu tiêu dùng, đầu tư gia tăng, gây sức ép lên giá cả. Điều này sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu điều hành CSTT, nhất là trong điều kiện CSTT đã được nới lỏng kéo dài trong mấy năm qua.

Thứ hai, dịch bệnh kéo dài trong suốt 2 năm và vẫn còn đang diễn biến phức tạp

đã, đang và sẽ mang lại nhiều hệ lụy cho nền kinh tế. Những khó khăn như vịng quay vốn chậm, dòng tiền đứt gãy, doanh nghiệp bị sụt giảm doanh thu, mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, gia tăng rủi ro về thu hồi nợ... đến năm 2022 sẽ tác động mạnh hơn đến hoạt động ngân hàng do có độ trễ (nếu tính cả dư nợ của khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi theo Thơng tư 01 có nguy cơ chuyển thành nợ xấu thì tỉ lệ nợ xấu sẽ tăng ở mức 7,31%).

Thứ ba, việc mở rộng quy mơ tín dụng và thái q các chính sách hỗ trợ thơng

qua các chương trình, các gói tín dụng ưu đãi (cả về vốn và lãi suất) nếu không được nhận diện đầy đủ, kịp thời và sự hỗ trợ từ chính sách tài khóa thì sẽ ảnh hưởng đến an tồn hệ thống trong trung - dài hạn…

Thứ tư, dịch bệnh diễn biến phức tạp, kéo dài làm cho năng lực tài chính của

doanh nghiệp giảm sút, ảnh hưởng khả năng trả nợ đúng hạn. Bên cạnh đó, việc thẩm định, giải ngân tín dụng, thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm, thủ tục xử lý nợ và việc trả nợ ngân hàng của khách hàng cũng gặp khó khăn khi thực hiện phong tỏa, giãn cách xã hội, kể cả giãn cách cục bộ.

Thứ năm, khuôn khổ pháp lý cho hoạt động tiền tệ - ngân hàng đã được chú

trọng và hoàn thiện nhiều trong thời gian qua. Tuy nhiên, nhiều quy định tại các văn bản quy phạm, kể cả luật có nhiều bất cập, chồng chéo, nhất là chưa có một hành lang pháp lý rõ ràng, đủ thẩm quyền trong việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng…

Bên cạnh đó, nguồn lực cho các ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) còn bất cập với vai trị và trách nhiệm thực hiện chính sách, cũng như việc nâng cao năng lực tài chính thơng qua tăng vốn điều lệ. Mặt khác, vốn điều lệ các NHTMNN tăng khơng tương xứng với vai trị, vị thế đã hạn chế năng lực của các ngân hàng này

trong việc mở rộng tín dụng, tham gia vào các dự án lớn, các cơng trình hạ tầng trọng điểm quốc gia…

Ngoài ra, chuyển đổi số đang đặt ra cho ngành ngân hàng nhiều thách thức, đòi hỏi sự đồng bộ và phù hợp của các quy định và hành lang pháp lý hiện hành để theo kịp với sự phát triển của khoa học công nghệ và các ứng dụng chuyển đổi số...

3.2. NHỮNG MỤC TIÊU KINH TẾ VĨ MÔ Ở VIỆT NAM NĂM 2022

Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 là thích ứng an tồn, linh hoạt, kiểm sốt hiệu quả dịch Covid-19, bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của nhân dân cùng với tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ hiệu quả người dân và doanh nghiệp.

Trong năm 2022 đặt ra chỉ tiêu phấn đấu tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6-6,5%; GDP bình quân đầu người đạt 3.900 USD; Tiếp tục giữ vững ổn định

Một phần của tài liệu Phân tích tác động của chính sách tiền tệ đến sản lượng và lạm phát ở việt nam trong giai đoạn từ năm 2020 đến năm 2021 (Trang 47)