Phương hướng khắc phục hạn chế và tiếp tục phát triển, xây dựng Nhà

Một phần của tài liệu SỰ RA đời, BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC LIÊN HỆ VỚI SỰ RA đời, BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG CỦA MỘT NHÀ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI (Trang 26 - 28)

III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HẠN CHẾ VÀ TIẾP

1.Phương hướng khắc phục hạn chế và tiếp tục phát triển, xây dựng Nhà

pháp quyền XHCN ở Việt Nam

- Một là, tiếp tục xây dựng hoàn thiện nhà nước pháp quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, với quan điểm Nhà nước ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, do dân và vì dân. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật. Mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, cơng chức, mọi cơng dân có nghĩa vụ chấp hành Hiến pháp và pháp luật. Để tăng cường vai trò của Nhà nước phải tiến hành cải cách tổ chức và hoạt động của nhà nước gắn với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước; xây dựng bộ máy nhà nước tinh gọn; nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức Đảng và đảng viên trong các cơ quan nhà nước.

Về xây dựng thể chế: Việc xây dựng, hồn thiện thể chế hành chính nhà nước đã đạt những kết quả có ý nghĩa rất quan trọng. Quốc hội, Chính phủ và các bộ, ngành

đã ban hành 71 luật, 745 nghị định, 232 quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 2.242 thơng tư và nhiều văn bản khác. Qua đó, thể chế của nền hành chính được cải cách và hồn thiện phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng và cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cơ bản đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

- Hai là, tiến hành cải cách thể chế và phương thức hoạt động của nhà nước theo hướng kiện toàn tổ chức, đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội, trọng tâm là tăng cường cơng tác lập pháp, xây dựng chương trình dài hạn về lập pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới quy trình ban hành và hướng dẫn thi hành pháp luật. Xây dựng một nền hành chính nhà nước dân chủ, trong sạch và vững mạnh, từng bước hiện đại hóa phân cơng, phân cấp, nâng cao tính chủ động của chính quyền địa phương. Cải cách tổ chức, nâng cao chất lượng và hoạt động của cơ quan tư pháp. Thực hiện tinh giảm biên chế trong các cơ quan nhà nước.

- Ba là, tiếp tục phát huy dân chủ, giữ vững kỷ luật, kỷ cương tăng cường pháp chế, theo hướng nâng cao chất lượng đại biểu quốc hội, đại biểu hội đồng nhân dân, hoàn thiện những quy định về bầu cử, ứng cử, về tiêu chuẩn và cơ cấu các đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân trên cơ sở thật sự phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế, quản lý xã hội bằng pháp luật, tuyên truyền, giáo dục toàn dân nâng cao ý thức chấp hành luật pháp.

- Bốn là, tiếp tục xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong sạch, có năng lực; thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trước hết là cán bộ lãnh đạo quản lý. Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ theo đúng chức danh, đạt tiêu chuẩn. Định kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng cán bộ, công chức để kịp thời thay thế cán bộ cơng chức yếu kém và thối hóa. Có chính sách đãi ngộ, đào tạo đối với cán bộ cấp phường, xã, thị trấn.

Năm 1986, cả nước chỉ có 44 đơn vị hành chính cấp tỉnh; 535 đơn vị hành chính cấp huyện và 10.026 đơn vị hành chính cấp xã. Triển khai thực hiện chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã, đến nay cả nước có 63 đơn vị hành chính cấp tỉnh; 705 đơn vị hành chính cấp huyện và 10.599 đơn vị hành chính cấp xã; tuy nhiên, số đơn vị được sáp nhập không nhiều. Số bộ, ngành, cơ quan trực thuộc Chính phủ tuy đã giảm, hiện còn 30 đầu mối, gồm 18 bộ, 04 cơ quan ngang bộ và 08 cơ quan trực thuộc Chính phủ, nhưng cơ cấu tổ chức chậm được điều chỉnh và vẫn còn nhiều hơn so với một số nước trong khu vực và trên thế giới.

- Năm là, kiên quyết tiếp tục cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong bộ máy nhà nước và tồn bộ hệ thống chính trị ở mọi cấp, mọi ngành từ Trung ương đến cơ sở cùng với việc chống tham nhũng, phải chống tham ơ lãng phí, quan liêu, bn lậu đặc biệt là các hành vi lợi dụng chức quyền để làm giàu bất chính.

Theo kết quả điều tra dư luận xã hội do Ban Tuyên giáo Trung ương tiến hành mới đây, tuyệt đại đa số ý kiến người dân (93%) bày tỏ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; khiến cho mọi sự xuyên tạc, chống

phá của các thế lực thù địch đều trở nên trơ trẽn, nực cười. Đó là thành cơng lớn trong cơng tác phịng, chống tham nhũng của chúng ta.

Một phần của tài liệu SỰ RA đời, BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC LIÊN HỆ VỚI SỰ RA đời, BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG CỦA MỘT NHÀ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI (Trang 26 - 28)