Giải pháp xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam

Một phần của tài liệu SỰ RA đời, BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC LIÊN HỆ VỚI SỰ RA đời, BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG CỦA MỘT NHÀ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI (Trang 28 - 35)

III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC HẠN CHẾ VÀ TIẾP

2. Giải pháp xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam

Công cuộc đổi mới của Việt Nam tiếp tục đi vào chiều sâu, đất nước ta đã thu được nhiều thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử sau hơn 35 năm đổi mới. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN được phát triển theo hướng hiện đại, hội nhập sâu rộng, trên nhiều lĩnh vực tiếp cận với các chuẩn mực quốc tế. Bởi vậy, những kết quả có được nêu trên một phần quan trọng là Việt Nam đã giải quyết thành công nhiều vấn đề, giải quyết tốt các mối quan hệ lớn trong q trình đổi mới, trong đó có quan hệ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa phát triển kinh tế thị trường và định hướng xã hội chủ nghĩa; giữa đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng với xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân… Nhờ đó, đem lại những kết quả to lớn, sự thống nhất cao, trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Bước vào giai đoạn mới, sau thành công của Đại hội XIII của Đảng, vấn đề về xây dựng Đảng, Nhà nước và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả có vị trí hết sức quan trọng, đặc biệt là hướng tới những mốc quan trọng của đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam cần tập trung vào một số giải pháp chủ yếu sau:

- Một là, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc xây dựng, hoàn thiện

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tạo sự thống nhất trong Đảng và toàn xã hội; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức xã hội, đảm bảo thực sự là Nhà nước của dân, do dân và vì dân, mọi quyền lực thuộc về nhân dân, thực hành dân chủ đi đôi với trách nhiệm, quyền và lợi ích của người dân.

- Hai là, tiếp tục nghiên cứu, làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn đặt ra

trong q trình xây dựng và hồn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, như vấn đề về dân chủ xã hội chủ nghĩa trong chế độ một Đảng, tính ưu việt, thực tiễn và đặc thù Việt Nam; quyền lực là thống nhất, có sự phân cơng, phối hợp và kiểm sốt quyền lực trong điều kiện mới, hồn thiện cơ chế kiểm soát quyền lực, đảm bảo tính cơng khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình; Mối quan hệ giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ trong xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền; mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội.

- Ba là, đổi mới mạnh mẽ về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước đáp

ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam đến 2030, tầm nhìn 2045 hoạt động hiệu lực, hiệu quả phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế trong từng giai đoạn. Xây dựng nền quản trị quốc gia hiện đại; tiếp tục đẩy mạnh phân cấp, phân quyền hợp lý...Làm rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong thực hiện các

quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Nâng cao tính chuyên nghiệp, trách nhiệm, đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức. Đẩy mạnh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

- Bốn là, tơn trọng, bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Nâng cao trách

nhiệm pháp lý giữa Nhà nước và công dân, thực hành dân chủ đi đôi với tăng cường kỷ luật, kỷ cương xã hội. Hoàn thiện pháp luật về dân chủ trực tiếp như trưng cầu ý dân; lấy ý kiến nhân dân; nhân dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; vấn đề bãi miễn đại biểu dân cử khi không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện pháp luật về dân chủ gián tiếp, như vấn đề bầu cử; mối quan hệ giữa nhân dân với các thiết chế đại diện...

- Năm là, đổi mới mạnh mẽ hoạt động xây dựng pháp luật, hạn chế ủy quyền

pháp luật, quy định chế tài pháp luật phù hợp hơn; chú trọng xây dựng đầy đủ cơ chế bảo vệ Hiến pháp. Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, cá nhân tham gia xây dựng pháp luật, coi trọng hiệu quả thực thi pháp luật. Về lâu dài, phải xây dựng, hoàn thiện được một hệ thống pháp luật thể hiện đúng, đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân, bảo đảm tính tồn diện, đồng bộ, thống nhất, phù hợp, ổn định và khả thi. Nội dung luật phải đảm bảo tính dân chủ, thúc đẩy tiến bộ xã hội, vì hạnh phúc con người. Việc tổ chức thi hành pháp luật phải đảm bảo tinh thần thượng tôn pháp luật.

PHẦN KẾT LUẬN

Qua nội dung trên, ta thấy, nhà nước trước hết là một tổ chức quyền lực cơng, nói đến nhà nước là nói đến quyền lực của nó, đó là thuộc tính cố hữu của nhà nước vì nếu khơng có quyền lực thì nhà nước khơng thể điều hành và quản lý xã hội, thiết lập và giữ gìn trật tự xã hội khơng thể thực hiện được những mục đích và bảo vệ lợi ích của lực lượng cầm quyền. Quyền lực nhà nước là sức mạnh mang tính ý chí của nhà nước, sức mạnh đó tồn tại một cách cơng khai trong xã hội, bắt buộc mọi cá nhân, tổ chức, lực lượng… trong xã hội phải phục tùng. Quyền lực nhà nước được bảo đảm thực hiện bởi một bộ máy chuyên nghiệp quản lý xã hội, bởi các cơng cụ bạo lực như cảnh sát, qn đội, tồ án nhà tù..., và bởi một hệ thống các quy định có giá trị bắt buộc phải tơn trọng hoặc thực hiện trong tồn xã hội. Nhờ có quyền lực mà nhà nước đã chứng minh được vai trò ngày càng quan trọng và khơng thể thiếu của nó trong xã hội.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam đã đứng lên làm Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công lập ra Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hồ. Do miền Nam chưa được hồn tồn giải phóng nên nhân dân Việt Nam tiếp tục thực hiện cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam để thống nhất đất nước đồng thời chuyển dần sang thực hiện nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc. Năm 1975 miền Nam được giải phóng, đất nước thống nhất, Nhà nước Việt Nam đổi tên thành Nhà nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước.

Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một trong những mơ hình đã được tìm tịi, sáng tạo dựa trên cơ sở lý luận khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đúng như V. I. Lênin đã khẳng định: "Tất cả các dân tộc sẽ đi đến chủ nghĩa xã hội, đó là điều khơng thể tránh khỏi, nhưng tất cả các dân tộc sẽ đi lên chủ nghĩa xã hội khơng phải một cách hồn tồn giống nhau, mỗi dân tộc sẽ đưa đặc điểm của mình vào hình thức này hay hình thức khác của chế độ dân chủ, vào loại này hay loại khác của nền chun chính vơ sản, vào nhịp độ này hay nhịp độ khác của việc cải tạo xã hội chủ nghĩa đổi với các mặt khác nhau của đời sống xã hội”.

Xem xét vai trò của nhà nước trong tất cả các giai đoạn của lịch sử, có thể khẳng định nhà nước là công cụ đắc lực và có hiệu quả nhất để thực hiện và bảo vệ lợi ích, quyền và địa vị thống trị của giai cấp hay lực lượng cầm quyền, để tổ chức và quản lý xã hội. Vì thế, nhà nước ln là trọng tâm nghiên cứu của các nhà tư tưởng chính trị đại diện cho các giai cấp, tầng lớp khác nhau thuộc các thời kỳ lịch sử và cũng là một trong những trọng tâm nghiên cứu của khoa học lý luận chung về nhà nước và pháp luật. Song trước khi xem xét tất cả các vấn đề liên quan đến nhà nước như nguồn gốc, bản chất, chức năng, vai trị, hình thức... của nó thì vấn đề đầu tiên phải xác định được là nhà nước là gì, bởi vì tất cả các vấn đề về nhà nước chỉ có thể được lý giải trên cơ sở định nghĩa đó.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học, NXB Chính trị quốc gia-Sự thật, (Chương 4, Tr125), 2021

2. Phạm Văn Linh (05/01/2022), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng và

hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, trang Thông tin Điện

tử Hội đồng Lý luận Trung ương.

3. Tài liệu bồi dưỡng ngạch cán sự, trang Bộ Nội Vụ - chương trình, tài liệu bồi dưỡng, đàoo tạo cán bộ, công chức.

4. Lê Minh Trường (17/01/2021), Bản chất của Nhà nước là gì? Khái niệm bản chất

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

***

BIÊN BẢN HỌP NHĨM

Nhóm 3 – Lớp 2206HCMI0121 – Chủ nghĩa xã hội khoa học

Buổi làm việc lần thứ 1

Thời gian: ngày 25/03/2022, từ 21h đến 23h Địa điểm: phòng họp google meet

Thành viên tham gia: 12/14 Vắng:

- Lê Minh Hiệp (vắng không phép) - Ngô Thị Hồng (vắng khơng phép) Mục tiêu:

 Cả nhóm cùng nhau lên ý tưởng lập dàn ý đề cương bài thảo luận.

 Hoàn thiện đề cương một cách chỉn chu và gửi lại giảng viên phê duyệt. Nội dung cơng việc:

1. Nhóm trưởng Nguyễn Thị Lan lên khung dàn ý cơ bản và các thành viên trong nhóm cùng nhau góp ý chỉnh sửa và hồn thiện.

2. Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, đặt lịch hạn hoàn thành đề cương và kết thúc cuộc họp.

Đánh giá chung: Các thành viên trong nhóm thảo luận sơi nổi và tích cực tham gia đóng góp ý kiến.

Nhóm trưởng Thư ký

Lan Huyền

CỘNG HỒ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

***

BIÊN BẢN HỌP NHĨM

Nhóm 3 – Lớp 2206HCMI0121 – Chủ nghĩa xã hội khoa học

Buổi làm việc lần thứ 2

Thời gian: ngày 19/04/2022, từ 21h 30 đến 22h 30 Địa điểm: phòng họp google meet

Thành viên tham gia: 14/14 ( có mặt đầy đủ) Mục tiêu:

 Thuyết trình thử về đề tài thảo luận để chuẩn bị thật tốt cho buổi thảo luận sắp tới.

 Cả nhóm đóng góp ý kiến nêu ra những hạn chế cần khắc phục trong q trình thuyết trình.

Nội dung cơng việc:

3. Hai bạn Lê Mạnh Hiệp và Mai Thị Huệ sẽ thuyết trình bài thảo luận của nhóm. 4. Sau khi 2 bạn thuyết trình xong các thành viên cùng đưa ra quan điểm nhận xét mặt

tốt và mặt chưa tốt của 2 bạn, chỉnh sửa cho 2 bạn và kết thúc cuộc họp.

Đánh giá chung: Các thành viên trong nhóm thảo luận sơi nổi và tích cực tham gia đóng góp ý kiến.

Nhóm trưởng Thư ký

Lan Huyền

Một phần của tài liệu SỰ RA đời, BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG CỦA NHÀ NƯỚC LIÊN HỆ VỚI SỰ RA đời, BẢN CHẤT, CHỨC NĂNG CỦA MỘT NHÀ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI (Trang 28 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(35 trang)