Bảng 2.1 Đội ngũ cán bộ quản lý, GV, nhân viên các trường tiểu học
2.4. Thực trạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động dạy
động dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông
Tiến hành lấy ý kiến của CBQL và GV các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Gia Nghĩa về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến QLHĐDH môn Tiếng Việt theo ĐHPTNL cho HS các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông
(Xem Phụ lục 3: Bảng 9. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến QLHĐDH môn Tiếng Việt theo ĐHPTNL cho HS các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông), kết quả cho thấy, các yếu tố đề xuất đều có ảnh hưởng rất lơn đến quá
trình QLHĐDH theo ĐHPTNL trong môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Gia Nghĩa, trong đó yếu tố “Nhận thức và năng lực QLHĐDH
môn tiếng Việt của cán bộ quản lý ở các trường tiểu học” có mức ảnh hưởng lớn
nhất với ĐTB = 3.74/4 điểm. Trong đó, đa số CBQL và GV đều cho rằng yếu tố này rất ảnh hưởng đến quá trình quản lý với 74.72%. Tiếp đến là yếu tố “Phương hướng, mục tiêu phát triển mới của nhiệm vụ giáo dục của Nhà trường” với ĐTB =
3.58./4 điểm, bao gồm: 61.54% CBQL và GV đánh giá là rất ảnh hưởng, 35.16% đánh giá là ảnh hưởng.
Các tiêu chí cịn lại đều được đánh giá ở mức điểm cao như “Trình độ, năng
lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ GV giảng dạy môn tiếng Việt và sựu hứng thú học tập của HS” với 3.54/4 điểm; “Đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện dạy học và điều kiện xã hội của địa phương” với 3.45/4 điểm và “Chương trình, nội dung, kế hoạch và các văn bản pháp quy về QLHĐDH môn Tiếng Việt theo ĐHPTNL cho HS các trường tiểu học” với 3.36/4 điểm. Kết quả khảo sát cho thấy
59
các yếu tố trên nhằm đề xuất được các biện pháp phù hợp nhất đối với q trình QLHĐDH mơn Tiếng Việt theo ĐHPTNL cho HS.
2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông
2.5.1. Kết quả đạt được
Công tác quản lý, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ dạy học đã đạt được những thành cơng đáng khích lệ, nhiều nội dung quản lý đã được thực hiện hiệu quả: Trong quản lý việc thực hiện mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt theo hướng phát triển năng lực HS, đã chỉ đạo tổ trưởng bộ môn làm tốt việc đánh giá kế hoạch bài giảng dựa trên mục tiêu môn học; kế hoạch dự giờ kiểm tra việc thực hiện mục tiêu dạy học được xây dựng khoa học, phù hợp;
Trong quản lý chương trình, nội dung dạy học môn Tiếng Việt, việc phối hợp với tổ trưởng để quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt, việc điều chỉnh sự phân công cho hợp lý, việc quản lý giờ dạy của GV thông qua TKB, Kế hoạch dạy học, Sổ báo giảng, Sổ ghi đầu bài được chỉ đạo thực hiện thường xuyên, nề nếp dạy học được tôn trọng và thực hiện nghiêm túc;
Trong quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả dạy học môn Tiếng Việt theo hướng phát triển năng lực HS. Việc kiểm tra giáo án và hồ sơ cá nhân, lịch báo giảng, sổ ghi đầu bài và kiểm tra việc thực hiện chấm, chữa, trả bài, vào điểm của GV đã được tổ chức thực hiện nghiêm túc, khách quan.
Đội ngũ GV Tiếng Việt các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, Thành phố Đắk Nơng đa số có năng lực chun mơn đáp ứng được u cầu dạy học, cơ bản được đào tạo đạt chuẩn và trên chuẩn, có kinh nghiệm giảng dạy, có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao.
2.5.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.5.2.1. Hạn chế
Bên cạnh những nội dung quản lý đã được quan tâm triển khai thực hiện hiệu quả nêu trên, vẫn còn rất nhiều những hạn chế:
60
Trong quản lý việc thực hiện mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt theo hướng phát triển năng lực HS, việc tổ chức trao đổi thực hiện mục tiêu môn Tiếng Việt trong tổ bộ môn chưa được triển khai thực hiện hoặc thực hiện hình thức;
Trong quản lý chương trình, nội dung dạy học mơn Tiếng Việt, một số nhiệm vụ chưa được quan tâm đúng mực dẫn tới triển khai chưa triệt để như: việc phối hợp với tổ trưởng để quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học; việc tổ chức thảo luận, đóng góp ý kiến về kế hoạch bài dạy môn Tiếng Việt;
Trong quản lý thực hiện phương pháp, phương tiện và các điều kiện hỗ trợ dạy học môn Tiếng Việt, nhiều công việc chưa được tập trung chỉ đạo như: việc phổ biến cho GV về chủ trương, định hướng dạy học theo phát triển năng lực, việc tổ chức cho GV học tập, bồi dưỡng, nắm vững PPDH tích cực, việc hướng dẫn thiết kế bài dạy theo hướng tiêp cận năng lực, việc tổ chức cho tổ bộ môn cùng thiết kế giáo án, thao giảng, dự giờ, rút kinh nghiệm. Dẫn tới hiệu quả sinh hoạt chuyên môn thấp, GV không được bồi dưỡng đầy đủ về đổi mới PPDH theo hướng phát triển năng lực, đã ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng dạy học;
Cơ sở vật chất, trang - thiết bị dạy học môn Tiếng Việt ở các nhà trường chỉ đáp ứng nhu cầu dạy học tối thiểu, chưa thể đáp ứng tốt yêu cầu dạy học môn Tiếng Việt theo hướng phát triển năng lực HS. Nhiều trường quản lý chưa hiệu quả việc sử dụng, bảo quản và đầu tư mới các PTKT, ĐDDH mơn Tiếng Việt theo hướng hiện đại gây khó khăn rất lớn cho việc thực hiện dạy học theo hướng phát triển năng lực;
Trong quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả dạy học môn Tiếng Việt theo hướng phát triển năng lực HS, việc kiểm tra hoạt động sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn chưa được thực hiện nghiêm túc làm cho việc sinh hoạt tổ chuyên môn không thiết thực. Việc đánh giá GV bằng kết quả thi đua cuối năm chưa được coi trọng, chưa xây dựng được quy chế thi đua- khen thưởng dẫn tới đánh giá bằng cảm tính gây dự luận khơng tốt. Việc tổ chức tập huấn KT-ĐG kết quả học tập của HS theo phát triển năng lực chưa được tập trung chỉ đạo, GV lúng túng khi triển khai thực hiện.
Những hạn chế trong công tác quản lý nêu trên đã tác động rất lớn tới việc tổ chức dạy học môn Tiếng Việt theo hướng phát triển năng lực HS, hạn chế sự phát triển tích cực của chất lượng dạy học.
61
2.5.2.2. Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế nêu trên, nhưng nguyên nhân chính bắt nguồn từ cơng tác quản lý, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ dạy học.
Thứ nhất, do nhận thức về quản lý và dạy học theo tiếp cận năng lực của
một bộ phận CBQL và GV cịn chưa thực sự đúng trong mơn Tiếng Việt. Việc tổ chức cho đội ngũ GV trao đổi thực hiện mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt trong tổ bộ môn chưa được triển khai thực hiện hoặc thực hiện hình thức là do chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của việc thực hiện mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt, cho rằng mục tiêu dạy học ít thay đổi nên nhiều đơn vị khơng tổ chức thảo luận hoặc tổ chức qua loa, nhiều GV không lắm chắc mục tiêu dạy học.
Thứ hai, hoạt động bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ GV Tiếng
Việt về dạy học theo tiếp cận năng lực chưa được quan tâm đúng mực. Chưa xây dựng được đội ngũ GV cốt cán đủ mạnh để đảm nhận vai trò “chim đầu đàn” có tiếng nói thuyết phục với tập thể, nguồn tài liệu về đổi mới PPDH theo hướng phát triển năng lực chưa phổ biến nên việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho GV không được thực hiện tốt là nguyên nhân chính dẫn đến việc tổ chức cho GV học tập, bồi dưỡng, nắm vững PPDH tích cực, việc hướng dẫn thiết kế bài dạy theo hướng tiêp cận năng lực, việc tổ chức tập huấn KT- ĐG kết quả học tập của HS theo phát triển năng lực … chưa đạt được thực hiện thường xuyên và kém hiệu quả.
Thứ ba, hoạt động chỉ đạo thực hiện đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn, tăng
cường các hoạt động trong dạy học tiếp cận năng lực HS trong môn Tiếng Việt nhiều lúc còn chưa được thường xuyên. Vai trò của tổ chuyên môn không được đánh giá đúng, tổ chức sinh hoạt chuyên mơn kém hiệu quả đặc biệt là vai trị của TTCM bị xem nhẹ nên sự phối hợp với tổ trưởng để quản lý việc thực hiện chương trình, kế hoạch dạy học, việc hướng dẫn thiết kế bài dạy theo hướng tiêp cận năng lực, việc tổ chức thảo luận, đóng góp ý kiến về kế hoạch bài dạy, việc tổ chức cho tổ bộ môn cùng thiết kế giáo án, thao giảng, dự giờ, rút kinh nghiệm… không được thực hiện thường xuyên, nặng hình thức.
Thứ tư, các phương tiện và trang thiết bị dạy học theo tiếp cận năng lực trong
62
chưa đi kèm với hướng dẫn, tập huấn sử dụng. Các trang thiết bị không được suwer dụng liên thơng giữa các mơn học qua đó vận dụng tối đa hiệu quả của hoạt động đầu tư.
Thứ năm, hoạt động chỉ đạo kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn Tiếng
Việt theo hướng phát triển năng lực HS chưa thường xuyên và chưa mang lại hiệu quả cao nhất. Cơng tác kiểm tra cịn nhiều hạn chế, việc kiểm tra không được thực hiện thường xuyên, không định lượng được tiêu chuẩn đánh giá gây khó khăn cho quá trình đổi mới kiểm tra - đánh giá chất lượng dạy học theo phát triển năng lực là nguyên nhân chính dẫn tới việc kiểm tra hoạt động sinh hoạt tổ, nhóm chun mơn chưa được thực hiện nghiêm túc, việc đánh giá GV bằng kết quả thi đua cuối năm thiếu cơng bằng, bị cảm tính chi phối.
Thứ sáu, hoạt động khuyến khích, khen thưởng những tấm gương, những
hoạt động sáng tạo, đổi mới trong dạy học môn Tiếng Việt theo tiếp cận năng lực còn chưa kịp thời. Những nguyên nhân chủ yếu nêu trên đã dẫn tới những hạn chế, bất cập trong thực trạng QLHĐDH theo hướng phát triển năng lực HS, ảnh hưởng lớn đến chất lượng hiệu quả dạy học.
Tiểu kết chương 2
Nghiên cứu thực trạng QLHĐDH môn tiếng Việt ở các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông, chúng tôi thấy: trong những năm qua, các cơ quan quản lý giáo dục, cán bộ quản lý các nhà trường đều nhận thức được tầm quan trọng của QLHĐDH các mơn học nói chung và quản ý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt nói riêng. Kết quả khảo sát, điều tra cho thấy có nhiều ưu điểm nổi bật trong quản lý hoạt động giảng dạy và học tập môn tiếng Việt ở các trường tiểu học. Đội ngũ GV phát triển về số lượng, chất lượng và cơ cấu; sự chỉ đạo sâu sát của cơ quan chủ quản tạo điều kiện cho cán bộ quản lý các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nơng hồn thành tốt nhiệm vụ quản lý nhà trường theo chức năng nhiệm vụ.
Bên cạnh những điểm mạnh, công tác QLHĐDH môn tiếng Việt ở các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nơng vẫn cịn tồn tại những hạn chế, thiếu sót ở những khía cạnh khác nhau. Do vậy, cần có các biện pháp QLHĐDH môn tiếng Việt ở các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông. Đây là nội dung được trình bày cụ thể ở chương 3.
63
Chương 3
BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG
TIỂU HỌC THÀNH PHỐ GIA NGHĨA, TỈNH ĐẮK NÔNG 3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa yêu cầu đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn mới kế thừa những mặt mạnh thành công trong thực trạng quản lý đạy học môn tiếng Việt đã và đang thực hiện trong nhà trường tiểu học và khắc phục những điểm hạn chế, điểm yếu trong quá trình thực hiện quản lý dạy học. Làm như vậy sẽ phát huy được sức mạnh của cả những biện pháp quản lý dạy học cũ và mới trong việc nâng cao chất lượng dạy học môn tiếng Việt cho học sinh và phát triển năng lực cho học sinh.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống yêu cầu đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông trong các mối quan hệ: Dạy học môn tiếng Việt, năng lực học sinh, các yếu tố ảnh hưởng và mối quan hệ giữa các biện pháp quản lý dạy học môn tiếng Việt cũ và mới; giữa các biện pháp quản lý dạy học môn tiếng Việt đề xuất trong một hệ thống tổng thể thống nhất với nhau.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp
Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp yêu cầu đề xuất biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông phù hợp: a) Phù hợp với môn tiếng Việt cấp tiểu học; b) Phù hợp với học sinh tiểu học và năng lực học sinh tiểu học; c) Phù hợp với đổi mới giáo dục và đổi mới dạy học môn tiếng Việt hiện nay; d) Phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng nhà trường khi tổ chức dạy học môn tiếng Việt cho học sinh.
85
14. Nguyễn Phúc Châu (2010), Quản lý chất lượng trong các tổ chức, Nxb
Lao động Xã hội, Hà Nội.
15. Chính phủ (2005), Quyết định số 09/2005/Q Đ-TTg, về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010”, Hà Nội.
16. Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020, Hà Nội. 17. Phạm Khắc Chương (2007), Lý luận đại cương, Giáo trình dùng cho học
viên cao học quản lý giáo dục, Hà Nội.
18. Viên Thị Dung (2012), Biện pháp QLHĐDH của hiệu trưởng trường tiểu
học tại thành phố Thanh Hóa, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục,
Trường Đại học sư phạm Hà Nội.
19. Trần Quang Đại Đại (2010), Báo động về chất lượng nhân lực ngành giáo dục, Diễn đàn dân trí.
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc
lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc
lần thứ X, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
23. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện đại biểu tồn quốc lần thứ XIII, Văn phịng Trung ương Đảng, Hà Nội.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện đại biểu tồn quốc lần thứ XIII, Văn phịng Trung ương Đảng, Hà Nội.
26. Ngô Việt Hà (2014), QLHĐDH môn Tiếng Việt theo ĐHPTNL cho HS các trường tiểu học thành phố ng bí, tỉnh Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ Quản lý
giáo dục, Trường Đại học Sư phạm, Thái Nguyên.
86
28. Đặng Xuân Hải (2008), "Vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi để chỉ