Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa tỉnh Đắk Nông (Trang 40)

Việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh các trường tiểu học các trường tiểu học

1.4.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển mới của nhiệm vụ giáo dục

Trong bối cảnh xu thế tồn cầu hố và hội nhập quốc tế hiện nay đã tạo ra sự biến đổi sâu sắc trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội đối với tất cả các quốc gia trong đó có nước ta, địi hỏi về giáo dục, đặt ra những yêu cầu mới về giảng dạy, quản lý hoạt động giảng dạy, để đáp ứng yêu cầu về GD&ĐT cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng hiện đại, lấy người học làm trung tâm, tăng cường bổ sung kiến thức, giá trị thẩm mỹ và tinh thần cho HS. Vì vậy, trong tương lai, mục tiêu xây dựng và phát triển của giáo dục phổ thơng nói chung và tiểu học nói riêng sẽ có những bước phát triển mới. Đây là những mục tiêu lớn, chi phối và tác động mạnh mẽ, tồn diện đến q trình giáo dục ở phổ thơng mà trực tiếp là dạy học và QLHĐDH nói chung và dạy học môn tiếng Việt ở các trường tiểu học nói riêng; đồng thời đặt ra những yêu cầu cao hơn đối với q trình giảng dạy của GV, học tập mơn tiếng Việt của HS để đáp ứng với sự phát triển mới của nhiệm vụ giáo dục ở bậc tiểu học hiện nay.

1.4.2. Chương trình, nội dung, kế hoạch và các văn bản pháp quy về quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh các trường tiểu học các trường tiểu học

Các văn bản quản lý, quy chế, quy định… trong QLHĐDH môn tiếng Việt ở các trường tiểu học vừa là cơng cụ mang tính pháp lý trong quản lý mọi hoạt động, vừa là căn cứ quy định rõ ràng đối với tổ chức và mọi GV trong thực hiện nhiệm vụ, trong kiểm tra, đánh giá hoạt động này của GV, bảo đảm cho hoạt động giáo dục, dạy học của nhà trường ngày càng đi vào nề nếp và có hiệu quả hơn. Hiện nay, chương trình mơn tiếng Việt ở các trường tiểu học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành còn nặng nề, ít mang tính thực tiễn, ngữ liệu dạy luyện từ và câu trong sách

34

giáo khoa và sách GV nhiều chỗ chưa chính xác. Việc quy định thời lượng tiết học gây áp lực lớn cho người dạy và người học, từ đó tạo thành sự máy móc, dập khn trong việc phân bố thời gian tiết học (tất cả đều phải qua 5 bước quy định). Việc vận dụng đổi mới phương pháp chưa linh hoạt, chưa sáng tạo dẫn đến việc đặt nhiều câu hỏi, làm vỡ vụn tiết dạy. Tình trạng lạm dụng máy chiếu (thực chất chỉ mang tính hỗ trợ, minh họa) nên dẫn đến tình trạng “chiếu - chép” (thay cho “đọc - chép” trước đây). Đề kiểm tra môn tập làm văn hàng năm chưa có tính mới, ít gắn với thực tiễn, chưa tạo sự hấp dẫn, chưa tạo tiền đề cho HS trình bày, sáng tạo,…Thực trạng này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động dạy học và QLHĐDH môn học này. Như vậy, chương trình, nội dung, kế hoạch dạy học và các văn bản pháp quy về QLHĐDH môn tiếng Việt là những định hướng, điều khiển, chỉ đạo việc xác lập và thực hiện các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn học này cho HS tiểu học ở mỗi nhà trường hiện nay.

1.4.3. Nhận thức và năng lực quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh của cán bộ quản lý ở các trường tiểu học

Để quản lý tốt hoạt động dạy học môn tiếng Việt trong trường tiểu học, các cấp quản lý trong nhà trường cần nhận thức đầy đủ những đặc trưng trong mục tiêu, chương trình, nội dung, phương pháp, hoạt động dạy và học môn tiếng Việt, cũng như kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học môn học này. Ngồi ra, họ cũng cần có nhận thức đúng, đủ về mục tiêu, nội dung, phương pháp QLHĐDH môn tiếng Việt. Việc nhận thức đầy đủ về các vấn đề trên giúp đội ngũ quản lý các trường có những tác động đúng đắn đến hoạch định kế hoạch dạy học của môn học cho từng khối lớp ở cấp học và thực hiện các giải pháp tổng thể cho việc nâng cao chất lượng học tập môn tiếng Việt trong nhà trường. Để có hiệu quả trong cơng tác quản lý, nâng cao chất lượng giáo dục trong hoạt động dạy học, người hiệu trưởng cùng các cán bộ quản lý ở trường tiểu học phải hiểu rõ mục tiêu, nội dung, nắm chắc các phương pháp, các nguyên tắc giáo dục xã hội chủ nghĩa; phải là những nhà giáo có kinh nghiệm, có năng lực, có uy tín chun mơn; là con chim đầu đàn của tập thể GV và biết cách tổ chức hoạt động dạy học trong nhà trường một cách hiệu quả. Như vậy,

35

sự nhận thức, năng lực, kinh nghiệm của cán bộ quản lý ở trường tiểu học có tác động rất lớn đến kết quả QLHĐDH môn tiếng Việt.

1.4.4. Trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên giảng dạy môn tiếng Việt và sự hứng thú học tập của học sinh

GV dạy tiếng Việt trong trường tiểu học là những người được đào tạo về chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm. Tuy nhiên, dù bằng cấp tương đương nhau nhưng trình độ chun mơn nghiệp vụ của GV là không đồng đều. Điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động dạy học mơn tiếng Việt vì nó vốn là một mơn học địi hỏi hứng thú của cả GV và HS. Dạy tiếng Việt khơng chỉ dạy kiến thức mà GV cịn có nhiệm vụ định hướng cảm xúc, tình cảm, sự rung động đối với các chất liệu văn thơ của GV và cho HS. Người GV khơng chỉ là người thầy mà cịn là nhà phê bình văn học, là sợi dây liên kết giữa tác phẩm và HS, là người tạo điều kiện cho HS chủ động tiếp thu tác phẩm chứ không phải là người áp đặt kiến thức cho HS. QLHĐDH môn Tiếng Việt trong nhà trường cần phải quan tâm đến nhân tố đặc biệt là người thầy. Kết quả học tập của môn tiếng Việt cũng như bất kỳ môn học nào đều phụ thuộc vào sự tích cực học tập của người học. Để có kết quả cao trong học tập, HS phải hứng thú với các phân môn của môn tiếng Việt, các em phải tích cực suy nghĩ, tích lũy kiến thức, trải nghiệm thực tiễn, sáng tạo trong học tập.

1.4.5. Đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện dạy học và điều kiện xã hội của địa phương

Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện dạy học cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng dạy học. Việc QLHĐDH mơn tiếng Việt sẽ có hiệu quả cao nếu trường lớp được xây dựng khang trang, đúng qui định, điều kiện, phương tiện dạy học hiện đại được trang bị đầy đủ và đồng bộ. Hoàn cảnh xã hội tác động đến việc quản lý trong trường tiểu học theo cả chiều hướng tích cực và tiêu cực. Việc QLHĐDH môn tiếng Việt ở trường tiểu học sẽ mang lại hiệu quả thiết thực khi nhận được sự quan tâm trong cơng tác lãnh đạo của cấp trên. Với những chính sách và đường lối đúng đắn, hợp lý, các cấp lãnh đạo có thể khuyến khích, động viên hoạt động dạy học trong nhà trường. Phong trào giáo dục tại địa phương cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động dạy học môn tiếng Việt ở trường tiểu học. Nếu HS có phong trào hiếu học, địa phương và gia đình quan tâm, coi trọng việc

36

học của con em thì chắc chắn chất lượng dạy học và giáo dục sẽ tốt hơn. Đối với các địa phương khi nhận thức của các cấp, các ngành, các lực lượng xã hội và của nhân dân về công tác giáo dục còn chưa cao, đời sống kinh tế - xã hội cịn nhiều khó khăn, hạn chế trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức về cơng tác giáo dục trong tồn cộng đồng. Việc xây dựng cho được một cơ chế phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa nhà trường, gia đình và xã hội là một yêu cầu cấp thiết để phát triển sự nghiệp giáo dục tại địa phương cũng như tạo được môi trường học tập rộng khắp nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động dạy học. Hiện nay, chế độ chính sách đối với GV phổ thơng, trong đó có GV tiểu học có mặt chưa thỏa đáng. Đồng lương của GV chưa đủ trang trải cuộc sống, GV phải làm thêm nhiều việc khác, từ đó thiếu thời gian đầu tư, nghiên cứu bài dạy. Áp lực đời sống thường ngày đã làm cho GV thiếu tâm huyết với nghề, thiếu sáng tạo trong giảng dạy. Chính vì vậy, trong QLHĐDH môn tiếng Việt, các chủ thể quản lý ở các trường tiểu học cần chú ý đến yếu tố tác động này.

Tiểu kết chương 1

Bằng các phương pháp nghiên cứu lí luận đề tài đã hệ thống các khái niệm cơ bản về đề tài, đó là: quản lý, quản lý giáo dục, quản lý trường học, năng lực HS. Các nội dung liên quan đến dạy học môn Tiếng Việt theo tiếp cận năng lực ở trường Tiểu học như: Đặc điểm của môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học; Chủ trương, định hướng dạy học môn Tiếng Việt theo hướng tiếp cận năng lực HS; Kiểm tra - đánh giá kết quả dạy học môn Tiếng Việt theo hướng tiếp cận năng lực HS Tiểu học. Nội dung cơ bản của QLHĐDH môn Tiếng Việt theo tiếp cận năng lực ở trường Tiểu học bao gồm: quản lý thực hiện mục tiêu dạy học mơn Tiếng Việt; quản lý chương trình, nội dung dạy học môn Tiếng Việt; quản lý thực hiện phương pháp, phương tiện và các điều kiện hỗ trợ dạy học môn Tiếng Việt; quản lý hoạt động kiểm tra - đánh giá kết quả dạy học môn Tiếng Việt. Đề tài cũng đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đến QLHĐDH môn Tiếng Việt theo tiếp cận năng lực ở trường Tiểu học hiện nay. Trong nhà trường Tiểu học theo nhiệm vụ và quyền hạn của mình, người HT giữ vai trò quyết định trong việc chỉ đạo, quản lý các hoạt động của nhà trường, nhất là QLHĐDH. Để q trình QLHĐDH mơn Tiếng Việt theo hướng tiếp cận năng lực HS ở các trường Tiểu học có hiệu quả, hiệu trưởng cần tìm ra những biện

37

pháp phù hợp với hoàn cảnh, đặc thù riêng của từng trường trên cơ sở vận dụng lí luận khoa học về QLGD và đặc thù của hoạt động dạy học môn Tiếng Việt để tổ chức chỉ đạo, điều hành có hiệu quả. Đây là cơ sở để tác giả tiến hành khảo sát nghiên cứu thực trạng QLHĐDH môn Tiếng Việt theo hướng tiếp cận năng lực HS các môn Tiếng Việt theo hướng phát triển năng lực HS ở các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa mà tác giả trình bày ở chương sau.

38

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH CÁC

TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ GIA NGHĨA, TỈNH ĐẮK NÔNG 2.1. Khái quát về địa bàn và quá trình tổ chức khảo sát thực trạng

2.1.1. Khái quát vài nét về thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông và giáo dục tiểu học trên địa bàn

2.1.1.1. Khái quát về thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông

Thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông xuất phát từ vị trí một thị trấn nhỏ bé, có điều kiện kinh tế - xã hội hết sức khó khăn về mọi mặt, chậm phát triển so với cả nước. Đến nay, sau hơn 15 năm thành lập, xây dựng và phát triển, Gia Nghĩa đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực, được công nhận trở thành thành phố, trung tâm của tỉnh Đắk Nông [66].

Trên cơ sở kết quả đạt được, trong năm 2020, các cấp ủy đảng và chính quyền địa phương quyết tâm xây dựng các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội: Tổng thu Ngân sách Nhà nước năm 2020 đạt 1.010 tỷ đồng; chi ngân sách ước thực hiện 511 tỷ đồng. Sau khi xã Đắk Nia và Đắk R’moan đã đạt tiêu chí xây dựng nông thôn mới (năm 2019), trong năm 2020, Gia Nghĩa tập trung nguồn lực xây dựng bộ tiêu chí nơng thơn mới nâng cao cho hai địa phương này. Bên cạnh đó, thành phố Gia Nghĩa cũng chú trọng duy trì tỷ lệ nhựa hóa đường đơ thị, tỷ lệ chiếu sáng các đường phố chính và thơn, bon có điện lưới Quốc gia, tỷ lệ số hộ được sử dụng điện đạt 100%. Thành phố duy trì khơng cịn hộ nghèo trong năm 2020 và giải quyết việc làm cho 1.200 lao động; đào tạo nghề cho 555 lao động; trong đó, đã tập trung đào tạo nghề cho lao động bị thu hồi đất sản xuất, lao động là đồng bào dân tộc thiểu số. Thành phố đáp ứng 100% nhu cầu đào tạo nghề của người lao động. Đối với các lĩnh vực khác, Gia Nghĩa tập trung nâng cao tỷ lệ xử lý rác thải đô thị, tỷ lệ đường phố chính có cây xanh, tỷ lệ dân số sử dụng nước hợp vệ sinh [66]...

Bên cạnh đó, các chỉ tiêu về văn hóa, xã hội cũng được thành phố thực hiện tốt hơn. Thành phố đã giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng xuống dưới 15%; tỷ lệ xã, phường đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 87,5%; tỷ lệ tiêm chủng mở rộng cho trẻ em trên 95% và có 90% dân số tham gia bảo hiểm y tế. Trong năm

39

2020, Gia Nghĩa có 21/31 trường học công lập đạt chuẩn quốc gia, nâng tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia lên 67,7%. Tập trung đổi mới, tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu của xã hội và hội nhập quốc tế [66]...

2.1.1.2. Tình hình giáo dục tiểu học trên địa bàn thành phố

Thời gian qua, thành phố Gia Nghĩa đã đẩy mạnh thực hiện đổi mới về giáo dục, đáp ứng yêu cầu chung. Thế nhưng, trên thực tế, ngành Giáo dục thành phố Gia Nghĩa vẫn còn rất nhiều tồn tại, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lược dạy và học. Trước hết, số lượng HS trên địa bàn thành phố hàng năm đều tăng ở mức cao. Cụ thể, năm học 2013-2014, Gia Nghĩa chỉ có trên 10.600 HS. Năm học 2020-2021, toàn thành phố đã tăng lên gần 17.000 HS. Bình quân mỗi năm, số HS trên địa bàn thành phố tăng từ 7- 8%. Theo lãnh đạo UBND thành phố Gia Nghĩa, đây là mức tăng cao so với điều kiện phát triển hiện nay của địa phương [50].

* Quy mô trường, lớp, HS cấp tiểu học

Tồn huyện có 18 trường tiểu học, trong đó có 13 trường đạt chuẩn Quốc gia, đạt tỷ lệ 72.22%. Tất cả các trường đều tổ chức học 2 buổi/ngày [50].

Theo kết quả thống kê ở phụ lục 1 về số lượng HS tiểu học trong những năm qua, chúng ta nhận thấy thời gian 5 năm gần đây số HS ở tiểu học có xu hướng tăng, dẫn đến số lớp học tăng. Tuy nhiên số lượng trường, lớp cấp tiểu học đã đảm bảo tiếp nhận đủ số HS theo học, đáp ứng yêu cầu của Điều lệ trường học “không vượt quá 35 HS/lớp”.

* Đội ngũ cán bộ quản lý, GV, nhân viên

Tổng số cán bộ, GV, nhân viên của tồn huyện là 573, trong đó có 36-37 cán bộ quản lý, 453 GV, 72 nhân viên. Tổng số GV đứng lớp là 553, số GV trong biên chế là 511, số GV hợp đồng 42. Đội ngũ GV có đủ các loại hình đáp ứng u cầu giáo dục. Tỷ lệ cán bộ quản lý, GV trên chuẩn 100%, trong đó đại học 385/556, tỉ lệ: 69,24%.

40

Bảng 2.1. Đội ngũ cán bộ quản lý, GV, nhân viên các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa Năm học Cán bộ quản lý GV đứng lớp Số lớp Tỷ lệ GV/lớp Thừa/thiếu so với quy định (1,5 GV/lớp) 2016 - 2017 36 430 313 1,37 Thiếu 0,13 2017 - 2018 36 436 310 1,41 Thiếu 0,09 2018 - 2019 36 451 315 1,43 Thiếu 0,07

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh các trường tiểu học thành phố Gia Nghĩa tỉnh Đắk Nông (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)