Kết quả nghiên cứu định tính

Một phần của tài liệu MÔ tả THỰC TRẠNG sử DỤNG DỊCH vụ KHÁM CHỮA BỆNH của NGƯỜI dân ở TRẠM y tế xã tân TRÀO, HUYỆN THANH MIỆN, TỈNH hải DƯƠNG (Trang 45 - 51)

2. Mục tiêu cụ thể:

3.2 Kết quả nghiên cứu định tính

Tiến hành thảo luận nhóm với người dân về việc sử dụng dịch vụ y tế nói chung và dịch vụ của trạm y tế xã nói riêng, chúng tơi đã thu nhận được các kết quả về nguyện vọng, nhu cầu và cách xử trí khi trong gia đình có người ốm đau. Nhìn chung người dân khi ốm đau thì nhu cầu được khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ là rất lớn. Mối quan tâm của người dân đối với các cơ sở y tế cũng là vấn đề cần được quan tâm.

- Về lựa chọn nơi khám bệnh đầu tiên: Khi có ốm đau thì phản ứng đầu tiên của tất cả mọi người là nghĩ sẽ đi khám và chữa bệnh ở đâu. Lúc đó người bệnh cũng sẽ có những lựa chọn của mình về nơi mình sẽ khám và chữa bệnh, nơi đó có thể là tự mua thuốc điều trị, y tế tư nhân, trạm y tế xã, phòng khám và bệnh viện. Trên một địa bàn xã khơng chỉ có một nơi duy nhất để người dân khi ốm đau cần khám chữa bệnh, mà có rất nhiều địa chỉ để lựa chọn, tuỳ thuộc vào người bệnh và vào khả năng đáp ứng của cơ sở đó. Nhìn vào những con số thống kê thì ta chỉ thấy rằng có đơng hay ít người đến khám chữa, khó có thể biết là lý do để lựa chọn nơi nơi đó. Về lý do lựa chọn nơi khám bệnh thì chỉ có những ý kiến cá nhân là có thể thấy được phần nào tại sao người ta lại lựa chọn nơi này mà khơng lựa chọn nơi kia. Thói quen tin tưởng vào hệ thống y tế công lập mà người dân từ trước đến nay vẫn sử dụng cũng là yếu tố dẫn đến việc lựa chọn nơi sẽ khám chữa bệnh “Khi ốm đau nên chọn những cơ sở y tế nhà nước để

được đảm bảo khám tốt và mua thuốc có chất lượng đảm bảo” (Nam 56 tuổi). Kết quả

nghiên cứu định lượng cũng cho thấy người dân được hỏi khi ốm đau sẽ chọn nơi khám chữa bệnh thì có kết quả là 37,5% lựa chọn trạm y tế xã. Tuy nhiên, việc chỉ có

ty lệ thấp như vậy cho thấy là trạm y tế chưa phải là nơi để người bệnh tin tưởng tìm đến để chữa bệnh. Tình trạng bệnh của người dân nhiều khi cũng quết định đến việc lựa chọn nơi khám bệnh, khi người dân chỉ ốm nhẹ người ta sẽ có xu hướng lựa chọn nơi thuận tiện và dễ tiếp cận, để nhanh chóng có được sự điều trị và khơng tốn kém tiền. “Khi ốm đau nhẹ thì chỉ cần đến những nơi gần và thuận tiện như y tế thôn, y tế

tư nhân hay là mua thuốc tự điều trị. Chỉ khi nào thật sự nặng và cần thiết thì mới nên đi khám ở những nơi có điều kiện khám và điều trị tốt, để được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị tốt, nhằm tiết kiệm tiền, tránh lãng phí khơng cần thiết” (Nữ 37 tuổi). Người

dân khi ốm đau ở vùng nông thôn cũng thường gọi các thầy thuốc chữa tư đến tận nhà điều trị. Đây cũng là điều phổ biến thường thấy hiện nay vì các thầy thuốc đến tận nhà bệnh nhân điều trị là rất thuận tiện và nhanh chóng. Người bệnh khơng phải đi lại, khơng cần có người đi kèm hay hộ tống đặc biệt là người già và trẻ em. “Khi ốm đau gọi y tế tư nhân đến tại nhà vừa thuận tiện lại nhanh chóng, khơng phải di chuyển đi lại, nếu nhẹ điều trị ở nhà và nếu nặng thì chuyển đi viện”. (Nam 66 tuổi). kết quả

ngiên cứu định lượng cho thấy là khi ốm đau người dân lựa chọn điều trị ở y tế thôn và y tế tư nhân là 23,9% và 17,4%

- Về lựa chọn nơi khám chữa bệnh là trạm y tế xã: Thì việc lựa chọn khám chữa bệnh tại trạm y tế xã hay không cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: khoảng cách, trình độ chun mơn của nhân viên trạm, trang thiết bị và các yếu tố kinh tế xã hội khác. Khoảng cách từ nhà đến trạm y tế xã là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc lựa chọn nơi KCB của người dân “ Tơi ít ra trạm y tế khám bệnh vì trạm y tế ở

cách xa nhà tôi” (Nam 77 tuổi), “ Tơi ít ra trạm y tế khám bệnh trừ những lúc tổ chức khám tại thôn”. ( Nam 66 tuổi). Trong nghiên cứu định lượng cho thấy không sử dụng

dịch vụ kám chữa bệnh tại trạm y tế vì lý do trạm y tế ở xa là 14,6 %.

Những lý do để người dân không sử dụng dịch vụ y tế của trạm y tế cũng là rất phong phú, cịn có nhiều yếu tố cá nhân người ốm chi phối. Những yếu tố chi phối đến việc lựa chọn nơi khám chữa bệnh của người dân cịn được kể đến là tâm lý thích lựa

chọn những nơi khám chữa bệnh mà mình ưu thích, niềm tin của người bệnh, các cơ sở y tế khác có chất lượng tốt hơn … Khi có ốm đau có tính chất cấp tính, cần thiết thì khi đó thì người bệnh sẽ có những lựa chọn có lợi nhất có thể. Cịn ốm đau bình thường thì theo sở thích, điều kiện và thói quen của họ, từ đó họ chọn hay khơng chọn nơi khám chữa bệnh. Những lý do của họ về việc chọn nơi khám chữa bệnh cũng cho thấy là rất khác nhau. Có thể là mong muốn được phục vụ của người cao tuổi được phục vụ tại chỗ “ Tơi khơng đến trạm vì tơi muốn được phục vụ tại thôn cho thuận tiện”. (Nam 77 tuổi). Hoặc là tại những nơi cung cấp dịch vụ theo thói quen và thuận tiện . “ Cạnh nhà tơi có một thầy thuốc tư tơi ln ln chữa ở đó” (Nam 35 tuổi), “Tôi đưa cháu đến khám ở trạm vì chữa ở đây quen rồi” (Nữ 27 tuổi). Khi người ốm có thẻ bảo hiểm họ

sẽ lựa chọn nơi KCB là trạm y tế xã “Tơi có bảo hiểm do vậy tôi khám bệnh ở trạm y tế

xã” (Nam 56 tuổi). Kết quả nghiên cứu định lượng cho thấy là có 57,6 % người ốm có

thẻ bảo hiểm đến trạm y tế KCB. Tóm lại mức độ sử dụng các dịch vụ khám chữa bệnh tại trạm y tế xã cũng có nhiều ý kiến khác nhau. Nhưng cũng thấy rằng trạm y tế chưa thực sự là chỗ người dân khi ốm đau lựa chọn khám bệnh thường xuyên.

Để đáp ứng được nhu cầu về cung cấp dịch vụ y tế cho người dân và để người dân dễ dàng tìm kiếm các dịch vụ sức khoẻ của trạm y tế, thì yếu tố thái độ và chun mơn của nhân viên trạm y tế là rất quan trọng. Người bệnh ngồi việc được khám chữa bệnh thì khi đến với các thầy thuốc, họ cịn được sự thông cảm và chia sẻ của thầy thuốc với bệnh tật của mình. Thái độ nhiệt tình, hồ nhã của người thầy thuốc là một trong những yếu tố rất đáng quan tâm trong các cơ sở y tế. Người bệnh hài lòng về thái độ của người thầy thuốc là một thuận lợi lớn trong việc thực hiện chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân của trạm y tế xã “Tôi thấy cũng thoả mãn khi đi khám thai và khám bệnh

cho con” (Chị phụ nữ 27 tuổi), “Khi ra trạm khám các bác ở trạm xá cũng hoà nhã và nhiệt tình”(Nam 66 tuổi). Kết quả nghiên cứu định lượng cho kết quả 91,7% người ốm

Tìm hiểu những tâm tư và nguyện vọng của người dân về nhu cầu và sở thích trong khám chữa bệnh, để từ đó có những biện pháp điều chỉnh và khắc phục kịp thời nhằm đáp ứng được yêu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Có nhiều ý kiến đóng góp rất cần quan tâm xem xét. Để đáp ứng được nhu cầu KCB của người dân thì trạm y tế cần biết nguyện vọng của người dân muốn gì thì từ đó mới có các biện pháp thực hiện được tốt. “Thôn tôi xa trạm y tế vì thế cần phải tổ chức về tận nơi để khám”, “Và đề

nghị các bác ở trạm y tế cần phải khám hẳn hoi chứ không chỉ hỏi qua loa và cho thuốc” (Nam 77 tuổi). Ý kiến trên cho thấy rằng việc tổ chức khám tại thôn cần được

tổ chức thực hiện thường xuyên. Việc khám xét cho người bệnh cũng cần được thực hiện hết sức tỷ mỷ và chu đáo, không được làm qua loa cho xong chuyện để cho người dân tin tưởng. Ngày nay người dân yêu cầu về thuốc chữa bệnh là rất cao và trên thị trường các loại thuốc là rất phong phú do vậy trạm y tế cũng nên có nhiều mặt hàng thuốc để người dân dễ dàng lựa chọn “ Cần phải có đầy đủ thuốc và tổ chức khám

thuận tiện” (Nam 66 tuổi). Trạm y tế cũng cần có cán bộ y tế có đủ trình độ để đáp ứng

được yêu cầu KCB cho người dân “Trạm y tế cần có bác sỹ giỏi về khám chữa bệnh và

đầu tư nhiều máy móc thiết bị”. (Chị phụ nữ 27tuổi).

Trên đây là một số ý kiến đề xuất và góp ý của người dân. Chúng tơi thấy là rất phù hợp và đáng quan tâm của nghành y tế trong việc nâng cao chất lượng hoạt động khám chữa bệnh nói riêng và hoạt động của trạm y tế xã nói chung. Trạm y tế xã cần phải được củng cố và kiện toàn hoạt động, nhằm đáp ứng được nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ngày càng cao của nhân dân.

Chương 4 BÀN LUẬN 4.1 Một số thơng tin chung về hộ gia đình

Điều tra hộ gia đình để biết tình hình bệnh tật của cộng đồng và cho phép nhận định trong chừng mực nhất định, vì kết quả phụ thuộc vào sự hiểu biết về bệnh tật và nhu cầu khám chữa bệnh của của người dân. Ở đây chúng tôi tiến hành phỏng vấn chủ hộ gia đình, là người có vai trị quyết định trong CSSK của HGĐ và tới các thành viên khác trong gia đình.

- Số hộ được chọn điều tra là 259 HGĐ. Với tổng số người là 907 người trong đó. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi là 7,6% tương đương với tỷ lệ chung của cả nước 7,64% [42] và thấp hơn trong nghiên cứu ở Quảng Xương, Thanh Hoá 9,8%[21]

- Nghề nghiệp của chủ hộ gia đình thì chủ yếu làm nơng nghiệp chiếm 83,0%, cao hơn so với nghiên cứu tại Sóc Sơn 70,5% [40]các nghề khác có tỷ lệ rất thấp.

- Trình độ học vấn của chủ hộ theo kết quả điều tra thì cấp 2 là chủ yếu chiếm 62,2 %, cao so với nghiên cứu của Nguyễn Sỹ Thanh 57,0%[42] , ở Sóc Sơn là 53,7% [40]. Đây là một thuận lợi cho việc nhận thức về chăm sóc sức khoẻ. Các trình độ khác là thấp hơn rất nhiều, nhưng vẫn có 4,6% mù chữ, tỷ lệ thấp hơn so với tỷ lệ chung của cả nước tính cho trên 10 tuổi 10,53%[42].

- Phân bố gia đình theo nhân khẩu thì các hộ gia đình có từ 3 đến 4 người là chủ yếu chiếm tỷ lệ tương ứng là 22,8% và 27%. Theo chúng tơi thì với quy mơ gia đình như vậy là rất có điều kiện để chăm sóc sức khoẻ cho mọi thành viên trong gia đình.

- Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ người có bảo hiểm y tế là 22,8% cao hơn so với nghiên cứu của Hà Văn Giáp tại Quảng Xương 3,5%[21] và thấp hơn so với nghiên cứu ở Sóc Sơn 55%[27], Ninh Bình 42,9% [18]. Điều này cho thấy người dân được hưởng các dịch vụ y tế trả trước là rất thấp, cũng có thể là do các dịch vụ y tế chưa đáp ứng được yêu cầu về KCB của người dân khi họ tham gia bảo hiểm.

- Phân bố kinh tế theo thu nhập của các hộ gia đình cho thấy tỷ lệ hộ nghèo chiếm 8,3% thấp hơn ở Sóc Sơn là 14,3%, sấp sỉ với tỷ lệ hộ nghèo của vùng Đồng bằng Sông Hồng hiện nay 9% (Niên giám thống kê 2003) . Tỷ lệ hộ khá và giầu chiếm 32,4% cao hơn so với Sóc Sơn là 16,4% [40]. Đây cũng là điều kiện thuận lợi để cho người dân có thể chi trả các dịch vụ khám chữa bệnh được thuận lợi và có điều kiện chăm sóc sức khoẻ cho bản thân và gia đình.

- Quan tâm của chủ hộ gia đình đến trạm y tế xã có tỷ lệ là 13,9% chưa từng đến trạm y tế bao giờ, chỉ có 66,4% là biết từ 2 người trở lên ở trạm y tế. Kết quả này cho thấy mặc dù trạm y tế là nơi cung cấp các dịch vụ y tế công lập gần người dân nhất nhưng tỷ lệ người dân biết đến cán bộ trạm còn chưa cao và còn một tỷ lệ đáng kể người dân chưa đến trạm bao giờ là vấn đề cần quan tâm. Trạm y tế chưa thực sự là nơi mà tất cả mọi người dân quan tâm đến khi họ có ốm đau bệnh tật, cũng phần nào giải thích được là kết quả phản ánh chỉ có tỷ lệ khơng cao người dân đến KCB ở trạm y tế

- Tình hình vay mượn của hộ gia đình trong tháng: Từ kết quả nghiên cứu cho thấy có 10,8% hộ có vay mượn trong tháng, trong đó vay mượn để chi trả cho khám chữa bệnh là khá cao 25% chỉ đứng sau vay dành cho sản xuất 42,9%. Tỷ lệ vay mượn để chi trả cho khám chữa bệnh cao hơn so với nghiên cứu của Hà Văn Giáp tại Quảng Xương là 16,1%[11]. Chi phí cho việc khám chữa bệnh hiện nay là khá cao so với thu nhập của người dân tại vùng nông thôn, nên khi ốm đau người dân một lúc phải trả một số tiền lớn mà họ thì lại khơng có nhiều tiền mặt. Tâm lý của người ốm là được KCB tốt và cần phải được trả tiền ngay cho thầy thuốc hoặc cơ sở y tế mình sử dụng. Do vậy, họ thường phải vay mượn để chi trả.

Một phần của tài liệu MÔ tả THỰC TRẠNG sử DỤNG DỊCH vụ KHÁM CHỮA BỆNH của NGƯỜI dân ở TRẠM y tế xã tân TRÀO, HUYỆN THANH MIỆN, TỈNH hải DƯƠNG (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w