2. Mục tiêu cụ thể:
4.2 Thông tin về người ốm
- Tình hình mắc bệnh chung trong 2 tuần trước điều tra: Kết quả nghiên cứu cho thấy có 30,9% hộ gia đình có người ốm. Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Sỹ Thanh 16,8% [38] và nghiên cứu của Hà Văn Giáp(2002) tại Quảng Xương 17,8 % [21]. Thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Văn Hồ (2001) ở Sóc Sơn 40,6% [22], nghiên cứu của Vũ Thịnh(2001) cũng tại Sóc Sơn là 68,2%[40]. Bình qn có 32 người ốm trên 100 HGĐ, ước tính bình qn số lượt người ốm trong năm là 241 lượt/ 100 người.
- Giới của người ốm nữ giới cao hơn nam giới tương ứng 58,3% và 41,7%. Tỷ lệ này sấp sỉ với nghiên cứu của Hà Văn Giáp là 54,8% và 45,2%[21]. Trái ngược so với nghiên cứu của Vũ Thịnh tại Sóc Sơn là 26,8% và 73,2 %[40]. Có thể là ở phụ nữ do có thể trạng yếu hơn ở nam giới do vậy khả năng mắc bệnh sẽ cao hơn
- Tuổi của người ốm nằm trong nhóm tuổi từ 16-59 tuổi là cao nhất, tiếp đến là nhóm tuổi trên 60 tuổi 31,0%. Người ốm theo các nhóm tuổi có tỷ lệ ở nữ giới có cao hơn so với nam giới một chút. Nhóm tuổi của người ốm nhỏ hơn 5 tuổi là 16,7% thấp hơn so với nghiên cứu của Vũ Thịnh tại Sóc Sơn là 20,3% [40]. Người ốm là người lớn khi ốm đau không chỉ ảnh hưởng đến sức khoẻ của bản thân mà còn ảnh hưởng đến kinh tế gia đình, vì là lực lượng lao động trong HGĐ.
- Trình độ học vấn của người ốm, từ kết quả trên bảng 3.15 cho thấy trình độ học vấn mức tiểu học và THCS là chủ yếu là 32,1%, trẻ chưa đi học chiếm 17,9% và người mù chữ chiếm 7,1% và chỉ có 10, 7% người ốm có trình độ học vấn từ THCS trở lên.
- Tình trạng thu nhập của người ốm, kết quả nghiên cứu cho thấy người ốm thuộc nhóm nghèo chiếm 14,3 % thấp hơn so với nghiên cứu của Hà Văn Giáp ở Quảng Xương 23,0% [21], nhóm giầu 29,8% cao hơn ở Quảng Xương 18,5%. Khi người ốm có điều kiện kinh tế tốt họ sẽ có điều kiện để lựa chọn nơi KCB ố chất lượng cao và sẵn sàng chi trả cho dịch vụ KCB hơn những người có điều kiện kinh tế eo hẹp.
- Tỷ lệ người ốm có thẻ bảo hiểm y tế là 39,3 % so với tổng số người ốm. Tỷ lệ này cho thấy là cao hơn tỷ lệ có bảo hiểm y tế của người dân là 22,8.
- Các chứng bệnh và nhóm bệnh của người ốm có tỷ lệ cao là thuộc nhóm bệnh đường hô hấp và đau nhức xương khớp tương ứng tỷ lệ là 39,3% và 27,4%. Nghiên cứu của Vũ Thịnh thì cao nhất là nhóm bệnh đường hơ hấp 75,9% và viêm da 15,1%[40], Hà Văn Giáp bệnh đường hơ hấp 33,3% và bệnh đường tiêu hóa(25%) [21]. Ở kết quả này cho thấy là nhóm bệnh thuộc đường hơ hấp vẫn là nhóm bệnh có tỷ lệ cao nhất trong các bệnh và nhóm bệnh mà người dân mắc phải. Các chứng bệnh và nhóm bệnh có tỷ lệ cao ở nghiên cứu của chúng tôi cũng như kết quả ở các nghiên cứu khác là khác nhau, điều này là dễ hiểu bởi vì mỗi nghiên cứu được thực hiện ở các địa bàn khác nhau và thời điểm khác nhau.
- Người ốm lựa chọn nơi khám chữa bệnh: Đứng đầu vẫn là lựa chọn tại trạm y tế chiếm 42,9%. Tỷ lệ này cao hơn so với nghiên cứu của Trương Việt Dũng tại Ninh Bình (12,3%)[18], nghiên cứu của Hà Văn Giáp 22,3% [21], nghiên cứu của Nguyễn Sỹ Thanh 13,1% [38], nghiên cứu của Nguyễn Văn Hoà 19,6% [22]. Điều này cho thấy là mức độ sử dụng dịch vụ ở trạm y tế của người dân trên địa bàn nghiên cứu là khá cao, nhưng thực sự chưa thu hút được đa số người dân đến KCB ở trạm. Hiện nay có nhiều loại hình cung cấp dịch vụ KCB rất thuận lợi cho người dân khi ốm đau lựa chọn nơi KCB. Trạm y tế sẽ được người dân đến KCB khi có chất lượng KCB tốt , thái độ hồ nhã, trang thiết bị và thuốc có đầy đủ. Thực tế cho thấy là chúng ta cần đầu tư cho trạm y tế về con người về cơ sở vật chất, để trạm y tế có thể thu hút được người dân đến khám chữa bệnh .
- Nơi người ốm mua thuốc chủ yếu vẫn là ở trạm y tế xã chiếm 40,5% cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Hồ tại Sóc Sơn là 19,6% [22], sau đó là ở thầy thuốc tư là 17,9% và y tế thôn là 11,9%. Cũng từ kết quả cho thấy rằng việc trạm y tế có đầy đủ và đa dạng thuốc để phục vụ nhu cầu mua thuốc của người dân là rất quan trọng và cần thiết, Người dân khi đi mua thuốc mà khơng được thì sẽ ít khi quay lại
mua lần sau nữa, họ cũng tuyên truyền cho những người xung quanh về điều này, mọi người cũng sẽ không đến trạm y tế để mua thuốc nữa.
- Lý do để người bệnh khi ốm đau sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh của trạm y tế, thì ốm nhẹ là tỷ lệ cao nhất 33,3%, điều này là hợp lý bởi vì với trình độ và trang thiết bị của TYT cũng chỉ xử trí được một số chứng và bệnh thơng thường. Hơn nữa khi người dân bị ốm nặng sẽ đến những nơi có điều kiện chữ trị tốt hơn như bệnh viện, phịng khám đa khoa để được chẩn đốn và điều trị tốt hơn. Sau đó là thái độ của cán bộ trạm y tế (19,4%) các lý do khác như quyen biết, chuyên mơn tốt khơng phải là nhưng lý do chính để người ốm chọn TYT là nơi KCB. Kết quả nghiên cứu theo dõi điểm của Đơn vị chính sách-Bộ Y tế thì lý do hàng đầu là quen biết 26,7%, sau đó là chất lượng 22,7% [9]. Kết hợp với kết quả nghiên cứu định tính chúng tơi thấy tình trạng bệnh của người ốm có phần rất quan trọng trong việc lựa chọn sử dụng dịch vụ KCB tại trạm y tế.
- Lý do người ốm không sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh tại trạm y tế thì ốm nhẹ cũng có tỷ lệ cao nhất 37,5%, tiếp đến là bệnh nặng 33,3% và sau đó là lý do đi xa 14,6%. Kết quả nghiên cứu theo dõi điểm của Đơn vị chính sách-Bộ Y tế thì lý do hàng đầu là bệnh nhẹ, sau đó là thiếu thuốc 13,1% [9]. Kết quả nghiên cứu cũng thấy rằng lý do người ốm bệnh nhẹ có tỷ lệ cao khơng đến trạm y tế cũng là điều dễ hiểu vì người bệnh sẽ tự mua thuốc để điều, đến y tế tư nhân hay là chữa tại lang y và khơng nhất thiết đến trạm y tế. Cịn lý do người ốm bệnh nặng không chọn khám chữa bệnh tại trạm, vì với khả năng của trạm khó có thể giải quyết được tình trạng bệnh. Việc khơng phải đi xa để khám chữa bệnh cũng là lý do để cho người dân không đến trạm y tế. Kết quả nghiên cứu định tính cũng cho thấy rằng người dân khơng đến trạm y tế vì họ có nhiều nơi để lựa chọn dịch vụ khám chữa bệnh như y tế tư nhân, tình trạng bệnh. Các lý do khác như chuyên môn, thái độ không tốt, thiếu thuốc cũng khơng phải là những lý do chính để người dân không lựa chọn KCB tại trạm y tế.
- Giá cả khám chữa bệnh tại trạm y tế là một vấn đề mà người ốm rất quan tâm, theo kết quả nghiên cứu thì người ốm đến trạm y tế xã khám bệnh cho rằng giá cả khám bệnh tại trạm y tế chấp nhận được có tỷ lệ rất cao 91,7%. Tỷ lệ này là cao hơn so với nghiên cứu của Hà Văn Giáp ở Quảng Xương 80,5%, kết quả nghiên cứu theo dõi điểm của Đơn vị chính sách-Bộ Y tế của cả nước là 75,7%, Miền Bắc 85,%[9]. Khơng có ai cho rằng giá cả là đắt hoặc rẻ. Có 8,3% người ốm khơng có ý kiến gì về giá cả. Từ những tỷ lệ trên cho thấy giá cả khám chữa bệnh của trạm y tế là phù hợp, đáp ứng được nguyện vọng của người dân.
- Chi phí bình qn cho một đợt khám chữa bệnh tại trạm y tế xã là 50 757 đồng thấp hơn chi phí cho khám chữa bệnh tại y tế tư nhân 59 769 đồng và y tế thôn 56 625 đồng, cao hơn so với chi phí khám chữa bệnh tại ở lang y 26 500 đồng và tự mua thuốc điều trị 26 000 đồng. Cao nhất là chi phí khám và điều trị tại bệnh viện 883 928 đồng Chi phí bình qn cho một đợt điều trị ở TYT của nghiên cứu này là cao hơn của Nguyễn Văn Hoà (2001) 30 835 đồng [22], kết quả nghiên cứu của Hà Văn Giáp (2002) là 10 815 đồng và kết quả nghiên cứu theo dõi điểm của Đơn vị chính sách-Bộ Y tế (2002) là 35 300 đồng [9]. Chi phí cho KCB cao hơn so với các kết quả nghiên cứu trên một phần do giá thuốc hiện nay có tăng hơn so với thời điểm 2002, phần nữa nhu cầu được chăm sóc sức khoẻ của người dân ngày càng có chất lượng cao và sử dụng thuốc tốt. Như trên đã phân tích mặc dù khám chữa bệnh ở TYT có chi phí cho một đợt khám chữa bệnh là khá cao, nhưng khơng có sự chênh lệch lớn với loại hình khám chữa bệnh khác như y tế thôn và y tế tư nhân, với giá cả như vậy người dân cũng dễ dàng tiếp cận và sử dụng dịch vụ KCB ở trạm y tế.
- Đối với hoạt động của trạm y tế thì đa số người sử dụng dich vụ y tế cho rằng là hài lịng về chun mơn 83,3%, thái độ phục vụ 91,7% và mức độ có sẵn của thuốc 75%. Chỉ có một số ít là khơng hài lịng về hoạt động của trạm về chuyên môn 16,7%, thái độ phục vụ 8,3 % và mức độ có sẵn thuốc 75%. Nghiên cứu của Hà Văn Giáp thì
mức độ hài lòng với hoạt động của TYT 87,2%, nghiên cứu của Nguyễn Văn Hoà là 86,8% [22].