Đối tượng và hồ sơ khám

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý nhà nước về công tác giám định y khoa (Trang 49 - 57)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về giám địnhy khoa tại Viện Giám định

2.2.1 Đối tượng và hồ sơ khám

2.2.1.1 Thương binh và người hưởng chính sách như Thương binh (TT 45/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 25/11/2014)

*Đối tượng

- Người bị thương khám giám định thương tật lần đầu là người bị thương chưa được khám giám định thương tật lần nào.

- Thương binh được kết luận thương tật tạm thời thì sau ba năm được khám giám định lại gọi là đối tượng đã được xác định tỷ lệ tạm thời.

- Thương binh đã được khám giám định thương tật mà lại bị thương tiếp thì được khám giám định bổ sung gọi là đối tượng khám giám định bổ sung vết thương.

- Thương binh đã khám giám định thương tật nhưng cịn sót vết thương thì được khám giám định vết thương cịn sót gọi là đối tượng khám giám định vết thương cịn sót.

- Thương binh đã khám giám định thương tật, nay có vết thương tái phát gọi là đối tượng khám giám định vết thương tái phát (không áp dụng đối với thương binh loại B).

* Hồ sơ khám - Khám lần đầu

+ Giấy giới thiệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội bản chính do ghi rõ đối tượng khám giám định thương tật lần đầu.

+ Giấy chứng nhận bị thương do Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ký xác nhận, đóng dấu (bản sao)

+ Giấy đề nghị khám giám định của người đi khám có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đi khám đang làm việc.

- Xác định tỷ lệ tạm thời.

+ Giấy giới thiệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội bản chính ghi rõ đối tượng đã được xác định tỷ lệ tạm thời hoặc đối tượng khám giám định bổ sung vết thương và ghi rõ vết thương cần khám giám định.

+ Giấy đề nghị khám giám định của người đi khám có xác nhận của UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đi khám đang làm việc.

+ Giấy chứng nhận bị thương do Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ký xác nhận, đóng dấu (bản sao). Trường hợp đối tượng đã là thương binh thì thay bằng bản chính Bản trích lục hồ sơ thương binh.

+ Biên bản khám GĐYK của Hội đồng GĐYK đã khám xác định tỷ lệ % TTCT tạm thời do Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ký xác nhận, đóng dấu (bản sao)

- Bổ sung vết thương

+ Giấy giới thiệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội bản chính ghi rõ đối tượng đã được xác định tỷ lệ tạm thời hoặc đối tượng khám giám định bổ sung vết thương và ghi rõ vết thương cần khám giám định.

+ Giấy đề nghị khám giám định của người đi khám có xác nhận của UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đi khám đang là m việc.

+ Giấy chứng nhận bị thương của lần bị thương gần nhất (chưa giám định) do Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ký xác nhận, đóng dấu (bản sao).

+ Biên bản khám GĐYK của Hội đồng GĐYK đã khám xác định tỷ lệ % TTCT do thương tật lần gần nhất do Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ký xác nhận, đóng dấu (bản sao).

-Vết thương cịn sót

+ Giấy giới thiệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội bản chính. Giấy giới thiệu phải ghi rõ đối tượng khám giám định vết thương cịn sót, đồng thời ghi rõ vết thương cịn sót và/hoặc vị trí mảnh kim khí trong cơ thể cần khám giám định.

+ Giấy chứng nhận bị thương do Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ký xác nhận và đóng dấu (bản sao). Trường hợp đối tượng đã là thương binh thì phải kèm theo bản chính Bản trích lục hồ sơ thương binh.

+ Biên bản khám GĐYK của Hội đồng GĐYK đã khám xác định tỷ lệ % TTCT do thương tật lần gần nhất, được Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ký xác nhận và đóng dấu (bản sao).

+ Một trong các giấy tờ sau: Kết quả chụp X-quang; Kết quả chụp cắt lớp vi tính; Giấy chứng nhận phẫu thuật (đối với trường hợp đã phẫu thuật, thủ thuật lấy dị vật); Giấy ra viện điều trị vết thương cịn sót (nếu có). Giấy tờ nêu trên phải do Giám đốc bệnh viện hoặc người được ủy quyền ký tên, đóng dấu của bệnh viện.

+ Giấy đề nghị khám giám định của người đi khám có xác nhận của UBND xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đi khám đang làm việc.

- Vết thương tái phát

+ Giấy giới thiệu của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội bản chính ghi rõ đối tượng khám giám định vết thương tái phát và ghi rõ vết thương tái phát.

+ Văn bản của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đồng ý để đối tượng được khám giám định vết thương tái phát.

+ Giấy chứng nhận bị thương do Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ký xác nhận và đóng dấu bản sao kèm theo bản chính Bản trích lục hồ sơ thương binh.

+ Biên bản khám GĐYK của Hội đồng GĐYK đã khám xác định tỷ lệ % TTCT do thương tật lần gần nhất, được Lãnh đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ký xác nhận và đóng dấu (bản sao).

+ Bản tóm tắt bệnh án hoặc Giấy ra viện sau khi điều trị thương tật tái phát của bệnh viện tuyến huyện hoặc tương đương trở lên, do Lãnh đạo hoặc người được ủy quyền ký tên, đóng dấu hợp pháp của bệnh viện.

+ Giấy đề nghị khám giám định của người đi khám có xác nhận của UBND xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đi khám đang làm việc.

2.2.1.2 Người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm chất độc hóa học (TT20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 30/6/2016).

*Đối tượng

Là ngườiđã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ ngày 01 tháng 8 năm 1961 đến 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hóa học ở chiến trường B, C, K. Do nhiễm chất độc hóa học dẫn đến một trong các trường hợp bệnh tật sau:

Suy giảm khả năng lao động từ 21% trở lên; Vô sinh;

Sinh con dị dạng, dị tật * Hồ sơ.

+ Giấy giới thiệu của Sở LĐTB - XH theo mẫu quy định.

+ Bản tóm tắt bệnh án Điều trị nội trú của bệnh viện công lập từ tuyến huyện trở lên.

+ Bản tóm tắt q trình Điều trị ngoại trú của bệnh viện công lập từ tuyến huyện trở lên hoặc Bản tóm tắt q trình Điều trị ngoại trú của Phòng khám Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Các giấy tờ trên do Thủ trưởng đơn vị hoặc người được ủy quyền ký tên, đóng dấu của đơn vị và được Sở LĐTBXH sao và xác nhận.

2.2.1.3.Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị phơi nhiễm chất độc hóa học(TT20/2016/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 30/6/2016).

+ Giấy giới thiệu của Sở LĐTBXH theo mẫu.

+ Bản tóm tắt bệnh án Điều trị nội trú của bệnh viện công lập từ tuyến huyện trở lên theo mẫu.

+ Bản tóm tắt q trình Điều trị ngoại trú của bệnh viện công lập từ tuyến huyện trở lên theo mẫu.

+ Giấy xác nhận dị dạng, dị tật bẩm sinh của các cơ sở y tế công lập từ tuyến xã, phường, thị trấn trở lên theo mẫu.

Các giấy tờ trên do Thủ trưởng đơn vị hoặc người được ủy quyền ký tên, đóng dấu của đơn vị và được Sở LĐTBXH sao và xác nhận.

2.2.1.4.Tai nạn lao động ( TT26/2017/TT- BLĐTBXH ngày 20/09/2017)

* Đối tượng:

Người lao động bị tai nạn trong các trường hợp được xác định là tai nạn lao động, hoặc người bị tai nạn lao động hưởng trợ cấp 1 lần (gồm người đang làm việc; người đã nghỉ việc) và người bị tai nạn lao động hưởng trợ cấp hàng tháng khi vết thương cũ tái phát.

*Hồ sơ

- Giám định lần đầu

+ Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động.

+ Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định hiện hành (bản chính hoặc bản sao)

+ Giấy chứng nhận thương tích do cơ sở y tế (nơi đã cấp cứu, điều trị cho người lao động) cấp theo quy định của Bộ Y tế ( bản chính hoặc bản sao)

+ Giấy ra viện theo quy định của Bộ Y tế hoặc tóm tắt bệnh án. Trường hợp người lao động không nằm điều trị nội trú thì phải có giấy tờ về khám, điều trị thương tật.

- Giám định tái phát +Giấy đề nghị giám định.

+ Tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc Giấy ra viện ghi rõ tổn thương tái phát. + Biên bản giám định y khoa lần gần nhất.

+ Một trong các giấy tờ sau có ảnh: Chứng minh nhân dân; Căn cước cơng dân; Hộ chiếu.

2.2.1.5 Bệnh nghề nghiệp( TT26/2017/TT- BLĐTBXH ngày 20/09/2017)

* Đối tượng

Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động đối với người lao động.

* Hồ sơ

- Giám định lần đầu.

+ Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động. + Hồ sơbệnh nghề nghiệp (bản chính hoặc bản sao)

+ Bản tóm tắt hồ sơ bệnh án điều trị bệnh nghề nghiệp (nếu có). - Giám định tái phát.

+ Giấy đề nghị khám giám định.

+Hồ sơ bệnh nghề nghiệp (bản chính hoặc bản sao)

+Tóm tắt hồ sơ bệnh án hoặc Giấy ra viện ghi rõ tổn thương tái phát. + Biên bản giám định y khoa lần gần nhất (Bản chính hoặc Bản sao) + Một trong các giấy tờ sau có ảnh: Chứng minh nhân dân; Căn cước cơng dân; Hộ chiếu.

2.2.1.6 Hưu trí, thân nhân người lao động (TT 56/2017/TT - BYT ngày 29/12/2017)

*Đối tượng giám định y khoa để nghỉ hưu trước tuổi.

Điều 55 Luật BHXH 2014, quy định điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động như sau: Người lao động khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các đối tượng trong phạm vi điều chỉnh trong trường hợp sau đây:

Từ ngày 1/1/2016 nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

* Hồ sơ

+ Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động theo mẫu đối với người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc giấy đề nghị khám giám định theo mẫu đối với người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc người lao động đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hàng tháng;

+Một trong các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật sau: Tóm tắt hồ sơ bệnh án, giấy xác nhận khuyết tật, giấy ra viện, sổ khám bệnh, bản sao hồ sơ bệnh nghề nghiệp, biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động đối với

người đã được khám giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động (bản chính hoặc bản sao)

+ Một trong các giấy tờ sau có ảnh: Chứng minh nhân dân; Căn cước cơng dân; Hộ chiếu.

* Đối tượng thân nhân người lao động

Người đề nghị khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để hưởng chế độ tử tuất là thân nhân của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội .

*Hồ sơ

+ Giấy đề nghị khám giám định theo mẫu.

+Một hoặc các giấy tờ khám, điều trị bệnh, tật sau: Tóm tắt hồ sơ bệnh án, giấy xác nhận khuyết tật, giấy ra viện, sổ khám bệnh, biên bản giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động đối với người đã được khám giám định bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động.

+ Một trong các giấy tờ sau có ảnh: Chứng minh nhân dân; Căn cước cơng dân; Hộ chiếu.

2.2.1.7. Người Khuyết tật (TT01/2019/TT GĐYK-BLĐTBXH ngày 02/01/2019)

* Đối tượng

Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.

* Hồ sơ

+ Giấy giới thiệu của Ủy ban nhân dân xã nơi đối tượng cư trú đề nghị khám giám định khuyết tật, có dán ảnh của đối tượng và đóng dấu giáp lai.

+ Biên bản họp của Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, trong biên bản ghi rõ Hội đồng xác định mức độ khuyết tật không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật (bản sao).

+ Trường hợp đối tượng sống ở Trung tâm ni dưỡng phải có giấy xác nhận, trong giấy xác nhận ghi rõ họ tên, tuổi, dán ảnh đối tượng, đóng dấu giáp lai của Trung tâm và Trung tâm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc xác nhận đó.

+ Bản sao các giấy tờ khám bệnh, chữa bệnh, tật: Giấy ra viện, giấy phẫu thuật và các giấy tờ liên quan khác.

+ Biên bản xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng Giám định y khoa lần gần nhất (nếu có).

2.2.1.8 Khám theo yêu cầu (TT03/2014/TT-BYT ngày 20/01/2014)

*Đối tượng

Cặp vợ chồng có con mắc 1 trong 158 dị tật, bệnh hiểm nghèo tại thông tư 03/2014/TT – BYT ngày 20/1/82014 khơng mang tính di truyền để xác định cặp vợ chồng sinh con thứ ba không vi phạm quy định sinh một hoặc hai con.

* Hồ sơ

+ Giấy giới thiệu của người sử dụng lao động hoặc địa phương nơi đối tượng cư trú.

+ Giấy đề nghị giám định bệnh, tật. + Tóm tắt hồ sơ khám bệnh, chữa bệnh.

+ Bản sao các giấy tờ có chứng thực sau:Hồ sơ, bệnh án, giấy ra viện (nếu có);Quyết định hưởng trợ cấp (nếu có);Giấy kết hôn của bố, mẹ; Giấy chứng sinh hoặc Giấy khai sinh;Hộ khẩu gia đình;Học bạ, bằng tốt nghiệp, giấy chứng nhận đang học và kết quả học tập (nếu là học sinh); Bản chính Chứng minh nhân dân để đối chiếu (nếu có).

Một phần của tài liệu Luận văn quản lý nhà nước về công tác giám định y khoa (Trang 49 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w