Kiểm soát toàn vẹn ngữ nghĩa phân tán

Một phần của tài liệu Giáo trình Cơ sở dữ liệu phân tán (Trang 73 - 74)

KIỂM SOÁT DỮ LIỆU NGỮ NGHĨA

6.3.2. Kiểm soát toàn vẹn ngữ nghĩa phân tán

Định nghĩa: Mỗi phán đoán là một lượng từ hoá vấn tin, nó nhận giá trị đúng hoặc sai khi tác động vào các bộ trong tích Descartes của các quan hệ được xác định bởi các biến bộ. Do các phán đoán liên quan đến dữ liệu lưu ở nhiều vị trí khác nhau, nên khi lưu trữ cần xem xét các vị trí để giảm chi phí thẩm tra toàn vẹn.

Định nghĩa một phán đoán toàn vẹn có thể bắt đầu tại một trong các vị trí có lưu các quan hệ có mặt trong phán đoán. Vì cơ sở dữ liệu được phân mảnh, do đó một phán đoán toàn vẹn trở thành một thao tác phân tán và được thực hiện theo hai bước. Bước 1, biến đổi các phán đoán ở cấp cao thành các phán đoán biên dịch. Bước 2, lưu các phán đoán biên dịch tuỳ theo lớp, các lớp phán đoán gồm:

i. Lớp phán đoán riêng: Là các phán đoán đơn biến và đơn quan hệ. Chúng chỉ đề cập đến các bộ được cập nhật, độc lập với phần còn lại của CSDL.

Ví dụ 6.3.1 – 5: Ràng buộc miền CHECK ON PROJ (BUDGET≥500000 AND BUDGET ≤ 1000000) là một phán đoán riêng.

Định nghĩa phán đoán riêng được gửi đến tất cả vị trí lưu các mảnh của quan hệ có mặt trong phán đoán. Các phán đoán phải tương thích với vị trí phân mảnh ở hai cấp: cấp vị trí và cấp dữ liệu. Phán đoán C xem là không tương thích với vị trí phân mảnh P, nếu C đúng suy ra p sai. Khi đó p’ đoán C bị loại bỏ toàn cục. Nếu có tương thiết, thì phán đoán C sẽ được lưu lại tại mọi vị trí.

Chú ý, việc thẩm tra tính tương thích được thực hiện cho các phán đoán biên dịch kiểu cập nhật chèn.

Ví dụ 6.3.2 – 1:

Giả sử quan hệ EMP được phân mảnh ngang bởi 3 vị trí: P1: 0 ≤ ENO ≤ “E3”

P2: “E3” ≤ ENO ≤ “E6” P3: ENO > “E6”

Và cho phán đoán miền biến thiên c: ENO < “E4” thì phán đoán C tương thích với P1 vài nếu C: ENO < “E4” thì trong miền đó P1 đúng, c cũng tương thích.

với P2 vài nếu C: ENO < “E4” thì trong miền đó P2 chưa chắc sai. Nhưng rõ ràng là P3 sai (vì ENO > “E6”) nên phán đoán c không tương thiết với P3 khi đó c bị loại bỏ và EMP không thoả mãn phán đoán c.

ii. Lớp phán đoán tập hợp: Phán đoán hướng tập hợp bao gồm các ràng buộc đa biến đơn quan hệ (như phụ thuộc hàm ở ví dụ 6.3.1 – 4 mã số nhân viên xác định hàm nhân viên là:

ENO IN EMP DETEMINES ENAME)

Và đa biến đa quan hệ nhưng ràng buộc khoá ngoại ở ví đụ 6.3.1 – 3: Mã số PNO dự án trong quan hệ ASG là khoá ngoại tương ứng với khoá chính PNO của hệ PROJ. Nối cách khác là một dự án được tham chiếu trong quan hệ ASG phải tồn tại trong quan hệ PROJ.

Mặc dù vị trí phán đoán có thể thuộc loại đa quan hệ, nhưng phán đoán biên lại chỉ liên kết với một quan hệ. Vì thế định nghĩa phán đoán, có thể được gửi đến tát cả các vị trí có chứa các mảnh được các biến trong vị trí tham chiếu

CHƯƠNG IV

Một phần của tài liệu Giáo trình Cơ sở dữ liệu phân tán (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w