Kiểm tra tính đúng đắn việc phân mảnh như thế nào? (Các quy tắckiểm tra) Khi xem xét quá trình chuẩn hoá chúng ta đã đề cập đến một số quy tắc để đảm bảo

Một phần của tài liệu Giáo trình Cơ sở dữ liệu phân tán (Trang 27 - 28)

Hình 2.4a Mảnh ngang PROJH1 lưu các thôngtin về các dự án có ngân sách dưới 200,000 USD

2.2.4.Kiểm tra tính đúng đắn việc phân mảnh như thế nào? (Các quy tắckiểm tra) Khi xem xét quá trình chuẩn hoá chúng ta đã đề cập đến một số quy tắc để đảm bảo

Khi xem xét quá trình chuẩn hoá chúng ta đã đề cập đến một số quy tắc để đảm bảo được tính nhất quán của CSDL. Điều quan trọng cần nhận ra là điểm giống nhau giữa việc phân mảnh dữ liệu trong trường hợp phân tán (đặc biệt là phân mảnh dọc) và việc chuẩn hoá các quan hệ. Do vậy chứng ta có thể định nghĩa các quy tắc phân mảnh tương tự như các nguyên lý chuẩn hoá.

Chúng ta sẽ tuân thủ ba quy tắc trong khi phân mảnh mà chúng bảo đảm rằng CSDL sẽ không có thay đổi nào về ngữ nghĩa khi phân mảnh.

(1) Tính đầy đủ (completeness). Nếu một thẻ hiện quan hệ đượ phân rã thành các mảnh R1, R2…..Rn, thì mỗi mực dữ liệu có thể gặp trong R cũng có thể gặp trong một hay nhiều mảnh R1. Đặc tính này, giống như tính chất phân rã nối không mất

trong chuẩn hoá chúng quan trọng trong phân mảnh bởi vì nó đảm bảo rằng dữ liệu trong quan hệ R được ánh xạ vào các mảnh và không bị mất. Chú ý rằng trong trường hợp phân mảnh ngang, “mục dữ liệu” muốn nói đến một bộ, còn trong trường hợp phân mảnh dọc, nó muốn nói đến một thuộc tính.

(2) Tính tái thiết được (Reconstruction). Nếu một quan hệ R được phân rã thành các mảnh R1,R2….Rn, thì cần phải định nghĩa một toán tử quan hệ ∇ sao cho.

R = ∇Ri, ∀Ri ∈ FR

Toán tử ∇ thay đổi tuỳ theo từng loại phân mảnh; tuy nhiên điều quan trọng là phải xác định được nó. Khả năng tái thiết mối quan hệ từ các mảnh của nó bảo đảm rằng các ràng buộc được định nghĩa trên dữ liệu dưới dạng các phụ thuộc sẽ được đảm bảo. (3) Tính tách biệt (disjointness). Nếu quan hệ R được phân rã ngang thành các mảnh R1,R2….Rn, và mục dữ liệu di đã nằm trong các mảnh Rj, thì nó sẽ không nằm trong một mảnh Rk khác (k ≠ j) tiêu chuẩn này bảo đảm rằng các mảnh ngang sẽ tách biệt (rời nhau). Nếu quan hệ được phân rã dọc, tính tách biệt chỉ được định nghĩa trên các trường không phải là khoá chính của một quan hệ.

Một phần của tài liệu Giáo trình Cơ sở dữ liệu phân tán (Trang 27 - 28)