Thay đổi thợ, công cụ, đơn vị đo lƣờng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Biến đổi nhà cửa của người Thái Đen ở xã Bình Sơn từ khi đổi mới đến nay (Trang 81 - 84)

4 .Tổng quan tài liệu nghiên cứu

9. Bố cục luận văn

2.2.3. Thay đổi thợ, công cụ, đơn vị đo lƣờng

Khơng chỉ có xu hƣớng thay đổi về ngun vật liệu xây dựng mà đội ngũ thợ cũng nhƣ mối quan hệ giữa chủ nhà và thợ cũng có sự thay đổi so với trƣớc. Trƣớc đây, ngƣời Thái Đen chƣa có đội thợ làm nhà chuyên nghiệp, mọi ngƣời trong thôn/ bản thƣờng đến giúp nhau trong q trình làm nhà. Họ

76

khơng chỉ giúp ngày công lao động mà con giúp cả về nguyên vật liệu, lƣơng thực, thực phẩm, rƣợu hoặc tiền mặt. Ông Hà Thọ Hoan chia sẻ: “Trước đây,

khi gia đình nào muốn dựng nhà, họ đến từng nhà thơng báo và nhờ bà con

hàng xóm, anh em đến phụ giúp gia đình làm nhà. Mỗi người phụ giúp một

cơng việc khác nhau. Phụ nữ thì phụ giúp đi cắt cỏ gianh về đan phên tranh để lợp mái nhà; đàn ơng thì giúp chặt gỗ, đẽo cột, dựng nhà. Những người

khéo tay, có kinh nghiệm và kĩ thuật dựng nhà thì đến giúp gia chủ đục đẽo.

Chủ nhà thường nấu cơm ngày cho những người đến phụ giúp và sau này, gia

đình họ làm nhà thì mình lại đi làm trả công lại cho họ”(ông Hà Thọ Hoan,

65 tuổi, thôn Thon, pv, ngày 20/12/2015).

Trong giai đoạn hiện nay, hầu hết các ngôi nhà xây trong các thôn/ bản của ngƣời Thái Đen ở xã Bình Sơn là sản phẩm của 2 đối tƣợng chính: (1) Nhóm thợ ngƣời Kinh, di cƣ theo chƣơng trình 327 xây dựng và phát triển vùng kinh tế mới phía Tây Triệu Sơn vào những năm 1990 trở đi, họ đã có thời gian dài cƣ trú ở xã Bình Sơn. (2) Nhóm thợ ngƣời Kinh ở một số xã lân cận trong huyện nhƣ: Thọ Bình, Thọ Sơn, Thọ Tiến, Nhƣ Xuân, họ lên khu vực này để làm nhà thuê. Bác Hà Văn Quyên cho biết: “Bây giờ xây nhà

nhanh, đơn giản và đỡ vất vả hơn trước nhiều. Trước đây, dựng nhà phải đi

nhờ anh em, hàng xóm đến giúp và phải đi làm trả cơng. Người ta đến giúp

mình dựng nhà thì phải lo cơm ngày ăn 3 bữa, chè nước đầy đủ, nấu nướng

phục vụ vất vả lắm. Bây giờ thì đơn giản hơn nhiều, chỉ cần có tiền, nguyên

liệu thì trở đến tận nơi. Thợ thì khốn trắng, chỉ có hơm đầu xây nhà (khởi

công) và hôm cuối (hồi công thợ), chủ nhà làm một bữa cơm thịnh soạn để

mời đội thợ, cịn tiền cơng thì thanh tốn theo khốn trọn gói dựa trên tính

theo cơng nhật. Tùy vào mối quan hệ và tiếp đón ăn uống của gia chủ mà đội

thợ giúp gia chủ 1-2 ngày công để gia chủ“lấy khước” làm ăn mát mẻ, may mắn” (ông Hà Văn Quyên, 55 tuổi, phỏng vấn 25/3/2016).

Đội ngũ thợ làm nhà thay đổi nên những công cụ sử dụng trong quá trình xây dựng, đơn vị đo lƣờng, kỹ thuật dựng nhà hiện nay cũng đã có nhiều biến đổi so với trƣớc. Trƣớc đây, ngƣời Thái Đen thƣờng dùng khửu tay, gang tay, sải tay để đo kích thƣớc chiều dài, chiều rộng, chiều cao của cột nhà, vì

77

kèo... Dựa vào các đơn vị đo lƣờng đó, ngƣời thợ có thể tính tốn, đo đạc đƣợc kích thƣớc của các kiện gỗ nhằm thiết kế đƣợc khẩu độ của các vì kèo, cột cái, cột quân.

Vào thời điểm hiện nay, để đo đạc chính xác kích thƣớc, chiều dài, chiều rộng, độ cao của từng bộ phận ngôi nhà, ngƣời thợ đã sử dụng thƣớc mét bán sẵn ở ngoài thị trƣờng để đo. Thƣớc đo trong xây dựng tƣơng đối đa dạng (thƣớc vuông, thƣớc dây, thƣớc mét, thƣớc tầm….), trong đó, thƣớc mét đƣợc sử dụng phổ biến, chiếm vị trí tuyệt đối cùng với những ƣu điểm vƣợt trội. Thƣớc tầm (sào mực) là một trong những dụng cụ đo lƣờng không thể thiếu của ngƣời thợ mộc, thợ xây. Thƣớc tầm đƣợc làm bởi nữa thân cây luồng dài, thẳng, không bị cụt ngọn; không bị sâu, sau đó đƣợc gọt đẽo cho thẳng và trên thƣớc có những mốc đánh dấu bằng bút chì để xác định chiều dài, chiều rộng của bộ khung nhà và gian nhà. Khi làm nhà xong, ông thợ cả thƣờng giao thƣớc tầm cho chủ nhà và nó đƣợc đặt lên trên hai xà ngang của gian giữa ngôi nhà. Bên cạnh thƣớc tầm (sào mực), ngƣời thợ còn sử dụng thƣớc dây để đo chiều dài của cột, xà, chiều dài của bức tƣờng và dùng để lấy độ thẳng trong quá trình xây dựng nhà.

Nhƣ vậy, rõ ràng cách đo lƣờng chiều rộng, chiều dài và chiều cao của thƣớc tây sẽ thuận tiện và có độ chính xác cao hơn là cách sử dụng đo lƣờng truyền thống bằng gang tay, cánh tay và khuỷu tay. Điều nay cho ta thấy, sự vƣợt trội và tính ƣu việt của yếu tố văn hóa mới mà chỉ tính riêng trong lĩnh vực đo lƣờng liên quan đến xây dựng của ngƣời Thái Đen ở xã Bình Sơn so với trƣớc đây.

Bộ đồ nghề, công cụ làm nhà trong giai đoạn hiện nay tƣơng đối đa dạng, với tính chun mơn hóa cao, nó đƣợc thay thế cho những cơng cụ đa năng (rìu, dao, cuốc, đục…) trong quá trình tạo dựng nhà sàn truyền thống. Việc xuất hiện nhóm thợ ngƣời Kinh di cƣ từ khu vực miền xuôi lên miền núi xây dựng vùng kinh tế mới và nhóm thợ xây dựng từ một số xã lân cận cũng

78

lên khu vực xã Bình Sơn để dựng nhà thuê. Những thợ ngƣời Kinh lên Bình Sơn cƣ trú, sinh sống và làm nhà thuê đã mang theo bộ cung cụ làm nhà tƣơng đối đa dạng và chuyên dụng.

Đối với những ngƣời làm nghề thợ mộc, công cụ không thể thiếu đó là các loại cƣa, đục, bào, thƣớc… Với những ngƣời thợ xây, họ cũng có các loại thƣớc đo, chiếc bay, bàn xoa; trong đó chiếc bay dùng để xây những bức tƣờng gạch, còn chiếc bàn xoa để xoa phẳng mịn mặt tƣờng. Để đo chiều cao của bức tƣờng, ngƣời thợ xây dùng thƣớc và con rọi để dóng trong q trình xây dựng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Biến đổi nhà cửa của người Thái Đen ở xã Bình Sơn từ khi đổi mới đến nay (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)