Thay đổi mặt bằng sinh hoạt trong ngôi nhà

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Biến đổi nhà cửa của người Thái Đen ở xã Bình Sơn từ khi đổi mới đến nay (Trang 86 - 88)

4 .Tổng quan tài liệu nghiên cứu

9. Bố cục luận văn

2.2.5. Thay đổi mặt bằng sinh hoạt trong ngôi nhà

Mặt bằng sinh hoạt và cách phân bố sử dụng không gian trong ngôi nhà của ngƣời Thái Đen hiện nay có nhiều biến đổi. Trƣớc đây, với loại hình nhà sàn truyền thống, không gian sinh hoạt của gia đình đều diễn ra trên mặt sàn nhà. Ngơi nhà đƣợc chia thành các gian và ranh giới của mỗi gian đƣợc phân định bằng những hàng cột nhà. Với gian buồng ngủ của vợ chồng chủ nhà và của nữ giới sẽ đƣợc dựng bởi những tấm phên vách đan bằng nứa hoặc ván gỗ; cịn khơng gian tiếp khách và noi ngủ của nam giới thƣờng để thơng thống chứ không ngăn vách giống nhƣ gian buồng ngủ của chủ nhà.

Khi chuyển sang loại hình nhà xây (nhà trệt) thì cách phân bố và sử dụng khơng gian trong ngơi nhà cũng có sự thay đổi. Với loại hình nhà xây, ngƣời Thái Đen thƣờng xây dựng nhà ba gian hoặc 5 gian mái lợp ngói hoặc lợp tơn hay đổ trần bằng bê tong, cốt thép. Đối với loại hình nhà xây 3 gian, ngôi nhà đƣợc xây dựng thiết kế theo hai kiểu phổ biến: 3 gian thƣờng thông nhau và kiểu nhà có 2 gian thơng nhau với một gian buồng đƣợc xây quay kín hoặc một gian lồi ở phía trƣớc hiên nhà. Còn đối với nhà xây 5 gian, họ thƣờng làm 4 gian chính để thơng nhau với 1 gian buồng hoặc 3 gian chính để thơng nhau với 2 gian buồng.

Cách bố trí mặt bằng sinh hoạt và đồ dùng gia dụng sinh hoạt trong ngôi nhà của ngƣời Thái Đen xã Bình Sơn hiện nay cũng có sự khác biệt so với nhà ở truyền thống, đó là: sự xuất hiện của gian làm buồng, có tƣờng ngăn khơng gian phía bên ngồi với khơng gian buồng bên trong. Kích thƣớc của gian buồng thƣờng đƣợc làm dài, rộng hơn so với hai gian chính khoảng vài chục centimet và chiều dài của gian buồng kéo hết đến tận hiên nhà. Trong buồng kê giƣờng ngủ của vợ chồng chủ nhà và là nơi cất giữ đồ đạc của các nhân. Những gia đình có con trai lớn xây dựng gia đình, ngƣời ta thƣờng dành gian buồng làm buồng ngủ cho đôi vợ chồng trẻ.

Gian chính giữa của ngơi nhà thƣờng kê bộ bàn ghế để tiếp khách và kê tủ kính để một số đồ trang trí và đựng một số vật dụng sinh hoạt của gia đình.

81

Ở gian chính giữa của ngơi nhà ngƣời Thái Đen thƣờng đƣợc đặt bàn thờ tổ tiên. Bàn thờ tổ tiên của ngƣời Thái Đen ở xã Bình Sơn đƣợc tạo tác khá đơn giản, thƣờng làm bằng ván gỗ và đóng gá vào vách tƣờng, phía trên mặt bàn thờ đặt bát hƣơng cùng với chén hoặc bát nƣớc mỗi khi thắp hƣơng cúng tổ tiên. Một số gia đình họ thƣờng tận dụng khơng gian trên mặt tủ để đặt bát hƣơng lên trên đó để thay cho bàn thờ. Vào dịp lễ tết, giỗ chạp hay có cơng việc đại sự, chủ nhà, con cháu thƣờng thắp hƣơng cúng tổ tiên.

Gian thứ hai, cạnh với gian chính (giữa) của ngơi nhà. Gian này, ngƣời ta kê một cái giƣờng ngủ. Đây là nơi ngủ của các thành viên nam trong gia đình và chỗ ngủ dành cho khách khi đến chơi nhà. Cùng ở trong gian nhà này, ngƣời Thái Đen còn để một số vật dụng sinh hoạt khác của gia đình nhƣ: tủ đứng/ tủ ly, tủ lạnh, ti vi, đài, xe đạp hoặc xe máy. Trong ngôi nhà của ngƣời Thái đã xuất hiện nhiều vật dụng sinh hoạt hiện đại và đắt tiền.

Ngôi nhà sàn truyền thống là nơi diễn ra mọi sinh hoạt của gia đinh từ ăn, ngủ nghỉ, nấu nƣớng đến việc tổ chức các nghi lễ liên quan đến quá trình trƣởng thành của con ngƣời (sinh đẻ, cƣới xin, tang ma). Khi chuyển sang loại hình nhà ở mới, thiết kế kiến trúc của ngơi nhà đã có sự thay đổi.

Xu hƣớng biến đổi rõ rệt nhất là sự tách không gian bếp ra khỏi ngôi nhà. Bếp trƣớc đây thƣờng để trên nhà sàn và thƣờng đặt ở gian đầu tiên hoặc gian chính giữa của ngôi nhà. Tùy thuộc vào số lƣợng gian của ngôi nhà mà bố trí số lƣợng bếp và chỗ đặt bếp lửa cho phù hợp. Bếp đun là nơi nấu ăn, sƣởi ấm, quây quần trò chuyện của các thành viên trong gia đình. Ngày nay, khi chuyển sang loại hình nhà xây, khơng gian bếp đƣợc tách khỏi ngơi nhà chính và đƣợc xây tách thành một cơng trình riêng biệt. Bếp khơng chỉ có chức năng đun nấu mà còn là nơi để các vật dụng gia dụng dùng trong nấu ăn (xoong, nồi, dao,

thớt, trạn bát, củi đốt…). Tuy nhiên, phía trên bếp đun, ngƣời Thái Đen vẫn cịn duy trì và làm gác bếp bằng khung tre để đặt một số vật dụng, nhƣ đan lát, các hạt giống cây trồng, nguyên liệu đan và đồ dùng mây tre đan để tránh bị hƣ hỏng.

82

Trƣớc đây, bếp đun của ngƣời Thái Đen thƣờng dùng 3 hịn đá kê hoặc đặt ba ơng đầu rau đƣợc làm bằng đất nung để đun nâu. Trong quan niệm của ngƣời Thái, bếp đun không chỉ để nấu ăn mà còn là nơi thờ cúng thần bếp. Ngày nay, bếp đun của ngƣời Thái đã chuyển sang dùng bếp kiềng đun; nhiều gia đình đã sử dụng bép ga, bếp từ trong đun nấu thay cho bếp đun bằng củi. Tuy nhiên, quan niệm thờ thần bếp và những kiêng kị đối với bếp vẫn đƣợc ngƣời Thái bảo lƣu, duy trì và truyền lại cho các thế hệ sau này đƣợc biết, đó là khơng đƣợc nhổ nƣớc bọt vào bếp đun, cầm thanh củi gõ lên bếp kiêng...

Cùng với việc tách khơng gian bếp ra khỏi ngơi nhà chính, thì khu vực chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm cũng đƣợc tách ra xa khu vực nhà ở. Ngƣời Thái Đen ở xã Bình Sơn thƣờng làm chuồng gia súc ở phía sau ngơi nhà. Để tránh trâu/ bị đi qua sân hoặc vƣờn, ngƣời Thái thƣờng mở một con đƣờng mịn ở phía đầu hồi nhà để rắc trâu/bò đi ra cổng mỗi lần đi chăn dắt hay đi cày kéo. Tùy thuộc vào địa hình, thế đất, một số gia đình dựng chuồng gia súc ở gần phía cổng chính để tiện cho việc lấy phần chuồng từ chăn ni gia súc mang bón ruộng. Trong chuồng có sàn gác dùng để rơm rạ dự trữ cho trâu bị ăn vào mùa đơng hoặc cất các nơng cụ (cuốc, xẻng, quang gánh, cày, bừa).

Trong giai đoạn hiện nay, chăn nuôi gia súc, gia cầm ở các hộ gia đình ngƣời Thái khá phát triển. Họ thƣờng xây dựng tƣờng bao xung quanh khu vực vƣờn nhà để nhốt và chăn thả gia cầm (gà, vịt). Trên một diện tích xác định, trong mỗi khn viên, mỗi gia đình đều dựng khn viên nhà, bao gồm: cổng, vƣờn, sân, nhà ở, chuồng chăn nuôi gia súc, gia cầm và bếp đun, giếng khơi, nhà vệ sinh, vƣờn rau…; một số gia đình cịn thêm ao thả cá hay trồng cây ăn quả ở trong vƣờn nhà.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Biến đổi nhà cửa của người Thái Đen ở xã Bình Sơn từ khi đổi mới đến nay (Trang 86 - 88)