Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH TRỒNG BỜI LỜI ĐỎ(Litsea glutinosa Roxb) TẠI MỘT SỐ HUYỆN Ở GIA LAI (Trang 26 - 27)

Nằm ở bắc Tây nguyên, tỉnh Gia Lai cĩ 2 mùa khí hậu rõ rệt là mùa khơ và mùa mưa. Tuy nhiên do cĩ giải Trường Sơn chạy theo hướng bắc – nam chia tỉnh thành 2 vùng sinh thái rõ rệt là phía đơng và phía tây trường sơn. Vùng phía đơng Trường sơn với đất đai chủ yếu là đất cát pha, đất phù sa cổ; độ cao chủ yếu từ 250-500m; mùa mưa từ tháng 6-12; độ cao thấp dần từ bắc xuống nam Vùng phía tây trường sơn với đất đai chủ yếu là đất đỏ bazan; độ cao chủ yếu từ 400 – 700m; độ cao thấp dần từ đơng sang tây; mùa mưa từ tháng 4-10. Các huyện trong phạm vi nghiên cứu đều nằm trong vùng Tây Trường Sơn. Theo nghiên cứu khí tượng thủy văn của khu vực nghiên cứu với số liệu của Trạm khí tượng thủy văn tại Tp. Pleiku là đại diện cho khu vực khí hậu của vùng Tây Trường Sơn thì khí hậu, thủy văn của khu vực này như sau:

- Khí hậu: Khu vực nghiên cứu nằm trong tiểu vùng khí hậu cĩ nhiệt độ trung bình tháng nĩng nhất là tháng 5 đạt 24,50C, tháng lạnh nhất là tháng 12 nhưng khơng dưới 19,20C, biên độ nhiệt năm 5,30C.

- Lượng mưa trung bình năm ở đây thường đạt 2.200mm và phân bố khơng đều trong năm. Mùa khơ khá khắc nghiệt với 4 tháng (tháng 1, 2, 3, và 12) với lượng mưa khơng quá 10mm/tháng gây nên thiếu nước. Giĩ thịnh hành trong khu vực là Đơng - Đơng Bắc trong mùa khơ và Tây - Tây Nam trong mùa mưa, điều này cũng ảnh hưởng đến quá trình mất ẩm, mất màu của đất trong mùa khơ và sinh trưởng của cây trồng.

- Độ ẩm khơng khí trung bình năm 83,5%, trong đĩ tháng cao nhất là tháng 8, tháng 9 với độ ẩm trên 90% và tháng thấp nhất là tháng 3, tháng 4 với độ ẩm chỉ đạt 75%.

- Địa hình, đất đai: Đất đai trong khu vực nghiên cứu chủ yếu là gồm cĩ các loại đất chính là: Đất nâu đỏ trên bazan; đất xám bạc màu trên đá granit,

phân bổ chủ yếu trên sườn đồi, rừng nghèo kiệt; đất vàng đỏ trên granit, phân bổ trên núi cao; pH đất biến động từ 5,5 – 6,7.

Nhìn chung điều kiện tự nhiên của các huyện đặt địa điểm nghiên cứu đều cĩ điều kiện sinh thái phù hợp cho sự phát triển của các lồi cây thuộc phạm vi nghiên cứu

Hình 2. 4: Khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ SINH TRƯỞNG VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MỘT SỐ MÔ HÌNH TRỒNG BỜI LỜI ĐỎ(Litsea glutinosa Roxb) TẠI MỘT SỐ HUYỆN Ở GIA LAI (Trang 26 - 27)