Ðổi mới tồn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bƣớc đi, hình thức và cách làm phù hợp

Một phần của tài liệu de cƣong on tap mon lich su da (Trang 29 - 31)

- Bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người Xây dựng Đảng và đội ngũ cán bộ ngang tầm với nhiệm vụ và yêu cầu của cuộc kháng chiến Thắng lợi của cuộc

2- Ðổi mới tồn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bƣớc đi, hình thức và cách làm phù hợp

chủ quan duy ý chí trong nhận thức và hành động.

Trong những năm đổi mới, Ðảng ta ngày càng nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn vai trị, vị trí và nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh, đã tổ chức nhiều hoạt động nhằm nghiên cứu, học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Việc Cương lĩnh năm 1991 của Ðảng đưa tư tưởng Hồ Chí Minh vào nền tảng tư tưởng của Ðảng là một bước tiến mới trong tư duy lý luận của Ðảng. Trong nền tảng tư tưởng của Ðảng ta, tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ nghĩa Mác - Lê-nin là một thể thống nhất. Do đó, khơng được đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lê-nin vì làm như vậy tức là đã phủ nhận mối liên hệ nội tại cả về lịch sử và lơ-gíc của tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lê-nin.

Thực tiễn cách mạng nước ta từ khi có Ðảng nhất là trong 27 năm đổi mới đã khẳng định, chứng minh giá trị, sức sống của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Thắng lợi của cơng cuộc đổi mới cũng là thắng lợi của chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh ở Việt Nam. Trung thành và vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là những điều kiện bảo đảm cho thắng lợi sắp tới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong bối cảnh mới vô cùng phức tạp của tình hình thế giới.

2- Ðổi mới tồn diện, đồng bộ, có kế thừa, có bƣớc đi, hình thức và cách làm phù hợp phù hợp

Thực tiễn cải cách, cải tổ ở các nước xã hội chủ nghĩa đã cho thấy nếu xác định đúng mục tiêu song không xác định đúng phương thức tiến hành, cách làm, lộ trình và bước đi phù hợp thì cũng khơng thể thành công.

30 Ðối với Ðảng ta, đổi mới là một sự nghiệp có tính chất cách mạng sâu sắc, toàn diện, tác động đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, đến mọi cấp, mọi ngành, mọi người, do đó phải đổi mới tồn diện từ nhận thức, tư tưởng đến hoạt động thực tiễn; từ kinh tế, chính trị, quan hệ đối ngoại đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội; từ hoạt động lãnh đạo của Ðảng, quản lý của Nhà nước đến hoạt động trong từng bộ phận của hệ thống chính trị; từ hoạt động của cấp Trung ương đến hoạt động của cấp địa phương và cơ sở.

Ðổi mới toàn diện phải tiến hành đồng bộ trên tất cả các mặt, các bộ phận, các khâu của đời sống xã hội, để tạo điều kiện cho chúng phát huy vai trò nhân-quả của nhau, thúc đẩy nhau cùng đổi mới, làm cho toàn bộ cơ thể xã hội chuyển động.

Tuy nhiên, đổi mới tồn diện và đồng bộ khơng có nghĩa là làm đồng loạt, dàn đều, rải mành mành ra mà phải có trọng tâm, trọng điểm, có sự tính tốn cẩn thận các bước đi, hình thức, cách làm phù hợp, phải nắm lấy khâu then chốt, nắm lấy "mắt xích" chủ yếu trong mỗi thời kỳ. Ðể xác định đúng bước đi và cách làm phù hợp, điều quan trọng là phải nắm vững các mối quan hệ biện chứng chủ yếu trong đời sống xã hội, đó là quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa kinh tế và chính trị, giữa kinh tế và văn hóa - xã hội, giữa kinh tế và quốc phịng - an ninh... trong đó xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa kinh tế và chính trị, giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị có ý nghĩa cực kỳ quan trọng.

Trong những năm qua, cùng với đổi mới kinh tế và trên cơ sở đổi mới kinh tế, chúng ta đã từng bước đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị: đổi mới và chỉnh đốn Ðảng, đổi mới công tác tổ chức và cán bộ, mở rộng dân chủ trong Ðảng, đổi mới phương thức lãnh đạo của Ðảng đối với Nhà nước và xã hội; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, cải cách các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp, đổi mới hệ thống chính quyền địa phương; đổi mới hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; mở rộng và phát huy dân chủ trong xã hội, đẩy mạnh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí...

Trong q trình đổi mới, chúng ta không phủ định sạch trơn thành tựu của quá khứ, mà trân trọng và kế thừa những kinh nghiệm dựng nước và giữ nước của cha

31 ơng, những thành tựu của cách mạng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những thành quả của văn minh nhân loại, trong đó có mặt tích cực của kinh tế thị trường, những giá trị trong tư tưởng về Nhà nước pháp quyền - những thứ trước đây bị coi là riêng có của chủ nghĩa tư bản.

Ngày nay để đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới, chúng ta phải bảo đảm tốt hơn sự gắn kết, đồng bộ giữa nhiệm vụ phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Ðảng là then chốt với phát triển văn hóa - nền tảng tinh thần của xã hội. Cần đổi mới hệ thống chính trị đồng bộ hơn với đổi mới kinh tế; gắn kết chặt chẽ kinh tế với văn hóa - xã hội, tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, thực hiện tiến bộ và cơng bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; gắn kết chặt chẽ phát triển kinh tế với nhiệm vụ quốc phòng - an ninh và đối ngoại.

Một phần của tài liệu de cƣong on tap mon lich su da (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(51 trang)