- Bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người Xây dựng Đảng và đội ngũ cán bộ ngang tầm với nhiệm vụ và yêu cầu của cuộc kháng chiến Thắng lợi của cuộc
1. Khái niệm Đảng cầm quyền
Đảng cầm quyền là khái niệm chỉ thời kỳ đảng đã nắm được chính quyền và sử dụng chính quyền đó như một công cụ của giai cấp nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu chính trị của giai cấp. Đối với Đảng ta, khái niệm “Đảng cầm quyền” là để chỉ vai trị của Đảng khi Đảng đã giành được chính quyền; Đảng lãnh đạo tồn xã hội bằng chính quyền, thơng qua chính quyền và các đồn thể nhân dân.
Khái niệm “Đảng cầm quyền” lần đầu tiên được V.I.Lênin nêu ra. Sau này Hồ Chí Minh và Đảng ta đã sử dụng các thuật ngữ để nói về vai trị cầm quyền của Đảng như: Đảng giành được chính quyền, Đảng nắm chính quyền, Đảng lãnh đạo chính quyền, Đảng cầm quyền. Trong Di chúc dặn lại, Bác viết: “Đảng ta là một đảng cầm quyền”. Trong Điều lệ Đảng được Đại hội X của Đảng thông qua cũng khẳng định: “Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền”.
Ở Việt Nam, Đảng trở thành Đảng cầm quyền từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945. Sau cách mạng tháng 8, Đảng đã lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và tiếp tục lãnh đạo công cuộc xây dựng, đổi mới toàn diện đất nước, hướng tới mục tiêu đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Ở nước ta, đảng khơng chỉ lãnh đạo chính quyền mà cịn lãnh đạo cả hệ thống chính trị.
44 Nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng khi đã giành được chính quyền khác rất nhiều so với khi chưa có chính quyền.
2.1. Đặc điểm
2.1.1.Nhiệm vụ chính trị của Đảng có sự thay đổi căn bản so với thời ký trước
*Giai đoạn khi chưa có chính quyền:
- Đảng giáo dục, tuyên truyền, giác ngộ quần chúng về sứ mệnh lịch sử của giai cấp vơ sản, từ đó vận động quần chúng, tổ chức, tập hợp lực lượng cách mạng, thành lập mặt trận rộng rãi dưới sự lãnh đạo của Đảng, tiến hành đấu tranh dưới mọi hình thức
- Lãnh đạo nhân dân lật đổ chế độ cũ, giải phóng dân tộc, chính quyền thuộc về tay nhân dân.
*Giai đoạn có chính quyền
- Ổn định tình hình xã hội ngay sau khi vừa có chính quyền
-Đảng lãnh đạo nhân dân xây dựng kinh tế, văn hóa, khoa học, giáo dục…
- Đảng tổ chức quản lý đất nước, xây dựng CNXH, bảo vệ tổ quốc. trong đó việc tổ chức quản lý là một nghệ thuật đòi hỏi phải thường xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm , tiếp thu kinh nghiệm từ các nước khác và vận dụng sáng tạo vào thực tiến đất nước.
2.1.2.Đảng cầm quyền trong điều kiện đã có nhà nước XHCN
- Đảng tổ chức thiết lập nhà nước XHCN của dân, do dân, vì dân. Trong đó nhà nước mang bản chất giai cấp công nhân, là công cụ của giai cấp CN và nhân dân lao động thực hiện quyền làm chủ của mình đồng thời là cơng cụ để Đảng thực hiện sự lãnh đạo đối với tồn bộ xã hội.
45 - Khi có nhà nước những vấn đề trong nội bộ đảng, tất cả các hoạt động lãnh đạo của đảng đối với xã hội chủ yếu tập trung ở nhà nước. Nhà nước cụ thể hóa, thực hiện các quan điểm, chính sách của Đàne.
- Sự lãnh đạo của đảng là yếu tố quan trọng đảm bảo nhà nước thực sự là của dân, do dân, vì dân, là cơng cụ sắc bén của nhân dân. Do đó cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước.
- Nhà nước cần ban hành và hoàn thiện hệ thống pháp luật để Đảng, MTTQ và các đoàn thể nhân dân phát huy vai trị của mình trong giám sát và phản biện xã hội.
- Nhà nước XHCN ra đời đã mở ra những thuận lợi cho đảng phát huy mạnh mẽ vai trị lãnh đạo của mình .
2.1.3. Phương thức lãnh đạo của Đảng phải thay đổi
- Đảng cần chú trọng phương pháp lãnh đạo thơng qua nhà nước, tích cực phát huy vai trò của nhà nước.
- Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng với Nhà nước, MTTQ và các đoàn thể nhân dân
Trước khi có chính quyền, phương thức lãnh đạo của Đảng chủ yếu là các tổ chức đảng và đảng viên trực tiếp tuyên truyền, phổ biến đường lối, chủ trương đến các hội, đoàn thể, quần chúng “cốt cán”, thậm chí đến từng người dân; từ đó tổ chức nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng. Quan hệ của Đảng với nhân dân là quan hệ máu thịt; mọi sự xa rời nhân dân đều có thể dẫn đến tổn thất cho cách mạng, cho sinh mệnh của ngay bản thân tổ chức đảng và đảng viên. Trong điều kiện chưa có chính quyền, trong Đảng khơng có điều kiện để phát sinh, phát triển các tệ nạn như quan liêu, mệnh lệnh, ức hiếp quần chúng.
Khi đã có chính quyền thì chính quyền là cơng cụ mạnh mẽ, sắc bén nhất để đưa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng vào cuộc sống, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với toàn xã hội. Trong phương thức cầm quyền, ngoài cách thức
46 tuyên truyền, giáo dục, thuyết phục nhân dân, Đảng lãnh đạo chính quyền (Nhà nước) thể chế hố đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng thành Hiến pháp, pháp luật, kế hoạch… và tổ chức nhân dân thực hiện. Thực chất của Đảng cầm quyền là: Đảng lãnh đạo chính quyền và thơng qua chính quyền để nhân dân làm chủ Nhà nước, làm chủ xã hội.
2.1.4. Đảng cầm quyền lãnh đạo xây dựng cnxh và bảo vệ tổ quốc khi tình hình quốc tế có nhiều biến đổi nhanh chóng khó lường, có nhiều thuận lợi, thời cơ mới, đồng thời cũng có nhiều khó khăn, thách thức gay gắt.
- Liên Xơ Đơng Âu sụp đổ, cnxh tạm đi vào thối trào
- Chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, tôn giáo sắc tộc
- nhiều mâu thuẫn lớn của thời đại như: tăng dân số - luồng dân di cư, cạn kiệt tài nguyên, mơi trường bị hủy hoại
- Hịa bình hợp tác vẫn là xu thế lớn, song chứa đựng nhiều yếu tố bất bình đẳng
- cạnh tranh gay gắt
- Khoa học công nghệ phát triển nhu vũ bão
- Các thế lực thù địch thực hiện âm mưu diễn biến hịa bình, chiêu bài dân chủ nhân quyền
2.2. Nội dung
- Đảng đề ra cương lĩnh chính trị, chiến lược, đường lối, chính sách lớn trên các lĩnh vực kinh tế chính trị, văn hóa…
- Đảng lãnh đạo xây dựng bộ máy nhà nước trong sạch vững mạnh, đủ năng lực và hoạt động hiệu quả, thực sự là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Đảng xây dựng và củng cố đoàn thể nhân dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực.
47 - Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý độ ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ nhất là cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị.
- Đảng tiến hành kiểm tra, giám sát đối với nhà nước và các tổ chức trong hệ thống chính ttrị
2.3. Phương thức
- Bằng việc đề ra cương lĩnh chiến lược, đường lối
- Bằng giáo dục thuyết phục
- Bằng công tác tư tưởng và công tác tổ chức cán bộ
- Bằng hoạt động của đội ngũ Đảng viên và hệ thống tổ chức Đảng
- Bằng phát huy vai trò làm chủ của nhân dân trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội
3. Vì sao các Đảng Cộng sản lấy nguyên tắc tập trung, dân chủ là nguyên tắc cơ bản?Liên hệ?
3.1. tập trung dân chủ là gì
“Tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản của đảng cộng sản” có thể
giải thích gọn là ngun tắc quy định mọi cơng việc của Đảng đều phải đưa cho toàn thể đảng viên bàn bạc một cách hồn tồn dân chủ, rồi tập trung mọi ý chí và hành động của từng đảng bộ cho tới đảng viên trong toàn Đảng vào các trung tâm lãnh đạo của từng cấp. Những trung tâm đó khơng bao giờ là một cá nhân mà là một tập thể đã được toàn thể đảng viên trong đảng bộ lựa chọn và bầu cử bằng phiếu kín, khơng chịu áp lực của bất cứ thế lực nào. Trong lịch sử lâu dài của Đảng Cộng sản Việt Nam, chưa bao giờ xảy ra tình trạng những đảng viên bình thường vì khơng bầu cho người có quyền thế khơng xứng đáng mà bị gây phiền nhiễu.
Nguyên tắc tổ chức cơ bản đó khi vận dụng vào từng hoạt động cụ thể, từ việc kết nạp đảng viên, thảo luận và quyết định công việc của Đảng, phân công
48 công tác trong các cấp uỷ, xét kỷ luật đảng viên... đều chuyển thành các nguyên tắc cụ thể, không cho phép bất cứ cá nhân nào thao túng để mưu tính lợi riêng. Muốn xin vào Đảng, dù là ai, nếu khơng được tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở tín nhiệm, thừa nhận là cảm tình Đảng, có trình độ giác ngộ nhất định, có phẩm chất và năng lực, được ban chấp hành các đoàn thể và đảng viên cũ giới thiệu thì có "thần thế" đến đâu cũng không ép được cả một chi bộ biểu quyết đồng ý kết nạp vào Đảng. Thảo luận cơng việc thì hồn tồn tự do, khơng ai cấm ai được nói hết ý của mình nhưng khi biểu quyết thì thiểu số phải phục tùng đa số, có biên bản ghi chép và được đọc lại cho toàn chi bộ nghe rõ. Ai cần bảo lưu ý kiến được ghi vào biên bản, báo cáo cấp trên xem xét. Nguyên tắc "tập trung dân chủ" không cho phép bất cứ đảng viên nào được nói và làm trái nghị quyết chung. Khi cấp uỷ bàn bạc để triển khai nghị quyết của Đảng bộ thì phải thực hiện "Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách". Khơng ai có quyền "xơng" vào lĩnh vực mình khơng được tập thể phân cơng.
Mối quan hệ trong nội bộ Đảng thì cá nhân phải phục tùng tổ chức, cấp dưới phải phục tùng cấp trên, địa phương phải phục tùng Trung ương, toàn Đảng phải phục tùng đại hội. Giữa 2 nhiệm kỳ đại hội là cấp uỷ từng cấp do Đại hội bầu ra... Do từng đảng viên được giáo dục điều lệ, hiểu rõ từng phần của nguyên tắc tổ chức cơ bản, những đảng bộ giữ vững nguyên tắc tổ chức thường rất ít khi phát sinh các vấn đề phức tạp. Khi xảy ra hiện tượng đột xuất mà giải quyết đúng nguyên tắc tổ chức đều khơng gây nên hậu quả gì nghiêm trọng. Qua màng lưới sàng lọc đó, khơng một thiên hướng cơ hội chủ nghĩa nào có thể đứng vững. Đó là thực tiễn mà tác giả đã tự thân trải nghiệm trong suốt 65 năm sinh hoạt Đảng đều đặn, qua rất nhiều đảng bộ từ dân sự đến quân sự, ở nhiều cấp bộ, vùng miền, không phải là lý thuyết.
3.2. Vì sao các Đảng Cộng sản lấy nguyên tắc tập trung, dân chủ là nguyên tắc cơ bản
49 + Một là, từ bản chất giai cấp công nhân của ĐCS.
Đ là đội tiên phong, lãnh tụ chính trị của giai cấp cơng nhân, địi hỏi Đ phải hết sức có tổ chức, phải là đội ngũ có tổ chức và là hình thức tổ chức chặt chẽ nhất của giai cấp công nhân; Đ phải là khối đồn kết thống nhất về chính trị, tư tưởng và tổ chức, làm cho Đ có hàng triệu người nhưng khi tiến đánh thì chỉ như một người. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây dựng Đ và hoạt động lãnh đạo của Đ là điều kiện đảm bảo sự thống nhất ý chí, thống nhất hành động của toàn Đ, đồng thời đảm bảo phát huy sáng kiến và tính tích cực sáng tạo của mọi tổ chức Đ và mọi Đ viên.
Mặt khác, Đ là liên minh tự nguyện của những người công nhân ưu tú và những người lao động cùng chung chí hướng cộng sản, phấn đấu xây dựng nền dân chủ XHCN. Do đó, Đ phải được tổ chức và hoạt động theo lối dân chủ mới phù hợp với bản chất giai cấp cơng nhân và mục đích của Đ.
+ Hai là, từ yêu cầu nhiệm vụ lịch sử của ĐCS.
Nhiệm vụ của ĐCS là lãnh đạo cuộc đấu tranh xóa bỏ áp bức, bóc lột, bất cơng, xây dựng CNXH và tiến tới chủ nghĩa cộng sản. Nhiệm vụ vĩ đại đó rất gay go, phức tạp, quyết liệt, lâu dài, đòi hỏi Đ phải tổ chức theo lối dân chủ để phát huy mọi tiềm năng trí tuệ, lực lượng của Đ viên và các tổ chức trong toàn Đ, lại vừa phải tổ chức theo lối tập trung, có tổ chức chặt chẽ, thống nhất, kỷ luật nghiêm minh mới đủ sức hoàn thành nhiệm vụ lịch sử đó.
+ Ba là, từ kinh nghiệm lịch sử của phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và hoạt động thực tiến của ĐCS.
ĐCS có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo giai cấp công nhân và nhân dân đấu tranh giành chính quyền, xây dựng CNXH, cuối cùng đi đến giải phóng con người nói chung, thực hiện xã hội cộng sản văn minh.
Để thực hiện được mục đích cao cả ấy, Đ phải có sự nhất trí cao, thống nhất tư tưởng và hành động. Đ phải là một tổ chức đoàn kết chặt chẽ, thống nhất ý chí,
50 thống nhất hành động, thống nhất kỷ luật. Do đó, Đ phải được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Trong tình hình đấu tranh tư tưởng – chính trị hiện nay, sự đoàn kết thống nhất tư tưởng và hành động của Đ, của giai cấp cơng nhân và tồn dan tộc lại càng đặc biệt quan trọng và cấp thiết. Sự đoàn kết thống nhất thực sự của Đ là thành trì vững chắc để ngăn ngừa và khắc phục chủ nghĩa cơ hội dưới mọi màu sắc, làm thất bại mọi mưu đồ chia rẽ, phá vỡ sự thống nhất của Đ, hịng xóa bỏ Đ, xóa bỏ CNXH.
Kinh nghiệm thực tiễn hoạt động của Đ trước đây và hiện nay đã cung cấp cho mỗi ĐCS và cơng nhân, mỗi Đ viên cộng sản chân chính những bài học quý báu: mọi thành công hoặc thất bại trong cuộc đấu tranh để xây dựng tổ chức Đ, thực hiện mục đích của Đ, đều tùy thuộc vào nhận thức và hành động đúng hay không đúng nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức, sinh hoạt và hoạt động lãnh đạo của Đ. Đ nào vi phạm hoặc xa rời nguyên tắc tập trung dân chủ đều dẫn đến giảm sút sức chiến đấu, phân liệt, thậm chí tan rã. Bảo vệ và kiên trì ngun tắc tập trung dân chủ trong xây dựng tổ chức và hoạt động của Đ luôn luôn là nhiệm vụ sống cịn của Đ, khơng thể coi nhẹ.
- Tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức xương sống rất ưu việt của đảng cộng sản. Tập trung dân chủ là một "pháp bảo" về “tổ chức chính đảng kiểu mới
của giai cấp công nhân”, tổng kết từ lịch sử đấu tranh gian khổ của phong trào XHCN trên toàn thế giới.
Phát huy tính ưu việt của nguyên tắc tổ chức cơ bản, khắc phục những nhận thức sai lầm trong quá trình thực hiện nguyên tắc “tập trung dân chủ"
"Tập trung dân chủ" là nguyên tắc tổ chức cơ bản của đảng cộng sản nhằm thống nhất ý chí, thống nhất hành động của từng đảng bộ cho tới toàn thể đảng viên vào cấp uỷ cùng cấp đã được dân chủ bầu cử giữa 2 kỳ đại hội. Nguyên tắc tổ chức cơ bản đó kéo theo hàng loạt nguyên tắc cụ thể trong từng bước hoạt động thành một chỉnh thể được thi hành đồng bộ, bỏ qua bước này sẽ lập tức tác động tới bước khác.
51 Thực tiễn hoạt động chính trị chứng minh rằng do xuất xứ và quá trình phát triển khác nhau, giữa các đảng viên cộng sản, để đạt được sự thống nhất về quan điểm, lập trường, thái độ ứng xử với mọi đối tượng và đối tác của cách mạng không bao giờ là việc giản đơn. Điều đó khơng tuỳ thuộc vào mối quan hệ tình