:Cấu tạo phim chụp ảnh bức xạ

Một phần của tài liệu [Đồ án] Ứng dụng phương pháp chụp ảnh phóng xạ nhằm xác định độ an mòn các ống công nghệ của nhà máy công nghiệp (Trang 30 - 33)

Cấu tạo phim chụp bức xạ: 1 – Lớp nền (175÷200 μm) ; 2 – Lớp nhũ tương (10ữ15 àm) ; 3 Lp bo vệ (1µm) ; 4 – Lớp dính kết

Phim chụp ảnh bức xạ gồm có :

- Lớp nhũ tương: Lớp nhũ tương được phủ trên 2 mặt của lớp nền Lớp nhũ tương là các hạt tinh thể muối AgBr rất mịn thêm một lượng nhỏ iodide bạc phân bố đều trong lớp gelatine và chất dính kết. Mỗi hạt tinh thể gồm 2 ÷100 phân tử AgBr. Lớp nhũ tương này phản ứng với bức xạ truyền qua vật kiểm làm thay đổi thơng số. Đây chính là lớp quan trọng nhất của film, tạo ảnh khi chụp. Ngoài ra film có khả năng liên kết ghi nhận dịng bức xạ thấp sau thời gian chiếu khá lâu trong dải năng lượng rộng.

- Lớp bảo vệ: Lớp bảo vệ là lớp gelatine mỏng, được làm cứng để bảo vệ lớp nhũ tương bên trong.

Phim chụp ảnh phóng xạ được sản xuất bởi rất nhiều hãng khác nhau nhằm đáp ứng được những yêu cầu rất đa dạng. Mỗi loại phim được thiết kế để đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật nhất định và chúng được chỉ định bởi các tình huống kiểm tra như: Mẫu kiểm tra, loại bức xạ được sử dụng, năng lượng của bức xạ, cường độ của bức xạ và mức độ kiểm tra u cầu. Khơng một loại phim nào có khả năng đáp ứng được tất cả những yêu cầu đặt ra cùng một lúc. Do đó, các cơng ty sản xuất ra những loại phim khác nhau và tất cả các loại phim này đều có những đặc trưng khác nhau , việc lựa chọn phim là quá trình kết hợp giữa kỹ thuật chụp ảnh phóng xạ và phim để đạt được kết quả mong muốn. Những hệ số phim phải xét đến khi lựa chọn phim đó là: tốc độ, độ tương phản, dải bề dày thay đổi rộng, và độ hạt. Bốn hệ số này có quan hệ mật thiết với nhau; bất kì một hệ số nào cũng là một hàm gần đúng của ba hệ số kia. Những loại phim có kích thước hạt lớn thì có tốc độ cao hơn so với phim có kích thước hạt mịn hơn và có tốc độ chậm hơn so với những loại phim có độ tương phản thấp.

b) Nguyên lý ghi nhận tia X trên phim

Giống như ánh sáng nhìn thấy, những tia X và tia gamma gây nên hiệu ứng thay đổi quang hóa trong nhũ tương tạo nên những hình ảnh “tiềm tàng” trên phim. Nhũ tương của phim chứa những tinh thể Bromide bạc rất nhỏ. Dưới tác động của bức xạ với năng lượng hν, một ion âm Br- giải phóng một điện tử để trở về trạng thái trung hòa, quá trình này có thể tóm tắt như sau:

Br- + hγ → Br + e-

Điện tử được giải phóng sẽ tác động với ion Ag+ theo phản ứng: Ag+ + e- → Ag

Và cả hai quá trình trên gộp lại:

Ag+ + Br- → Ag + Br

Các nguyên tử Bromide trung hòa rời khỏi các tinh thể AgBr, các nguyên tử bạc tự do đọng lại. Trong quá trình hiện ảnh, ảnh “tiềm tàng“ trở thành nhìn thấy được. Cơng cụ được sử dụng để ghi nhận ảnh theo cơ chế nêu trên trong chụp ảnh phóng xạ cơng nghiệp là phim tia X.

1.3.2. Kỹ thuật chụp ảnh phóng xạ số [5,8]

1.3.2.1. Phim trong chụp ảnh phóng xạ số( Tấm IP) a) Cấu tạo

Tấm IP được phủ 1 lớp hóa chất là hỗn hợp của 3 loại bari fluorohalides khác nhau được pha tạp europi: BaFI: Eu 2+, BaFCl: Eu 2+, và BaFBr: Eu 2+

Một phần của tài liệu [Đồ án] Ứng dụng phương pháp chụp ảnh phóng xạ nhằm xác định độ an mòn các ống công nghệ của nhà máy công nghiệp (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w