lý phim để đạt được giá trị độ đen nào đó (ví dụ D = 2,0) đối với từng loại phim cụ thể. Một giản đồ chiếu thường được xây dựng cho một máy phát tia X hoặc một nguồn gamma đối với một loại vật liệu cụ thể, các phương pháp chuẩn bị giản đồ cũng khác nhau.
Khi xây dựng giản đồ chiếu phải ghi chú rõ những thông tin cần thiết như: Loại máy, loại phim, độ đen phim, quy trình xử lý phim (loại thuốc hiện, thời gian hiện, nhiệt độ của thuốc hiện), loại vật liệu, loại màng tăng cường (nếu có), khoảng cách từ nguồn tới phim
Hình 1.22 Là giản đồ chiếu cho máy phát tia X,SMART-300 dùng cho chụp vật liệu thép ở các giá trị cao áp khác nhau.
Một trong những phương pháp xây dựng giản đồ chiếu đó là phương pháp sử dụng một nêm dạng bậc làm từ vật liệu cần thiết ứng dụng trong thực tế, nêm có dải bề dày phù hợp với từng loại tia X hoặc gamma. Ví dụ: Đối với loại tia X 150kV một nêm bằng thép với các bậc là 2,0mm và bề dày lớn nhất cỡ 4,0cm là
phù hợp, một nêm dạng bậc bằng nhôm với các bậc dày 5,0mm và bề dày lớn nhất là 8,0mm cũng là phù hợp. Việc chụp ảnh phóng xạ nêm dạng bậc bằng thép được tiến hành ở những vùng khác nhau của các đường trên giản đồ liều chiếu phải được lựa chọn phù hợp để thu được phổ độ đen đầy đủ trên ảnh phóng xạ và việc tráng rửa phim phải nghiêm khắc tuân theo quy trình chuẩn mới thu được giản đồ chiếu chính xác.
Ở đây, việc đo độ đen của những bậc khác nhau được thực hiện trên máy đo độ đen và được xếp theo các bề dày bậc tương ứng. Mỗi giá trị cao áp sẽ ghi kết quả vào một bảng. Các liều chiếu được vẽ theo từng bề dày tương ứng với mỗi giá trị cao áp để thu được một đường giản đồ chiếu. Tập hợp tất cả các đường giản đồ ở các giá trị cao áp khác nhau sẽ thu được một giản đồ chiếu tổng thể với một loại vật liệu cho từng máy phát tia X hoặc nguồn gamma cụ thể.
Dải liều chiếu là giá trị liều chiếu cần thiết để phim chụp đạt được độ đen nằm trong dải chấp nhận, ví dụ trong chụp ảnh phóng xạ cơng nghiệp một ảnh tốt có dải độ đen là 1,5 đến 3,3 và có thể thay đổi (chẳng hạn 1,7 đến 3,5) tùy thuộc vào độ sáng của đèn đọc phim. Một liều chiếu để ảnh chụp có độ đen thấp hơn 1,5 gọi là một liều chiếu không đủ ngược lại liều chiếu cho độ đen cao hơn 3,3 gọi là chiếu quá liều.
1.3.4.4. An toàn bức xạ [1]
Sự nguy hiểm của bức xạ khi các nhân viên vận hành chiếu xạ trong quá trình chụp ảnh phóng xạ có thể gây nguy hại cho các mơ của cơ thể. Do đó nó địi hỏi sự hiểu biết về an tồn phóng xạ, sự vận hành chính xác và thái độ nghiêm túc cao của nhân viên trong q trình làm việc. Mục đích cơ bản về hiểu biết an toàn bức xạ là đảm bảo an toàn cho bản thân, những người xung quanh và duy trì sức khỏe cho nhân viên sau khi làm việc.
Giới hạn sự chiếu xạ
Dựa vào những nghiên cứu khác nhau, Ủy ban quốc tế về bảo vệ chống bức xạ đã đưa ra các yêu cầu sau:
Chỉ được tiếp xúc với bức xạ khi cần thiết.
Giảm liều chiếu tới mức thấp nhất có thể chấp nhận được.
Liều giới hạn cho nhân viên bức xạ (trong trường hợp bình thường): Liều hiệu dụng trong 1 năm (lấy trung bình trong 5 năm liên tiếp) khơng vượt q 20mSv, trong từng năm riêng lẻ khơng vượt q 50mSv; điều này có nghĩa là liều hiệu dụng cho từng giờ làm việc có tiếp xúc với nguồn của nhân viên bức xạ là 10μSv/h;liều tương đương đối với thủy tinh thể của mắt không vượt quá 150mSv/ năm; liều tương đương đối với tay, chân và da không vượt quá 500mSv/ năm.
Liều giới hạn cho nhân viên bức xạ trong trường hợp khắc phục tai nạn sự cố (ngoại trừ hành động cứu mạng): Dưới 2 lần mức liều giới hạn năm (dưới 40mSv).
Liều giới hạn cho nhân viên bức xạ trong trường hợp khắc phục tai nạn sự cố (tính đến hành động cứu mạng): Dưới 10 lần mức liều giới hạn năm (dưới 200mSv), có thể nhận liều xấp xỉ hoặc vượt quá 10 lần mức liều giới hạn năm ( ≥200mSv) nhưng chỉ áp dụng nếu lợi ích đem lại cho người khác lớn hơn hẳn so với nguy hiểm riêng của chính mình.
Liều giới hạn đối với người học viên trẻ và sinh viên (từ 16 đến 18 tuổi): Liều hiệu dụng là 6mSv/ năm; liều tương đương đối với thủy tinh thể của mắt là 50mSv/ năm; liều tương đương đối với tay, chân và da: 150mSv/ năm.
Liều giới hạn đối với dân chúng: Liều hiệu dụng là 1mSv/ năm; liều tương đương đối với thủy tinh thể của mắt là 15mSv/ năm; liều tương đương đối với da
lớn là 5mSv và trẻ em là 1mSv trong suốt thời kỳ bệnh nhân làm xét nghiệm hoặc điều trị.
Liều tương đương cá nhân khi có sự cố: Có thể cho phép chịu tới 2 lần liều trong một vụ việc nhưng sau đó phải giảm liều sao cho sau 5 năm tổng liều tích lũy lại phù hợp với cơng thức D = 20*(N - 18); trong đó D là liều chiếu tính bằng mSv, N là tuổi tính bằng năm.
a) Các ph ươ ng pháp ki ểm soát sự chiếu xạ
Khi chụp ảnh phương pháp kiểm sốt sự chiếu xạ là một u cầu khơng thể bỏ qua và sau đây là 3 cách cơ bản :
• Thời gian: Khơng ở gần nguồn bức xạ lâu hơn một chút nào nếu không cần thiết. Giảm thời gian tiếp xúc bằng cách thao tác chính xác, đúng quy trình kỹ thuật, tn thủ quy tắc an tồn.
• Khoảng cách: Ở khoảng cách xa nguồn nhất có thể được. Sự suy giảm cường độ bức xạ tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách nên khi lắp đặt thiết bị và thủ tục vận hành phải tính đến thơng số này.
• Sự che chắn bảo vệ: Một phương pháp quan trọng để giảm liều là đặt tấm chắn bảo vệ giữa nguồn và người vận hành. Dùng vật liệu có mật độ khối cao để che chắn tia X và gamma như sắt, chì, bêtơng hay uran nghèo v.v..
b) Kiểm soát bức xạ
Kiểm soát bức xạ là cần thiết nhằm tránh rủi ro bao gồm: Kiểm tra khu vực thực nghiệm và đo liều cá nhân. Kiểm tra khu vực có thể bằng các máy đo lắp đặt trước hay máy đo liều xách tay. Kiểm tra liều cá nhân bằng cách đo liều nhận được trong suốt thời gian tiến hành công việc.
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM
2.1 Thiết kế và chế tạo mẫu đối chứng
Mẫu đối chứng là ống thép có bề dày thay đổi , được khoan các lỗ và có đường kính ngồi là 140 mm theo bảng 2.1
Bảng2.1: Mô tả mẫu đối chứng Bậc Chiều dày một thành (mm) Đường kính lỗ (mm) Chiều sâu lỗ 20% (mm) Chiều sâu lỗ 5% (mm) OH0 24.0 9.4 4.8 1.20 OH1 21.5 8.6 4.3 1.08 OH2 19.5 7.4 3.7 0.93 OH3 16.0 6.4 3.2 0.80 OH4 13.0 5.2 2.6 0.65 OH5 10.0 4.0 2.0 0.50 OH6 7.5 3.0 1.5 0.38 OH7 5.0 2.0 1.0 0.25
Chi tiết xem 2.1
2.2 Các thiết bị bố trí trong thực nghiệm 2.2.1 Máy phát tia X
Phần thực nghiệm sử dụng máy phát tia X Smart-300 do Xylon của Đức sản xuất:
Nguồn nuôi 220V,50Hz
Cao áp ống phóng:100 – 300kV Dòng phát tối ưu:3mA